[MINH HUỆ 12-7-2015] Diễn đàn Nghị viện gần đây được tổ chức ở Tây Úc, một bang lớn nhất nước Úc, thảo luận về nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc và việc khởi tố Giang Trạch Dân mới đây, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì bức hại Pháp Luân Công.

Chủ trì diễn đàn là ông Peter Abetz, thành viên của Hội đồng Lập pháp Tây Úc, cuộc thảo luận lưỡng đảng này bao gồm một số thành viên của Quốc hội Úc và các nghị viên của họ, gồm có ông Joe Bullock (Thượng Nghị sỹ Đảng Lao Động), cùng với các nghị viên được chỉ định cho ông Dean Smith (Thượng Nghị sỹ Đảng Lao động) và ông Julie Bishop (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào Phó Lãnh đạo Đảng Tự do).

Trong số các thành viên tham gia diễn đàn còn có một số thành viên của Hội đồng Lập pháp và Hạ Nghị viện của Nghị viện bang Tây Úc.

Ông David Matas: Điều tra tội ác mổ cướp tạng

Ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, đang có chuyến viếng thăm nước Úc, lý giải về cách thức mà ông và ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã điều tra về tội ác mổ cướp tạng ở Trung Quốc.

Những kết quả điều tra của họ được mô tả một cách chi tiết trong bộ phim tài liệu đã đoạt giải thưởng gần đây, “Thu hoạch Nhân thể”, hay cuốn sách đồng tác giả của ông Matas và ông Kilgour, Thu hoạch đẫm máu: Thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

2015-7-12-mh-west-australia-david-1--ss.jpg

Ông David Matas (bên phải) nói về tội ác mổ cướp tạng ở Trung Quốc

Hành động phản đối mổ cướp tạng

Nhiều quốc gia đã có hành động nhằm chấm dứt vấn nạn mổ cướp tạng này. Ví dụ, các nhà lập pháp Đài Loan đã sửa đổi Đạo luật Ghép tạng người vào tháng 6 năm 2015 vừa qua và chính thức cấm du lịch ghép tạng. Đạo luật này nghiêm cấm việc bán tạng phi pháp và yêu cầu các bệnh nhân thực hiện cấy ghép tạng ở nước ngoài phải cung cấp được bằng chứng hợp pháp về nguồn gốc của các tạng để có đủ điều kiện được chăm sóc y tế tại Đài Loan.

Ở Úc, ông David Shoebridge, Nghị sỹ Quốc hội của bang New South Wales, đã đề xuất Bản sửa đổi luật về mô người bang New South Wales (Buôn bán tạng người) năm 2013. Hơn 170.000 chữ ký đã được trình lên Quốc hội New South Wales để ủng hộ cho cơ quan lập pháp này, đây là số lượng chữ ký của công chúng lớn nhất kể từ khi thành lập của Quốc hội New South Wales.

Giới thiệu về việc truy tố hình sự Giang Trạch Dân

Tại diễn đàn, một học viên Pháp Luân Công đã đề cập đến việc hơn 100 nghìn đơn kiện hình sự khởi kiện Giang Trạch Dân bởi bức hại Pháp Luân Công đã được đệ trình trong thời gian đần đây.

Ông Bullock hy vọng rằng các nhà chức trách Trung Quốc sẽ lưu tâm tới vấn đề vi phạm nhân quyền này.

Ông Aberz kết luận: “Về lâu dài, không một quốc gia nào có thể hưng thịnh nếu những nhà lãnh đạo của nó lại đàn áp dân thường. Theo những gì tôi biết, Kitô giáo vẫn phát triển mạnh ở Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của ĐCSTQ.”

Ông nói tiếp: “Về lâu dài tôi tin rằng Trung Quốc sẽ có tự do. Tự do đã đến với Nga sau 70 năm dưới chế độ cộng sản. Chúng ta hãy hy vọng rằng những đơn kiện này sẽ mang lại sự minh bạch và tự do to lớn hơn cho người dân Trung Quốc.”


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/7/12/312330.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/4/151882.html

Đăng ngày 30-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share