Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-7-2015] Theo các báo cáo từ Minh Huệ Net, tính cho đến ngày 16 tháng 7 năm 2015 đã có tổng cộng 220 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông khởi tố Giang Trạch Dân.

Các học viên buộc tội cựu độc tài Trung Quốc vì đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên Pháp Luân Công và buộc ông ta chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà chiến dịch của ông ta đã đem đến cho họ. Các đơn khởi tố đã được gửi đến Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Từ cuối tháng 5 đến 30 tháng 7 năm 2015 đã có hơn 120.000 học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc tham gia vào làn sóng các hành động pháp lý để đưa Giang ra công lý.

Nhiều người trong số những học viên này đã thuật lại chi tiết việc Pháp Luân Công cải thiện sức khỏe của họ và cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống. Tuy nhiên, ước mơ được sống khỏe hơn và hạnh phúc hơn của họ đã bị tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động một chiến dịch trên toàn quốc nhằm tiêu diệt pháp môn vào năm 1999.

Theo chỉ đạo của Giang nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể,” những học viên này đã bị bắt giữ, giam cầm, bỏ tù và tra tấn. Một số đã cận kề cái chết do bị tra tấn. Một số mất việc làm hay bị ép phải trả một số tiền phạt lớn.

Nhiều gia đình đã tan vỡ. Một số học viên đã chứng kiến người thân bị kết án nặng hay thậm chí bị tra tấn đến chết chỉ vì họ từ chối từ bỏ niềm tin của mình.

Người thân bị tra tấn đến chết

Ông Ngô Chí Quân là một giáo sư ngành y. Nhiều người thân trong gia đình ông tu luyện Pháp Luân Công. Cả mẹ và dì của ông đã qua đời do bị bức hại. Em trai ông bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và em dâu ông bị kết án 10 năm tù. Bản thân ông Ngô bị kết án tám năm vào năm 2002.

Mẹ ông, bà Ngô Ngọc Nhàn, đã bị kết án bảy năm vào năm 2002. Bà đã bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Nữ Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây vào ngày 9 tháng 2 năm 2006.

Dì ông, bà Ngô Ngọc Uẩn, một giáo viên, đã liên tục bị giam trong các trung tâm tẩy não. Bà đã qua đời vào tháng 9 năm 2004.

Một học viên khác đã mất đi cha mẹ là ông Chung Gia Văn, một kỹ sư đường sắt.

Cha của ông Chung bị bắt giữ vào tháng 1 năm 2001 vì phân phát tờ rơi về cuộc bức hại. Khi bị giam tại trại tạm giam huyện Hành Dương, ông đã bị tra tấn đến nguy kịch. Ông được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Khi gần kề cái chết, chính quyền đã thả ông nhưng đã tống tiền gia đình ông 2.000 nhân dân tệ khi họ đến bệnh viện để đón ông.

Sau khi trở về nhà, hầu như lúc nào ông cũng bị hôn mê. Ông đã qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 2002.

Mẹ ông Chung cũng đã qua đời vào tháng 12 năm 2004 do phải chịu áp lực to lớn của cuộc bức hại.

Bị công an tra tấn và đánh đập

Năm 33 tuổi, cô Lý Mân Úy đã được thả ra khỏi Trại lao động cưỡng bức nữ Tra Đầu, Quảng Châu vào năm 2001 sau khi bị tra tấn 20 tháng. Tóc cô đã hoàn toàn bạc trắng.

Cô Lý thuật lại: “Họ treo tôi lên với chân trần chạm đất. Đến tận nửa đêm họ mới thả tôi xuống. Vào 7 giờ sáng hôm sau, họ lại treo tôi lên. Việc này lặp lại trong nhiều tuần. Họ cũng trói tôi vào giường chết theo kiểu ‘đại bàng sải cánh’ trong hai tuần liên tục.”

“trại tạm giam cũng hăm dọa tôi, nói rằng nếu tôi không viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, họ sẽ đưa tôi đến một trại lao động, và nếu tôi chết thì họ sẽ báo cáo rằng tôi đã tự sát.”

Một học viên khác, bà Liên Tín Quần, kể lại một hình thức tra tấn được dùng khắp nơi ở trại tạm giam quận Thiên Hà – “kim xuyên xích sắt”

Với hình thức tra tấn này, các học viên bị xích vào một vòng kim loại cố định trên sàn nhà, hai tay bị còng của họ đặt ở phía dưới chân. Nạn nhân phải cong người hết cỡ.

6cdb93351ecff26814773a51632e613f.jpg

Minh họa tra tấn: Kim xuyên xích sắt

“Hình thức tra tấn này thật sự làm tổn thương tôi. Cơ thể tôi sưng lên. Tai bị chảy máu và mất thính giác. Thận phải của tôi rất đau. Tôi cũng bị cao huyết áp. Trại tạm giam đã thả tôi ra để chữa trị y tế,” bà Liên viết trong đơn của mình.

Ông Chung Gia Văn, 61 tuổi, đã thuật lại việc công an thẩm vấn ông bằng bạo lực.

“Bốn công an đánh đập và đá tôi ngã xuống sàn. Trưởng Đội An ninh Nội địa dùng một cây gậy sắt đánh vào chân, lưng và mông tôi. Cả người tôi bầm tím. Vài ngày sau, thấy rằng tôi vẫn từ chối cho họ thông tin cần thiết, một người đã đá vào xương sườn của tôi bằng giầy ống khiến tôi bất tỉnh.”

Ông Ngô Chí Quân mô tả lại sự đau khổ tinh thần mãnh liệt mà ông trải qua khi bị giam ở nhà tù Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây: “Trong một xà lim rất nhỏ, tôi bị các tù nhân giám sát cả ngày. Tôi không được phép nói chuyện với ai hay tự ý làm bất cứ điều gì. Họ thậm chí còn giám sát lúc tôi đi vệ sinh. Mọi việc tôi làm đều được báo cáo lên lính canh. Rất là ngột ngạt. Tôi rơi vào bờ vực khủng hoảng tinh thần.”

Bị bức hại tài chính và tống tiền

Bà Chu Tuyết Hà là một giáo viên lịch sử được trao giải thưởng của Đại học Bình dân Bạch Vân ở Quảng Châu. Vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, đã đã bị sa thải và mất đi thu nhập. Bà đã bị giam trong các trại tạm giam, trung tâm tẩy não và trại lao động cưỡng bức. Bà từng có lần phải bỏ nhà ra đi để tránh bị bắt giữ.

Ông Ngô Chí Quân đề cập đến việc khi mẹ con ông bị bắt giữ vào năm 2002, người của Đội An ninh Nội địa đã tống tiền họ hơn 40.000 nhân dân tệ.

Ngoài việc tống tiền, một số học viên cũng buộc tội Giang vì đã lục soát nhà họ.

Bà Ngụy Bội Linh nói: “Người của Phòng 610 đã xông vào nhà tôi vào ngày 23 tháng 9 năm 2007 và lấy đi hai máy tính, ba máy in và những tài sản khác. Họ không bao giờ trả chúng lại cho tôi.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/26/313071.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/4/151891.html

Đăng ngày 14-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share