Bài viết của một học viên ở Hàn Quốc

[MINH HUỆ 8-10-2015]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

1. Đắc Pháp không dễ dàng

Tôi là giáo viên du lịch ở trường Đại học Kyungpook, thành phố Yeongju. Năm 2009, ở trường có thêm 16 giáo viên mới, trong đó có một vị là học viên Pháp Luân Công. Vị đó nhiệt tình giới thiệu Pháp Luân Công cho các đồng nghiệp, chỉ có tôi là bị lờ đi. Cho đến một ngày vào tháng 5 năm 2015, chúng tôi làm việc xong thì cùng lên xe đi về nhà. Trước khi xuống xe cô ấy tiện tay đưa cho tôi một cuốn sách có bìa màu xanh, là cuốn “Chuyển Pháp Luân”.

Sau khi về nhà tôi bắt đầu đọc, nhưng đọc chưa được 10 trang thì gập sách lại. Bởi vì đọc không hiểu bên trong viết gì, không làm sao mà đọc tiếp được nữa. Ngày hôm sau, sau khi tan sở, ngồi trên xe, tôi hỏi cô ấy: “Người khác đọc xong cuốn sách đó đều có phản ứng nào đó đúng không? Không hiểu sao tôi không thể đọc được, thậm chí không hết được năm trang, hoàn toàn không hiểu gì cả.” Cô ấy nghe xong cũng không nói gì cả. Sau khi về nhà tôi lại thử đọc. Nhưng lại giống như lần trước vẫn không đọc tiếp được, không còn cách nào khác tôi gọi điện thoại cho cô ấy. Tôi nói: “Tôi rất muốn đọc, nhưng vẫn không được.” Dù lúc ấy đã rất muộn rồi, nhưng cô ấy vẫn mang một cuốn sách khác đến nhà tôi, cô ấy nói với tôi: “Chị ơi, vậy thì chị thử đọc cuốn “Tinh Tấn Yếu Chỉ” này trước đi.” Sau khi cô ấy rời đi, tôi bắt đầu đọc “Tinh Tấn Yếu Chỉ”. Tôi đọc chầm chậm từng trang từng trang một, có chỗ thì hiểu ý, có chỗ thì không hiểu, đọc một mạch đến tận đêm mới đọc hết. Nằm trên giường, tôi hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi là trong đời này từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mình có gì sai. Bất kể là việc gì thì mình đều đúng, còn đối phương là sai, mà đêm đó là lần đầu tiên tôi xét lại bản thân mình.

Ngày hôm sau tôi gọi điện cho cô ấy, hỏi cô ấy làm thế nào để đọc hết được cuốn “Chuyển Pháp Luân”? Cô ấy kiến nghị là tôi nên nghe hết chín bài giảng Pháp của Sư phụ trong máy Mp3 trước. Sau đó mỗi ngày tôi đều nghe phần giảng pháp chín ngày của Sư phụ, và cũng bắt đầu học Pháp. Tôi phải mất một tháng mới đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Con đường tu luyện của tôi bắt đầu đã khó khăn như vậy.

2. Hướng nội tìm khi gặp mâu thuẫn

Con trai tôi từ nhỏ đã thật thà và vụng về hơn những đứa trẻ khác, do vậy tôi thường nổi giận hoặc quở trách nó. Lâu nay, tôi vẫn đối đãi với con như vậy, mà nó cũng luôn là nỗi đau trong lòng tôi. Nỗi thống khổ này là từ đâu vậy? Sau khi đắc Pháp, tôi tìm nguyên nhân ở bản thân mình, kết quả phát hiện là tôi có kỳ vọng quá cao đối với con trai dẫn đến thái độ không tốt, do vậy nghiệp lực sản sinh ra khiến tôi và con trai rơi vào thống khổ. Khi tôi ngộ được rằng vấn đề gì cũng là ở trong tâm tôi, thì kỳ tích phát sinh! Đứa con trai vốn bị tôi coi là kém cỏi ấy, tham gia vào các cuộc thi khó đều liên tục vượt qua.

