Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 28-5-2015]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Sư phụ thành lập Đoàn nhạc Tian Guo cho đến nay đã được 10 năm. Hồi tưởng lại, tôi cảm thấy trân quý kinh nghiệm tu luyện mà mình có được trong suốt những năm vừa qua. Tôi nhớ rất rõ những sự kiện đặc biệt đã giúp tôi đề cao tầng thứ tu luyện của mình.

Mọi việc đều có liên quan chặt chẽ tới tu luyện

Khi tôi là một thành viên của ban nhạc được chừng một năm, có người đã khen khả năng biểu diễn của tôi. Điều đó đã cổ vũ và giúp tôi nỗ lực gấp đôi vào các ngày tiếp theo. Tuy nhiên, tôi ý thức được rằng mình có tâm hoan hỉ. Tôi hướng nội và nhận ra rằng động lực để nâng cao kỹ năng của bản thân là để nghe được nhiều lời khen hơn. Đó là một chấp trước vào danh.

Niệm đầu bất hảo đó cần phải thanh trừ, vì vậy tôi đã tập trung tất cả chú ý của mình vào âm nhạc. Dần dần, tâm trí tôi tĩnh lại và sau đó trở nên trống rỗng. Tôi cảm thấy chân tay và thân thể của mình như không tồn tại. Nó thật là mỹ diệu. Sư phụ đã giảng về trạng thái nhập tĩnh này trong sách Chuyển Pháp Luân và tôi đã được trải nghiệm nó!

Từ đó, cảm thụ về tiết tấu của tôi trở nên chính xác hơn và tôi có thể nhận ra thậm chí chỉ trong vài phút. Bây giờ, tôi có thể hỗ trợ kỹ thuật cho các đồng tu. Năng lực này của tôi đều là nhờ Sư phụ ban cho.

Sáu năm trước tôi đã được trải nghiệm một trạng thái đặc biệt cao hứng khác: khi luyện tập cùng với các đồng tu trong đội trống, từ sâu trong tim mình tôi cảm thấy vô cùng vui sướng. Khi chiếc dùi của tôi gõ lên mặt trống, nó thật hay và mỗi tiếng trống đều là độc nhất. Cảm giác này thật khó để có thể diễn tả bằng lời.

Điều này giúp tôi nhận ra rằng việc luyện trống căn bản dường như khá buồn tẻ, nhưng nếu không mang tâm truy cầu, người ta có thể được trải nghiệm những kết quả ngoài mong đợi.

Tôi luyện tập chăm chỉ để nâng cao kỹ thuật của mình và đã đạt được những kết quả mà tôi chưa từng nghĩ tới. Đôi khi tôi nghĩ rằng phải mất rất lâu mới làm chủ được một số kỹ thuật, tuy nhiên nó đã trở nên dễ dàng khi tôi giữ được chính niệm. Cuối cùng khi tôi tin tưởng vào điều này, tôi nhận ra rằng những gì mình đạt được đều nhờ Sư phụ ban cho.

Tâm tôi lại tràn đầy niềm cao hứng, nhưng điều này lập tức biến mất khi tôi ngộ ra rằng tất cả những năng lực mà chúng ta có đều là do Sư phụ cấp cho.

Những trải nghiệm tương tự đã dạy cho tôi rằng dù chúng ta sản xuất chương trình truyền hình, bán quảng cáo hay xử lý kỹ thuật, chỉ cần chúng ta đạt tiêu chuẩn tu luyện, Sư phụ sẽ lập tức cấp cho chúng ta năng lực để thực hiện những gì mình cần làm.

Khi đặt tâm vào việc nâng cao kỹ thuật, tôi thường nhận được nhiều điểm hóa trong tu luyện. Ví dụ, sau khi nhận được một chỉ dẫn, tôi nhận ra rằng việc chính lại hành vi của một người là điều kiện tiên quyết để làm tốt bất kỳ việc gì. Chỉ khi người đó ngay chính thì âm nhạc mới chạm được đến tâm của người nghe.

Chính lại bản thân, đây chẳng phải là ý nghĩa của tu luyện sao? Điều này có nghĩa là kỹ thuật của tôi sẽ nâng cao khi tôi đề cao trong tu luyện. Mọi việc đều có liên quan chặt chẽ với tu luyện.

