[MINH HUỆ 31-10-2015] Theo các báo cáo tổng hợp trên Minh Huệ Net, từ cuối tháng 5 đến ngày 22 tháng 10 năm 2015, tổng cộng có 86 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đô Giang Yển, tỉnh Tứ Xuyên đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc vì đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm về những tổn thất to lớn mà họ phải gánh chịu trong chiến dịch đàn áp đó. Các đơn kiện hình sự đã được gửi tới Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên đã thuật lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ khỏe mạnh và mang đến cho họ cái nhìn mới mẻ về cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên, ước mơ được sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn của họ đã bị tan vỡ khi vào năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch toàn quốc nhằm tiêu diệt môn tu luyện này.

Chỉ đơn giản vì không từ bỏ đức tin của mình, họ đã bị bắt, bị giam giữ, tra tấn, nhà của họ bị lục soát còn đồ đạc cá nhân thì bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tịch thu. Người thân của nhiều học viên cũng vì thế mà bị liên lụy, một số người còn bị buộc phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ.

Dưới đây, chúng tôi tóm lược tiểu sử của hai trong số 86 học viên ở Đô Giang Yển đã kiện Giang bởi những gì mà họ phải gánh chịu.

Người chồng bị cảnh sát đầu độc và đã qua đời vào ngày sinh nhật của người vợ

Bà Trần Huệ Quân đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào ngày 11 tháng 5 năm 2015, cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vì đã đầu độc khiến chồng bà tử vong vào năm 2014.

Chồng bà ông Tiêu Chương Hòa xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi uống một lượng lớn trà trong ngày thứ hai bị bắt giữ vào năm 2013. Bệnh viện chẩn đoán ông đã bị ngộ độc thuốc, và bảy tháng sau ông đã qua đời vào đúng ngày sinh của vợ. Ông qua đời ở tuổi 60.

Kể từ khi Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chính quyền địa phương đã coi ông Tiêu là mục tiêu bức hại. Một nhóm đông cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông Tiêu vào ngày 21 tháng 10 năm 2013, và bắt ông đến Trung tâm Tẩy não thị trấn Thiên Mã.

Ngày hôm sau, cảnh sát chuyển ông Tiêu đến Văn phòng Quản lý Tổng hợp của chính quyền thị trấn. Theo lời khai của ông thì cảnh sát đã mang bữa ăn trưa đến cho ông. Vào buổi chiều ngày hôm đó, một nữ nhân viên đã đến và pha trà cho ông. Cô ta vừa nói chuyện vừa thúc ông uông trà.

Vào 5 giờ chiều hôm đó, ông Tiêu đột nhiên không thể nói được và đầu não không thể tập trung. Trong trạng thái mất tự chủ, cảnh sát đã yêu cầu ông phải viết bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông đã vô thức làm theo. Đến ngày thứ ba, cảnh sát tiếp tục mang trà cho ông và ông Tiêu đã trải qua các triệu chứng tương tự. Trong tình trạng như vậy, ông đã lại tiếp tục ký tên vào các bản cam kết theo yêu cầu của cảnh sát.

Sau khi ký các giấy tờ mà cảnh sát yêu cầu, ông Tiêu được phép trở về nhà. Khi ông tỉnh táo trở lại, ông quay trở lại gặp các nhân viên chính quyền và tuyên bố trằng những cam kết và ông ký trước đó là vô hiệu. Ông cũng hỏi họ về những loại thuốc mà cảnh sát đang cho ông uống. Họ chối bỏ rằng họ đã không hề cho ông uống bất kỳ loại thuốc nào cả.

Một tuần sau, ông Tiêu thấy rát cổ họng và bị khàn tiếng. Những mảng lớn màu đỏ xuất hiện khắp cơ thể ông. Bệnh viện thành phố không thể chẩn đoán ra tình trạng của ông nên gia đình đã đưa ông đến Bệnh viện Hoa Tây, bệnh viện tân tiến nhất của tỉnh Tứ Xuyên.

Lúc đầu, bệnh viện chẩn đoán ông Tiêu bị trúng độc. Tuy nhiên sau đó, các chuẩn đoán này lại bị thay đổi khi gia đình ông nói với bệnh viện rằng ông Tiêu là một học viên Pháp Luân Công. Một sự tráo trở kỳ cục, họ chuẩn đoán lại rằng ông bị “sỏi mật.”

Bệnh viên tuyên bố rằng cần phải phẫu thuật để điều trị nhưng rất khó thành công. Họ cũng nói rằng ông Tiêu có thể sẽ tử vong trong hoặc sau ca phẫu thuật.

Các mảng màu đỏ ngày càng lan ra toàn thân ông Tiêu, và ông đã qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 2014.

Bài viết liên quanMột công dân Tứ Xuyên bị mất trí nhớ và tử vong vì uống phải thuốc lá không rõ nguồn gốc

Một phụ nữ kiện Giang Trạch Dân vì bị giam giữ 444 ngày

Bà Lý Hà đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào ngày 9 tháng 6 năm 2015, yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho việc bà bị giam giữ 444 ngày trong trại lao động.

Do không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, bà Lý đã bị tra trấn bằng nhiều phương thức khách nhau trong khi bị giam tại Trại Lao động nữ Nam Mộc Tư. Bà thường bị bắt phải đứng trong thời gian dài, và cũng thường xuyên bị đánh đập. Thêm vào đó, bà Lý cùng các học viên khác bị giam giữ ở đó còn bị những người cai nghiện ma túy giám sát 24/24.

Trong khi bị giam giữ, bà Lý cũng chứng kiến cái chết của một học viên cùng bị giam giữ khác. Theo lời của một số nhân chứng, các tù nhân Từ Duy và La Lợi đã trộn nhiều loại thuộc không rõ nguồn gốc vào trong thức ăn của bà Trịnh Hữu Mai trước khi mang đến cho bà. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2008, ngay sau khi bà vừa gội đầu xong thì đột nhiên bị nôn thốc nôn tháo. Toàn thân bà bị co giật mất kiểm soát và bà bắt đầu kêu rằng bị lạnh người và tim đập nhanh liên hồi. Vài ngày sau đó, bà qua đời ở tuổi 61.

Cái chết của bà Trịnh không khiến trại lao động đó chấm dứt việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Bắt đầu từ ngày 2 tháng 4 năm 2009, lính canh ra lệnh cho hơn 50 học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phải ăn và làm việc ở cùng nơi với 30 người nghiện thuốc phiện và bệnh AIDS. Khi họ được yêu cầu sử dụng kim tiêm và kéo để làm đồ chơi, họ thường cắt vào tay của mình, và khiến bà Lý và các học viên khác thường phải sống trong sợ hãi vì lo bị lây nhiễm căn bệnh đáng sợ đó, một căn bệnh lây nhiễm qua dịch cơ thể, trong đó có đường máu.

Sau khi sống sót qua những thử thách ở trong trại lao động, bà Lý hiện đang kiếm tìm công lý không chỉ cho riêng bà, mà còn cho tất cả những người giống như bà, những người đã bị mất đi mạng sống dưới bàn tay của chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Bài viết liên quan:

Cái chết của bà Zheng you mei trong Trại Lao động tỉnh Tứ Xuyên

Thông tin bổ sung về cái chết của bà Zheng You mei ở tỉnh Tứ Xuyên

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/31/318373.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/1/153473.html

Đăng ngày 17-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share