Sư phụ giảng:

“Có người nói: ‘Nhẫn đến như thế khó làm lắm, tính tôi vốn nóng nảy’. Nóng tính thì phải sửa; người luyện công nhất định phải Nhẫn. Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt. Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Trước khi tôi đắc Pháp thì vẫn luôn oánh trách cha mẹ, chồng con rằng đã làm tôi khổ, quan hệ với một số đồng nghiệp cũng rất căng thẳng. Nhưng sau khi đắc Pháp rồi biết rằng đều là do nghiệp lực của tôi tạo thành. Để thoát khỏi nghiệp lực, trong hơn một năm, tôi không ngừng học Pháp trong nước mắt, đề cao tâm tính trong Pháp. Cô gái trẻ hồng Pháp cho tôi vẫn luôn cho tôi biết tính trọng yếu của việc tham gia học Pháp tập thể, nhưng lúc đó tôi chưa có chuẩn bị tinh thần. Sau này thông qua hướng nội tìm và tu luyện tâm tính, lại không ngừng giao lưu với cô ấy, vứt bỏ các chấp trước lớn nhỏ khác nhau, tôi mới dần dần bắt đầu tham gia học Pháp tập thể.

Cho dù như vậy, tôi vẫn chưa kiên trì được trong thời gian dài. Bởi vì con gái tôi sinh ra một cặp song sinh, nên tôi đi chăm sóc hai đứa cháu ngoại, do vậy có một thời gian không tinh tấn. Cho đến mùa xuân năm 2014 mới quay lại tu luyện, bắt đầu tinh tấn học Pháp. Nhưng cho dù cô ấy khuyên tôi thế nào tôi vẫn cứ kiên trì việc ở nhà luyện công học Pháp một mình.

3. Sau khi tham gia Pháp hội Đài Loan thì dần dần tinh tấn. Người nhà dần dần bước vào tu luyện

Năm 2014, cô ấy hỏi tôi có muốn tham gia Pháp hội Đài Loan không. Tôi rất muốn đi, do đó đã nói với chồng. Nhưng tôi lại đột nhiên cảm thấy rằng những gì sắp phải vượt qua là rất lạ lẫm, lại càng tự ti là trong tu luyện có rất nhiều thiếu sót. Tôi nghĩ: Tôi mới bắt đầu luyện công, các bài giảng Pháp các nơi của Sư phụ vẫn chưa đọc hết, tham gia Pháp hội chẳng phải là không biết mình đang ở đâu hay sao? Cứ tự trách ngược xuôi như vậy, khi cứ mãi do dự có nên tham dự Pháp hội Đài Loan không, thì cô ấy động viên tôi nói: “Chị à, bước lên phía trước một bước chính là tu luyện, chị cứ coi như đây là bước về phía trước một bước đi, chúng mình cùng đi nhé.” Lời của cô ấy đã cho tôi dũng khí, thế là cuối cùng tôi cũng tham gia Pháp hội Đài Loan, lần đầu tiên tham gia vào hoạt động xếp chữ, cũng là lần đầu tiên nghe được các học viên phát biểu tâm đắc thể hội. Cuộc hành trình 3 ngày 4 đêm kết thúc, vào hội giao lưu toàn thể được cử hành trước khi về nước một ngày, tôi phát biểu về thể hội của mình trong lần đầu tiên tham gia Pháp hội Đài Loan. Tôi nói: “Tôi là một người mới bắt đầu con đường tu luyện, cho dù tôi có chết cũng không bỏ việc học Pháp của Sư phụ, từ nay về sau tôi sẽ không lười biếng nữa, sẽ trở thành một học viên tinh tấn hơn nữa.”

