Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-06-2015] Cô Vương Tuấn Lĩnh đến từ huyện Lâm Tây, thành phố Xích Long, Nội Mông đã gửi đơn khiếu nại hình sự đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao tố cáo cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân.

Mặc dù không là học viên nhưng cô Vương đã gửi đơn khiếu nại thay mặt cho những người họ hàng và bạn bè đã bị bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Công.

Cô Vương tố cáo Giang Trạch Dân vì tội cố ý làm hại, giam giữ phi pháp, lục soát, và tùy tiện tước đoạt quyền cá nhân về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng được Hiến pháp Trung Quốc công nhận.

Đơn khiếu nại của cô yêu cầu quyền được tu luyện Pháp Luân Công, trả lại sự trong sạch thanh danh của nhà sáng lập môn tu luyện, ông Lý Hồng Chí, và bồi thường các tổn thất tài chính và chấn động tâm lý.

7c30301cfeafa5c5af69747580e66fa5.jpg

Biên lai của đơn khiếu nại hình sự do Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao cung cấp.

96b7125281a9241eacb4f87cca2c7d23.jpg

38118502a248669b829f61a1113ac57d.jpg

Đơn khiếu nại hình sự tố cáo cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân

Trích đoạn từ đơn khiếu nại hình sự của cô Vương

Mẹ của cô Vương, bà Đinh Tú Bình, dì của cô, bà Đinh Tú Trân, bà Đinh Tú Vân, và gia đình người bạn của cô, cô Trương Tuệ Mai, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998. Họ thu được nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần.

Sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt bao gồm bốn người thân của cô Vương. Sau khi bị bắt vào tháng 2 năm 2001, họ bị kết án lao động cưỡng bức hoặc cầm tù.

Bà Tú Bình và bà Tú Trân mỗi người bị kết án hai năm lao động cưỡng bức, và cô Trương bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Bà Tú Vân bị kết án bảy năm tù.

Cả bốn người đều bị tra tấn, bị tẩy não và bị cưỡng bức lao động khổ sai. Gia đình của một số người bị tan vỡ và chịu khó khăn về tài chính. Phòng 610 đã sách nhiễu và đe dọa các thành viên trong gia đình họ cả về công tác và học tập.

Tường trình cá nhân của cô Vương

Khi mẹ tôi bị giam trong trại lao động cưỡng bức, bố tôi đã bị chuyển đến một khu vực hẻo lánh, bị bóc lột lao động tại nơi làm việc, bị Phòng 610 sách nhiễu và cấm không được trở về nhà. Điều này khiến tôi và em trai phải ở một mình. Khi tôi đến tuổi nhập ngũ, tôi đã bị từ chối bởi vì mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Công.

Phòng 610 đã lục soát nhà chúng tôi. Mẹ tôi bị các tù nhân theo dõi 24/24, bị cưỡng bức lao động nặng trong thời gian dài, và phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ và xem các băng hình phỉ báng Pháp Luân Công.

Dì Tú Trân của tôi bị bắt bốn lần và cũng phải lao động khổ sai. Thậm chí dì còn bị bắt khi chồng dì đang bị ốm trong bệnh viện, bỏ lại hai con nhỏ không ai chăm sóc. Chồng dì sau đó đã ly hôn với dì bởi vì áp lực tinh thần quá lớn.

Nhà dì bị lục soát ba lần, và dì bị các tù nhân theo dõi trong trại lao động cưỡng bức, bị cấm ngủ và bị tẩy não.

Dì Tú Vân của tôi là một giáo viên. Khi cuộc đàn áp bắt đầu, các giáo viên và học sinh bị bắt phải xem các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công. Dì đã viết hai bài viết để bảo vệ môn tu luyện: “Lợi ích lớn từ việc học Pháp Luân Công” và “Một thư ngỏ gửi đến Văn phòng Chính phủ.” Dì đã bị sa thải và bị bắt giữ.

Cảnh sát địa phương đã tra tấn dì suốt một năm rưỡi trong tù. Sau đó dì bị kết án bảy năm tù giam. Gia đình dì bị sách nhiễu và bị đe dọa trong suốt quãng thời gian đó.

Gia đình của cô Trương Tuệ Mai bị sách nhiễu và đe dọa. Hai con nhỏ của cô bị bỏ ở nhà một mình và cô bị tẩy não trong khi bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức.

Vi phạm luật pháp hiện hành:

• Hiến pháp, Điều 33: Quyền công dân

• Hiến pháp, Điều 36: Tự do tôn giáo

• Hiến pháp, Điều 37: Tự do tôn giáo

• Luật hình sự, Điều 234: Bất cứ ai cố tình gây thương tích cho người khác thì bị phạt tù có thời hạn đến không quá ba năm, tạm giam hình sự, hoặc giám sát công.

• Luật hình sự, Điều 245: Bất cứ ai khám xét thân thể, lục soát chỗ của người khác bất hợp pháp, hoặc vào nơi cư trú của người khác bất hợp pháp thì bị kết án phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc giam giữ hình sự.

• “Tuyên ngôn Nhân quyền“, trong đó nêu mọi công dân có quyền tự do tôn giáo, quyền hội họp, được bảo vệ khỏi chế độ nô lệ và tra tấn.

• Tòa án Hình sự Quốc tế, “Quy chế Rome”: Bốn điều đầu tiên trong số năm điều bao quát toàn bộ những tội ác chiến tranh, tội phạm xâm lược, tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng.

• Tòa án Hình sự Quốc tế, “Quy chế Rome”: Tất cả các điều trừ Điều 10 nói về tội ác chống lại loài người.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gạt bỏ ý kiến các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều học viên đã bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng.

Theo cách này, Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm trực tiếp đối với sự hình thành và tiếp diễn cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân ông ta, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này dùng lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thực hiện chỉ thị của Giang Trạch Dân liên quan đến Pháp Luân Công: để hủy hoại thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể các học viên.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ án hình sự, và nhiều học viên đang thực hiện quyền khiếu nại hình sự đối với cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/5/10453.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/9/150975.html

Đăng ngày 25-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share