Một hôm khi chúng tôi đang luyện bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, tôi nghe thấy các nhạc cụ cũng đang vui vẻ ca hát những từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Điều này cho thấy khi chúng ta chơi tốt, các nhạc cụ cũng hạnh phúc. Mặt khác, nếu một nhạc cụ được chơi bởi người nào đó tu luyện không tốt, nó chắc hẳn cũng thất vọng bởi những thanh âm không có chút hấp dẫn như vậy.

Nhẫn của người điều phối

Là một người điều phối, tôi phải chiểu theo các Pháp lý, tu Nhẫn và chú ý đến các phương pháp mà mình sử dụng để động viên mọi người.

Ví dụ, có một học viên trong đội trống tu luyện thiếu tinh tấn. Tôi đã đặt một vài áp lực lên cô với hi vọng giúp cô đề cao. Thay vì đề cao, cô đã rời ban nhạc. Tôi mong muốn cô ấy làm tốt hơn, chứ không phải là từ bỏ. Nếu cô ấy bỏ cuộc, đó sẽ là lỗi của tôi. Vì vậy, tôi đã nhờ một học viên khác trong đội trống là bạn của cô để nói chuyện với cô ấy.

Dùng áp lực là cách của người thường, do đó nó không có tác dụng. Chẳng những không tốt lên mà sự thành công trong nỗ lực điều phối của tôi còn kém hơn. Tôi nhận ra rằng khi hành xử giống một người tu luyện tôi sẽ làm tốt hơn, còn khi dùng quan niệm của người thường, tôi thường bị vấp ngã.

Ví dụ, vào tháng 10 năm 2013 tôi đã trao đổi với một học viên – người mà tôi nghĩ rằng không phù hợp với đoàn nhạc của chúng tôi. Cô ấy khá cầu kỳ trong việc lựa chọn một nhạc cụ. Tôi đã gợi ý rằng cô nên tập trung vào các hạng mục khác của mình. Điều này đã dẫn đến một vài khó chịu trong cuộc trao đổi. Thay vì dùng từ bi, tôi lại để cảm xúc chi phối hành động của mình.

Sư phụ giảng rằng:

“Tôi thường nói, cái tâm chư vị thật sự vì tốt cho người khác, không có chút nào tâm vị tư, thì lời chư vị nói ra có thể khiến người ta rơi lệ” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới [2014])

Dựa trên phản ứng của cô ấy, tôi biết rằng những lời nói của mình với cô chưa đạt được tiêu chuẩn của Đại Pháp. Nghĩ lại, tôi đã không tu khẩu tốt, nói những lời xuất phát từ tâm oán hận và ôm giữ những định kiến tiêu cực đối với đồng tu của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị không được tuỳ tiện muốn làm gì liền làm nấy, chư vị phải có thể giữ vững tâm tính của mình.”(Chuyển Pháp Luân)

Nhưng Sư phụ cũng giảng: “Tu luyện là tu nhân tâm” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên 2009). Vì vậy, dù có khó khăn như thế nào, tôi cũng cần tu luyện bản thân.

Cuối cùng, sau khi chính lại tâm thái mình và đối đãi với mọi vấn đề bằng từ bi của người tu luyện, mọi việc được giải quyết và cô ấy vẫn là một thành viên của đoàn nhạc.

Nhẫn khi hành xử với con trẻ

Làm điều phối viên trong một hạng mục với các học viên trưởng thành là một việc, nhưng làm điều phối viên của các học viên trẻ lại là một chuyện khác. Điều này nằm ngoài tầm khả năng của tôi. Nhưng, tôi đã phải đối mặt với tình huống này khi một cậu bé 13 tuổi muốn chơi trống trong ban nhạc.

Cậu bé này thực hiện khá tốt, nhưng hơi vụng trong cách ăn nói và vẫn còn giữ thái độ đặc thù của một người trẻ, vốn là những thứ nếu vứt bỏ được càng nhiều thì càng tốt. Tôi đã thử mọi cách mà mình có thể nghĩ ra và thậm chí còn nhờ tới sự tham gia của cha mẹ cậu. Tôi đã đưa cho cậu những bài học lý thuyết về âm nhạc, từ các nốt nhạc là gì đến mối quan hệ giữa các nốt nhạc và giao bài tập về nhà cho cậu.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi sau mười tháng, thái độ của cậu bé đã thay đổi. Cậu đã làm những gì mà tôi yêu cầu, luyện tập ở nhà và nhờ các thành viên khác trong đội trống giúp đỡ đồng thời đến trước một, hai tiếng để luyện tập mỗi thứ Bảy. Nhiều người đã thấy sự đề cao của cậu và nói với tôi về điều đó. Thậm chí cậu ấy đã vượt qua bài kiểm tra để tham gia vào cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7.