Trước mặt các đồng tu tôi công khai tuyên bố rằng sẽ trở thành một học viên tinh tấn, do vậy sau khi về nhà thì quyết định đầu tiên là đến điểm luyện công ngoài trời đề luyện công. Tôi vốn dĩ là luyện một mình ở nhà, nhưng lần này như thể có một âm thanh nói với tôi một cách nghiêm khắc rằng nhất định phải ra ngoài luyện công, tôi cầu xin một cách thống khổ trong nước mắt: “Vì sao không thể luyện công trong nhà?” Âm thanh kia nói: “Ngươi nói rõ là muốn làm một học viên tinh tấn, thế thì phải bước ra!” Tôi vẫn không có nguyện ý bước ra, âm thanh kia lại nói với tôi một cách nghiêm khắc. Sau đó tôi phân tích cẩn thận rằng nguyên nhân gì mà khiến tôi không muốn ra ngoài luyện công? Kết quả biết rằng tôi không có đủ chính tín với Pháp, cái tâm tự trọng quá đáng của tôi chỉ sợ người khác biết mình luyện công. Ngày thứ ba sau khi trở về từ Pháp hội Đài Loan, sau khi vứt bỏ cái tâm ấy, tôi mới tự lái xe đến điểm luyện công. Hôm đó trời chạng vạng tối, không khí bắt đầu lạnh trở lại, chồng tôi thấy tôi muốn ra ngoài luyện công, bèn khuyên tôi không nên đi. Tôi nói với anh ấy: “Trước đây em vẫn cho rằng em đối xử với anh rất tốt, có vấn đề thì đều là lỗi của anh, hiện tại mới biết rằng là do nghiệp lực em tạo thành mới khiến anh thống khổ, cũng khiến con khổ. Đều là em không tốt, hiện giờ em xem xét lại bản thân và bắt đầu làm tốt. Em nợ anh nhiều quá, xin anh tha lỗi.”

Tối hôm đó tôi trở về từ lần đầu tiên đến điểm luyện công, tôi và chồng tôi tâm sự suốt đêm trong nước mắt, những nút thắt trong tâm chúng tôi đều được giải khai. Hôm sau tôi ở nhà đúng lúc chuẩn bị mở sách ra học Pháp, thì chồng tôi cũng lấy cuốn “Chuyển Pháp Luân” đến đọc cùng tôi. Con trai tôi cũng bắt đầu học Pháp, trước đây nó từng hỏi tôi một cách phản cảm: “Vì sao lại phải đọc quyển sách này?” Sau khi tôi ngộ ra được cái sai của mình, thì người nhà cũng từng bước vào tu luyện Đại Pháp. Đứa con gái đã lấy chồng của tôi vẫn có một số quan niệm không tốt, nhưng sau khi nó xem bài giảng Pháp chín ngày với tôi, thì với sự từ bi của Sư Phụ, nó đã vứt bỏ quan niệm đó, cũng bước vào tu luyện Đại Pháp. Từ khi tham gia Pháp hội Đài Loan trở về, thuận theo việc tôi có cải biến lớn, mà người nhà cũng lần lượt đắc Pháp, cũng bước trên con đường tu luyện.

4. Tu bỏ tâm hiển thị

Thuận theo việc nhận thức được Pháp lý và tiếp tục tu luyện, tôi cũng thấy đồng tu giới thiệu Đại Pháp cho tôi không thường xuyên tham gia vào các hoạt động chứng thực Pháp trong địa phương chúng tôi, mà chạy khắp nơi trên cả nước để tìm đồng tu giao lưu các vấn đề. Việc này khiến tôi có cách nhìn khác đối với cô ấy, sau đó thì tôi nhìn cô ấy không thuận mắt nữa. Trong tâm tôi cũng vì vậy mà không bình tĩnh, tôi biết đây là một tâm rất không tốt, do vậy muốn nỗ lực vứt bỏ nó, nhưng làm thì rất khó.

