Bài viết của một học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 21-6-2015] Những khách hàng quen thuộc của một hiệu sách ở Kassel, Đức, đã bị sốc bởi những điều họ nghe được: nội tạng của những tù nhân lương tâm còn sống ở Trung Quốc đã bị mổ cướp để cung cấp cho thị trường cấy ghép nội tạng đang bùng nổ ở đó.

Hiệu sách đã tổ chức buổi đọc cuốn The Slaughter (Thảm sát), cuốn sách mới nhất của tác giả là một chuyên gia người Mỹ gốc Hoa đồng thời là nhà báo điều tra – ông Ethan Gutmann. Cuốn sách kể về cái chết của các tù nhân lương tâm, những người đã bị mổ cướp nội tạng trong các trại cưỡng bức lao động và các trung tâm cấy ghép tạng của Trung Quốc. Gần đây, cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Đức.

ecdbe1a329605c25296dd1926bbf2612.jpg

Florian Godovits, người đã dịch cuốn The Slaughter từ tiếng Anh sang tiếng Đức, tại buổi đọc sách ngày 28 tháng 5 ở Kassel, Đức

e039391aee9fa029721dd2cca82e819c.jpg

Những người tham dự tìm hiểu về tội ác phản nhân loại: mổ cướp nội tạng sống từ người để trục lợi

Những người tham dự đã bị chấn động bởi những tư liệu trong cuốn sách về lịch sử tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc. Không dễ để “bày tỏ lòng mình cho một vấn đề khó khăn thế này”, một khách mời và là một nhà sinh vật học, người được nhà sách thông báo về buổi đọc sách, cho biết.

Godovits, dịch giả của cuốn sách, đã chỉ ra rằng, tội ác mổ cướp nội tạng diễn ra đầu tiên với những người Duy Ngô Nhĩ trong thập niên 1990. Sau đó, ngoài những người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người theo đạo Thiên Chúa, phần lớn nội tạng được lấy từ các học viên Pháp Luân Công – đối tượng chính của cuộc đàn áp có hệ thống và tàn bạo nhất của Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước tạo tiền đề cho cuộc bức hại lan rộng

Ông Godovits nói rằng một cuộc đàn áp toàn diện như vậy chỉ có thể thực hiện được khi các kênh truyền thông trong nước đều đồng loạt bôi nhọ nhóm người này. Người dân Trung Quốc không ngừng bị các đài phát thanh và truyền hình rót vào đầu rằng “Pháp Luân Công là xấu” – nó giống với chiến dịch phỉ báng và bức hại người Do Thái trong thời Đức Quốc xã. Ngay sau đó, chính phủ đã mở một chiến dịch đốt sách rộng khắp. Tin tức về sự việc này đã lan truyền khắp thế giới.

Godovits, một nhà báo kỳ cựu của Hãng thông tấn báo chí Áo, đã đặt câu hỏi với các thính giả: “Hãy suy nghĩ về điều này. Vào thời Đức Quốc xã, nếu các bạn nghe được tuyên truyền từ các cơ quan thông tấn nhà nước ở Đông Đức, liệu các bạn có đón nhận nó một cách nghiêm túc không?“

Một phụ nữ trung niên hỏi: “Ở Trung Quốc có rất nhiều môn khí công. Nhưng tại sao lại họ đàn áp môn khí công này?” Godovits trả lời rằng đó là bởi sự tham quyền của nhà lãnh đạo Trung Quốc và nỗi lo sợ trước một phong trào mạnh mẽ như vậy – một môn tu luyện được hơn 70 triệu người theo tập vào cuối thập niên 1990.

Người phụ nữ đặt câu hỏi này đã nhận được một tờ rơi về nạn mổ cướp nội tạng cách đây nhiều năm, nhưng sau đó bà không nghe thêm thông tin nào về nó. “Tôi đã phải ép mình bước ra khỏi nhà để đến đây tối nay nhưng cuối cùng tôi lại muốn biết nhiều hơn.” Bà giải thích.

Nhà sinh vật học nhận xét: “Tôi biết về việc này khi các công ty dược phẩm Tây Đức tiến hành kiểm tra sức khỏe của các tù nhân ở Đông Đức. Nó đã khiến tôi phải giật mình. Nhưng quy mô của tội ác này ở Trung Quốc còn lớn hơn rất nhiều: có quá nhiều người để họ khai thác trong các trại tập trung.

Godovits kết thúc buổi đọc sách bằng một chương kể về mối liên hệ giữa các cuộc triển lãm cơ thể người và cuộc bức hại Pháp Luân Công – cuộc bức hại đã gây nên cái chết và mất tích của hàng chục nghìn học viên.

Buổi tối hôm đó, mỗi thính giả đều có thể tự mình nhận diện những mối liên kết này. Một vài người đã hỏi hai người phụ nữ Trung Quốc có mặt tại sự kiện rằng liệu người dân ở Trung Quốc có biết về những gì đang xảy ra ở quốc gia của họ không.

Một người là sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Kassel. Cô nói rằng hầu hết người dân ở Trung Quốc hoặc là tin vào những tuyên bố của Đảng, hoặc là không dám tự do bày tỏ những ý kiến của mình. Bản thân cô rất vui khi được biết sự thật về nạn mổ cướp nội tạng trong buổi tối hôm đó. Cô nói thêm rằng cô muốn được dịch cuốn sách này sang tiếng Trung Quốc, vì cô cho rằng người dân Trung Quốc cần phải có cái nhìn khác với những gì mà chính quyền đang thể hiện cho họ thấy.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/21/151188.html

Đăng ngày 22-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share