Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-06-2015] Ngày càng nhiều học viên Pháp Luân Công khởi tố Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp tín ngưỡng tinh thần của họ, hàng chục cư dân của huyện Bột Lợi, tỉnh Hắc Long Giang cũng tham gia làn sóng này.

403540345d1d44aa5914ce70553071b5.jpg

Biên nhận chuyển phát đơn kiện Giang Trạch Dân của các cư dân ở Bột Lợi

Họ từng bị bắt giữ, nhà bị lục soát, hoặc bị giam một lần hay nhiều lần trong 16 năm đàn áp. “Tội” duy nhất của họ là từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Một nội dung thường có trong đơn khởi tố Giang Trạch Dân của họ là thuật lại việc họ cùng gia đình đã chịu khổ như thế nào do bị bức hại. Ông Hoàng Dược Cát đã qua đời vào năm 2004 sau khi liên tục bị bắt và giam giữ dẫn đến tổn hại sức khỏe. Bà Đại Chấn Ba và con trai đều bị giam ba năm trong các trại lao động, và người con trai không được phép trở lại trường khi được trả tự do.

Gia đình họ Ngô gồm chín học viên (hai người đã qua đời do bị bức hại) đã tóm tắt lại nguyên nhân họ muốn Giang trả lại công bằng cho họ trong đơn: “Mười sáu năm qua, chúng tôi phải chịu đựng những nỗi đau không tưởng về thể chất, tinh thần và tài chính. Tất cả là do quyết định của Giang Trạch Dân gây ra. Chúng tôi muốn buộc tội Giang Trạch Dân và đưa ông ta ra công lý.”

Bên dưới là các trích dẫn trong những đơn kiện của các học viên.

Ông bà bị bắt giữ, cháu gái sáu tuổi bị bỏ lại nhà một mình

Ông Lưu Quý Thần, 59 tuổi, và vợ đã bị bắt giữ nhiều lần kể từ tháng 7 năm 1999.

Hai vợ chồng nuôi dưỡng người cháu gái sáu tuổi mồ côi cha mẹ từ khi cháu lên năm. Năm 2000, khi vợ ông Lưu vẫn đang bị cầm tù, công an đã xông vào nhà họ và bắt giữ ông, để lại người cháu gái sáu tuổi ở nhà một mình.

Ông Lưu miêu tả lại vụ bắt giữ: “Cháu gái tôi rất hoảng sợ và khóc lên, nhưng công an làm ngơ và đẩy tôi vào xe hơi. Tôi quay lại nhìn qua cửa sổ xe và thấy cháu mình chân trần đuổi theo chiếc xe cảnh sát cho đến khi tầm nhìn khuất dần. Điều này khiến tôi rất đau đớn và lo lắng. Làm sao cháu tôi có thể tự nuôi sống bản thân?”

Bị đánh đập khi bị bịt mắt

Bà Hồ Khải Chi, 52 tuổi, đã bị bắt giữ hai lần, bị kết án lao động cưỡng bức một lần, và trốn thoát khỏi ba vụ bắt giữ. Nhà bà bị lục soát năm lần. Nhà của cha mẹ và cháu gái bà cũng bị lục soát một lần. Công an đã buộc bà phải trả 40.000 nhân dân tệ. Bà đã phải sống lang bạt vô gia cư trong sáu năm để tránh bị bắt giữ lần nữa.

Bà Hồ đã bị tra tấn tàn bạo trong khi bị thẩm vấn. Công an Trần Cử đã dùng hình thức tra tấn máy bay đối với bà (đầu bị đè xuống, hay tay bị kéo lên sát vào tường), tát vào mặt, đá, và còng tay bà vào sau một chiếc ghế. Công an Đổng Dã đã dùng vải bịt mắt bà, và nhiều công an cùng đánh đập bà. Bà Hồ viết trong đơn: “Khi bị bịt mắt, tôi không thể thấy ai đang đánh mình. Một số tát vào mặt tôi, có người dậm lên tay tôi, người khác đấm vào đầu tôi…”

Cha bà không thể chịu nổi sự sách nhiễu, bức hại và áp lực liên tục nên đã qua đời.

Chín học viên trong cùng một gia đình bị bức hại, hai người đã qua đời

Gia đình họ Ngô ở thị trấn Bột Lợi có chín học viên đã liên tục bị bức hại do Giang trực tiếp gây ra: ông Ngô Gia Hòa, người vợ 66 tuổi bà Khương Thục Cần, con trai cả, con gái lớn, vợ chồng con gái út, vợ chồng con trai út và cháu gái ông Ngô.

Gia đình ông Ngô đã chịu sự đau đớn cùng cực do bị bắt giữ, bị giam, phải lang bạt vô gia cư và bị ép phải trả số tiền lớn. Việc bị căng thẳng và đe dọa đã lần lượt khiến ông Ngô và vợ ông qua đời vào năm 1999 và 2000. Một gia đình hạnh phúc đã bị phá hoại. Những đứa trẻ của gia đình này bị ép phải sống trong sợ hãi và nghèo đói.

Con gái họ, cô Ngô Bình, là một giáo viên trung học xuất sắc, đã bị ép phải bỏ dạy. Cô bị bắt giữ, bị giam và bị đưa đến một trung tâm tẩy não.

Một phụ nữ bị tàn tật đệ đơn khởi tố cho người chồng đã qua đời của mình

Bà Trương Xuân Hoa, 64 tuổi, bị tàn tật, là một trường hợp điển hình về một gia đình của học viên Pháp Luân Công bị cuốn vào cuộc bức hại. Chồng bà, ông Hoàng Nguyệt Khiết, đã qua đời sau sáu lần bị bắt giữ và hai lần bị đưa đi lao động cưỡng bức.

Ông Hoàng đã phải chịu các phương thức tra tấn không kể xiết trong lúc bị giam. Trong trại tạm giam, ông được phát cho thứ thực phẩm gần như không thể ăn được. Ông bị ép phải lao động nặng nhọc trong trại lao động, xem các video phỉ báng Pháp Luân Công, và bị đánh đập tàn bạo. Ông nói: “Tôi từng bị hai công an tát vào mặt trong hơn nửa giờ, sau đó họ ép tôi phải tiếp tục lao động nặng nhọc.”

Liên tục bị sách nhiễu, bắt giữ, giam cầm và tống tiền đã mang đến sự đau đớn tột cùng cho ông và gia đình.

Bà Trương đã viết về cuộc sống khốn khổ của mình trong đơn: “Khi chồng bị giam trong trại lao động cưỡng bức, tôi, một phụ nữ tàn tật, phải sống trong một ngôi nhà tranh bị dột và chăm sóc con trai. Vào những ngày mưa, nhà cũng bị dột nước mưa. Tôi không có đủ chậu hứng nước dột. Chúng tôi thiếu gạo và luôn luôn đói.”

Một phần danh sách các học viên khác ở Bột Lợi cũng đã đệ đơn khởi tố

Ngoài các học viên kể trên, những cư dân Bột Lợi sau đây cũng đã đệ đơn khởi tố Giang:

Bà Lý Đắc Anh, 69 tuổi

Bà Trương Quế Cầm, 68 tuổi

Ông Bạch Ngọc Thủy, 63 tuổi

Ông Trương Quốc Bình, 61 tuổi

Bà Lưu Thái Mãn, 61 tuổi

Bà Liễu Ngọc Hoa, 54 tuổi

Bà Đại Chấn Ba, 52 tuổi, và con trai

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/21/311208.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/2/151361.html

Đăng ngày 20-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share