Tôi học Pháp một cách cẩn thận hơn nữa, ép tất cả các tư tưởng khó chịu xuống. Chính vào lúc đó, đợt tập huấn của công ty bắt đầu. Tôi không muốn đi cùng với cô ấy, vì để tránh mặt cô ấy, tôi đổi sang một đợt tập huấn khác. Nhưng Sư phụ không cho phép tôi như vậy, cô ấy cũng vì đồng nghiệp khác mà đổi đợt tập huấn, cuối cùng thì lại tập huấn cùng một ngày với tôi. Tệ hơn nữa là chúng tôi lại ở cùng một phòng, lần này thì tôi không tránh được nữa rồi. Những tư tưởng mà tôi ép xuống trước đây, lúc mất đi lý tính, cứ liên tục nổi lên. Buổi tối hôm đó, tôi và đồng tu ấy giao lưu suốt đêm, cuối cùng ngộ được rằng đó là do tâm hiển thị của tôi dẫn khởi, cái khó chịu của tôi trước đây cũng là để vứt bỏ tâm hiển thị. Đồng tu ấy quả không hổ là học viên lâu năm, trong khi giao lưu với tôi, dù nghe phải một số câu trái tai nhưng cũng không động tâm, chỉ là thản nhiên cổ vũ tôi cùng nhau tinh tấn.

5. Tu luyện tâm tính tại chỗ ở của con gái

Bởi vì hai đứa con đều chuẩn bị tham gia kỳ thi chuyên ngành, nên tôi đến nhà của con gái ở thành phố Anyang và ở lại đó một thời gian. Vào năm 2015 trước khi Thần Vận diễn xuất, tôi nghĩ đến đồng tu ấy ở quê nhà Yeongju vất vả quảng bá diễn xuất cho Thần Vận, nên đã dành thời gian đến Yeongju cùng làm áp phích, và còn đến khắp nơi để quảng bá.

Hôm đó, làm xong trên đường về nhà, đồng tu ấy hỏi tôi: “Ở Daegu có hội giao lưu Thần Vận, chị có muốn đến tham gia cùng không? Sau đó về nhà con gái?” Tôi nói muốn đi cùng. Đó là lần đầu tiên tôi đến Daegu tham gia học Pháp tập thể và giao lưu. Hôm đó sau khi lần đầu tiên tôi bái lạy Pháp tượng của Sư phụ, quyết tâm từ nay cần phải tinh tấn hơn nữa. Trong hội giao lưu tôi thấy các học viên hình thành chỉnh thể, toàn tâm toàn lực nỗ lực quảng bá Thần Vận, tôi học được và cảm nhận được rất nhiều thứ.

Sau khi hội giao lưu ở Daegu kết thúc, tôi chuẩn bị quay về Anyang, trước khi về thì đồng tu dặn đi dặn lại: “Ở nhà con gái nhất định không được quên học Pháp và luyện công một cách thực chất, cũng nhất định phải tham gia học Pháp tập thể, như vậy mới có thể tránh việc bị đào thải trên con đường tu luyện”. Tôi nhớ kỹ lời dặn dò của đồng tu. Nhưng khi ở trên xe buýt, tôi vẫn do dự, trong tâm nghĩ rằng ở một nơi mà không có một người quen nào mà tham gia học Pháp tập thể thì vẫn là có áp lực không nhỏ. Tôi cầu Sư phụ gia trì cho tôi vứt bỏ cách nghĩ không chính đó, đi tham gia học Pháp tập thể. Khi xe buýt đến gần Anyang, tôi mới lấy được dũng khí gọi điện thoại hỏi về điểm luyện công và thời gian luyện công ở địa phương. 4 giờ sáng ngày hôm sau, tôi và hai đứa con cùng đi đến điểm luyện công ở Anyang để luyện công. Đối với người khác thì không có gì khó. Còn với tôi thì khó khăn như vậy đấy.