Bất cứ khi nào các thành viên trong ban nhạc đề cao, chúng tôi luôn thấy rằng đó là vì có sự đề cao trong tu luyện. Mỗi sự đề cao trong tu luyện của một người đều mang lại lợi ích cho toàn bộ ban nhạc, bởi vì chúng sinh đang chờ tất cả chúng ta đến cứu họ.

Bất cứ khi nào tôi làm theo lời Sư phụ, kết quả luôn luôn là một bất ngờ lớn. Đôi khi công việc có vẻ khó khăn, nhưng một khi tôi đặt tâm và làm theo tiêu chuẩn của Đại Pháp, kết quả luôn luôn tốt hơn những gì tôi mong đợi.

Ban nhạc vượt qua những khảo nghiệm và khổ nạn

Nhóm đánh trống luôn duy trì số lượng giống như hồi Sư phụ thành lập ban nhạc 10 năm trước đây. Có những mâu thuẫn, nụ cười và cả nước mắt, nhưng đó cũng là niềm vui vốn có khi chúng ta thăng hoa trong tu luyện.

Sư phụ đã giảng:

“Sư phụ dẫn dắt mọi người làm Thần Vận, thực tế chính là làm mẫu cho mọi người. Tôi đã đưa Thần Vận thành biểu diễn số một thế giới, ít nhất trong lĩnh vực văn nghệ và trong lĩnh vực nghệ thuật, Thần Vận đã là vai chính rồi. Vậy các hạng mục khác thì thế nào? Chư vị đối với một chút thành tích mà mình làm ra rất là hiu hiu tự đắc, chư vị đã đóng vai chính chưa? Ngay cả vai phụ chư vị còn chưa phải, có người còn đang là vai hề xấu! Đó là điều đệ tử Đại Pháp nên làm ư? Là điều Sư phụ bảo chư vị làm ư?” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Sau khi nghe bài giảng này, tất cả chúng tôi đều quyết định phải làm thật tốt khi tham gia vào cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7 ở Washington, D.C. Chúng tôi muốn đóng vai chủ đạo và là ban nhạc biểu diễn tốt nhất trong cuộc diễu hành. Chúng tôi đã làm bài kiểm tra và nhiều người trong chúng tôi đã bị trượt nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng và không bao giờ hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Khi chúng tôi biểu diễn trong cuộc diễu hành vào ngày 4 tháng 7, bầu trời có thêm chút nắng và gió thật tuyệt vời. Mỗi người trong chúng tôi đều giữ một nụ cười trên khuôn mặt.

Ngày 6 tháng 7 năm 2013, Sư phụ đã chỉ định một chỉ huy dàn nhạc mới. Chúng tôi đã sẵn sàng cho buổi diễu hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2014 khi chơi bản nhạc khó nhất “Stars and Stripes Forever” (Cờ sọc sao vĩnh cửu). Đoàn nhạc Tian Guo sẽ ra mắt một ca khúc do Sư phụ sáng tác “Thần thánh ca” trong buổi diễu hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2015 tại thủ đô Hoa Kỳ.

Trong suốt 18 năm qua, mỗi khi thấy mình hành xử như một người tu luyện, tôi lại cảm thấy hạnh phúc từ tận sâu trong tâm vì mình đã chiểu theo đúng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Khi gặp phải các trở ngại, tôi đều kiên định nói với bản thân: “Mình có thể vượt qua những khảo nghiệm khó khăn nhất bởi vì mình muốn và sẵn sàng đi theo Sư phụ.”

Sư phụ mong muốn chúng ta có thể tu luyện như thuở ban đầu. Và tôi sẽ cố gắng để tu luyện như mới bắt đầu.

Con xin cảm tạ Sư tôn! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ ở Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại New York 2015)


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/28/310089.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/30/150828.html

Đăng ngày 29-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share