Ở Anyang tôi bắt đầu luyện công, ma luyện tâm tính cũng theo đó mà đến. Mỗi ngày dậy sớm quả là không dễ, thêm vào đó tôi dùng quan niệm của người thường cho rằng mình là người nơi khác đến, do vậy trong tâm rất không thoải mái, thường thường thấy khó chịu chỉ vì một câu nói, một ánh mắt nhìn của người khác. Tôi chẳng hề nghĩ rằng đó là vì tu luyện tâm tính của tôi mà an bài. Có một học viên thấy được vẻ căng thẳng của tôi, thậm chí nói tôi “luyện công như đánh võ”. Tôi càng ngày càng cảm thấy rằng đến điểm luyện công rất mệt, nhưng vì tu luyện mà kiên trì đến luyện công. Trong khi học Pháp tập thể, mặc dù tôi không biết tiếng Trung, nhưng tôi rất thích nghe các đồng tu người Hoa đọc Pháp tiếng Trung, đây là một điều bất ngờ ngoài dự đoán.

Có một lần, một vị học viên lâu năm chỉ ra rằng, trong khi học Pháp tập thể thì cần dùng tâm thái gì, cần giao lưu như thế nào. Tôi cảm thấy lời của bà ấy rất không từ bi, cảm thấy phản cảm trong tâm. Không ngờ một, hai tháng sau, tôi phát hiện ra rằng trong lời nói của tôi cũng có thái độ bất hảo như vậy. Tôi ngộ được rằng điều mà đối phương biểu hiện ra chính là vấn đề của bản thân, do vậy dù cảm thấy khó chịu trong lòng cũng không phản cảm đối phương nữa. Sau đó tôi có thể cùng với các học viên địa phương hình thành chỉnh thể, cùng nhau tham gia các hoạt động giảng chân tướng.

6. Tham dự việc xin chữ ký ủng hộ việc tố cáo Giang Drạch Dân. Trong việc giảng chân tướng không ngừng hướng nội tìm, bước đi một cách ngay chính trên con đường tu luyện

Gần đây tôi và con gái tham dự hoạt động xin chữ ký tố cáo Giang Trạch Dân trên toàn cầu ở một số trạm tàu điện ngầm ở Anyang, như thế trên con đường tu luyện lại bước đi thêm một bước nữa. Tôi thấy các hành khách ở trạm tàu điện tới lui vội vã, không dễ dàng an tâm nghe chúng tôi giảng chân tướng, do vậy tôi liền đến từng cửa hàng ở trạm tàu điện ngầm giảng chân tướng và xin chữ ký của từng người từng người. Con gái tôi xin chữ ký những người đang xếp hàng đợi xe buýt. Như vậy chúng tôi xin được không ít chữ ký, cũng được trải nghiệm niềm vui trong việc tham gia vào tiến trình Chính Pháp. Chúng tôi kiên trì xin chữ ký và hồng Pháp từ sáng đến tối.

Cuối tuần, tôi quay về Yeongju, đi thăm những người có duyên và những người tôi còn nhớ, giảng chân tướng cho họ, xin chữ ký, hồng Pháp. Con gái tôi thấy vậy, hỏi tôi: “Mẹ, mẹ không cảm thấy xấu hổ sao?” Tôi nói: “Có gì mà xấu hổ? Pháp tốt như vậy mà không dám nói cho người khác mới là xấu hổ, cái tâm ấy của con mới khiến mẹ xấu hổ”

Có một lần, đúng vào Chủ nhật, chúng tôi đến trung tâm thành phố Yeongju để xin chữ ký, nhưng rất nhiều cửa hàng đều đóng cửa, trên đường cũng không có mấy người. Đúng lúc chuẩn bị về nhà, lại đột nhiên có mưa rơi, chúng tôi chỉ có thể trú mưa ở một khu chợ. Chúng tôi thấy mưa sắp tạnh nên về nhà, rồi mưa lại bắt đầu rơi tiếp, cứ kỳ quặc như vậy vài lần. Chỉ sau khi chúng tôi xin hết chữ ký ở các cửa hiệu trong khu chợ đó, thì mưa mới dừng, chúng tôi cũng có thể về nhà, đúng là không thể hiểu nổi. Để có thể lấy được nhiều chữ ký hơn trong thời gian ngắn hơn, trên đường về nhà chúng tôi lại đến thư viện. Trời mưa ba tiếng đồng hồ, không khí oi bức liền biến thành mát mẻ, rất nhiều người đều ra ngoài. Cũng có thể Sư phụ biết rằng tôi sẽ chỉ có chút thời gian ngắn ngủ ở lại Yeongju, nên muốn chúng tôi tập trung giảng chân tướng, đã để những người còn ở trong nhà đều ra ngoài để nghe chân tướng. Tôi và còn gái ở đó đã dễ dàng xin được rất nhiều chữ ký.

Chúng tôi giới thiệu cho mọi người Pháp Luân Đại Pháp là gì, giảng đến việc bức hại và tra tấn đối với các học viên Đại Pháp, chân tướng về mổ cắp nội tạng, còn nói nhất định phải tham dự việc khiếu cáo tội phạm Giang Trạch Dân và chấm dứt bức hại v.v. Nghe chân tướng xong, các học sinh lần lượt ký tên. Tôi ở Yeongju, hai dịp cuối tuần đã xin được tới 912 chữ ký.

Gần đây vào mỗi dịp cuối tuần, tôi vẫn tiếp tục ở các trạm xe ở Anyang nỗ lực hết sức xin được nhiều chữ ký hơn nữa. Khi gặp những người biết chân tướng mà không chịu ký tên, tôi cảm thấy rất bi thương. Tôi tự xét bản thân: Có phải là chính niệm của tôi không đủ, mới khiến nhiều chúng sinh mất đi cơ hội như vậy? Khi giảng chân tướng, có phải là chưa khiến cho họ thực sự minh bạch Pháp Luân Công và tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn là gì? Có phải là chưa nói rõ đầy đủ rằng đây là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân tốt đẹp không gì sánh được? Liệu đã khiến cho đối phương thực sự nhận thức được tội ác bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân? Có phải là vì chấp trước vào số lượng chữ ký, mà lơ là đi chất lượng hồng Pháp và giảng chân tướng không?

Tôi nhận thức ra rằng trong khi xin chữ ký, phải hướng nội tìm thiếu sót của bản thân, giữ tâm cho chính, dùng chính niệm giảng chân tướng, mới có nhiều người hơn đến ký tên. Có một số người không biết chân tướng Pháp Luân Công, do vậy chống đối Pháp Luân Công, tôi lại trao cho họ cuốn sách nhỏ về chân tướng một cách thân thiết hơn, muốn chính lại niệm đầu sai trái của họ, hy vọng họ đọc được tờ rơi thì cải biến cách nhìn nhận đối với Pháp Luân Công. Cứ như vậy, mặc dù tôi có rất nhiều chỗ thiết sót, nhưng tôi lại bước đi con đường tu luyện của mình trong khi giảng chân tướng và hồng Pháp.

7. Lời kết

Tôi đắc Pháp, học Pháp một cách thực chất cho đến hôm nay, cảm thấy mỗi bước đi đều không dễ. Kiên trì học Pháp, trong quá trình phát chính niệm, giảng chân tướng, tôi dần dần nhận thức được rằng tất cả mọi thứ xung quanh đều là môi trường tu luyện. Từ hôm nay trở đi tôi sẽ tinh tấn hơn nữa trên con đường mà Sư phụ an bài, nỗ lực trở thành đệ tử chân tu chân chính của Đại Pháp.

Có chỗ nào không phù hợp, xin mọi người từ bi chỉ rõ.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/8/317245.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/18/153289.html

Đăng ngày 24-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share