[MINH HUỆ 28-5-2015] Ngày 19 tháng 5, một cặp vợ chồng cao tuổi ở tỉnh Cam Túc đã đệ đơn kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân. Họ, cũng như vô số các học viên Pháp Luân Công khác, đã phải gánh chịu tổn hại về mặt thể xác, tinh thần và tài chính trong 16 năm qua, là kết quả của cuộc bức hại môn tu luyện trên quy mô quốc gia do Giang phát động vào năm 1999.

ae4e8a81bf612c88c204e7a89f6108a5.jpg

Khiếu nại của các học viên Pháp Luân Công, ông Phàn Vĩnh Thành và bà Lôi Chiêm Hương

0c2381928610e9703ea1110fc5075b44.jpg

Biên nhận của bưu điện về đơn khiếu nại

Trong khiếu nại gửi đến Tòa án Nhân dân tối cao, hai vợ chồng đề nghị kết án Giang về tội diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại, tước bỏ quyền tự do tín ngưỡng của công dân, giam giữ bất hợp pháp, cùng với nhiều tội lạm dụng khác. Họ cũng yêu cầu cơ quan thực thi dỡ bỏ tất cả lệnh cấm đối với Pháp Luân Công và thả tất cả các học viên bị giam giữ vì niềm tin của mình.

Ông Phàn Vĩnh Thành, 75 tuổi và vợ là bà Lôi Chiêm Hương, 61 tuổi là người thành phố Kim Xương tỉnh Cam Túc. Vì từ chối từ bỏ niềm tin, ông Phàn đã hai lần bị giam giữ và phải chịu án 12 năm tù giam; bà Lôi bị bắt giam bảy lần và bị tù giam bảy năm. Con trai của họ bị bỏ lại mà không có ai chăm sóc.

Ông Phàn bị cưỡng bức lao động, tra tấn

Năm 1997, ông Phàn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Hai năm sau, Giang Trạch Dân phát động chiến dịch bức hại, và ông Phàn bị giam giữ trong một trung tâm cai nghiện – một lần vào năm 1999 và một lần vào năm 2000 – vì từ chối từ bỏ môn tu luyện.

Tháng 7 năm 2001, công an thành phố Kim Xương đã đột nhập vào căn hộ của ông, cố gắng cướp đi bức hình của người sáng lập Pháp Luân Công và sử dụng nó như một bằng chứng để bắt ông. Để tránh bị bức hại nặng thêm, ông Phàn và vợ đã bỏ nhà và đi theo các hướng khác nhau. Họ phải để lại cậu con trai đang ở tuổi đi học cho con gái mình, người đang đi làm, chăm sóc. Công an liên tục can nhiễu công việc của con gái ông để gây áp lực đòi cô tiết lộ chỗ ở của bố mẹ mình; công an cũng tự ý thu hồi lương hưu của ông Phàn.

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2002, ông Phàn bị bắt lại cùng với 56 học viên khác vì đã dựng các tấm biểu ngữ phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Toà án huyện Vĩnh Xương kết án ông Phàn 12 năm tù giam ở nhà tù Lan Châu. Ông bị cưỡng bức lao động, phải bóc tỏi bằng tay từ 6 giờ sáng đến nửa đêm. Việc này khiến móng tay của ông bị long ra.

Vào tháng 12 năm 2005, ông Phàn, cùng với 20 học viên khác, bị chuyển tới nhà tù Tửu Tuyền. Ở đó, họ bị tra tấn một cách tệ hại, gồm bị đánh đập, đốt, và giam giữ biệt lập. Một lần, ông đã bị bắt ngồi yên trên một “chiếc ghế nhỏ” suốt 12 tiếng trong 13 ngày và bị cấm ngủ, khiến mông bị mưng mủ và không thể ngồi trong suốt bốn năm rưỡi.

Ông Phàn được thả vào ngày 26 tháng 5 năm 2010.

Bà Lôi Chiêm Hương (vợ ông Phàn) liên tục bị đánh đập

Bà Lôi Chiêm Hương đã khỏi các bệnh viêm khớp dạng thấp, sỏi mật, tê vai và liệt chi dưới chỉ trong thời gian ngắn sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ba ngày sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Lôi bị bắt và bị giam giữ qua đêm. Sau khi bà đến Bắc Kinh phản đối cuộc bức hại vào tháng 12 năm 1999, bà đã bị giam giữ hơn 4 lần trong vòng một năm, với thời hạn tạm giam từ 2 đến 40 ngày.

Tháng 1 năm 2001, bà Lôi bị bắt và bị kết án 18 tháng trong một phiên xét xử bí mật ở một trại cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, bà Lôi không được nhận vào trại lao động vì không qua được cuộc kiểm tra thể chất, vì vậy bà bị đưa tới Trung tâm cai nghiện Kim Xương trong một tháng.

Năm 2001, bà buộc phải rời nhà để tránh bị bức hại thêm, tháng 12 năm 2005 bà Lôi bị bắt vì phân phát thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tại Trại tạm giam huyện Vĩnh Xương, bà bị buộc vào một chiếc giường trong hai ngày. Bà tiếp tục tuyệt thực để phản đối sự lạm dụng và bà bị tra tấn cho đến khi không thể đi lại được.

Ngày 26 tháng 4 năm 2006, tòa án huyện Vĩnh Xương kết án bà bảy năm tù. Tại nhà tù nữ tỉnh Cam Túc, bà bị cấm ngủ. Cai ngục và các tử tù thay nhau đánh đập bà. Bà bị rụng một vài chiếc răng còn những chiếc khác thì bị lung lay. Bà Lôi liên tục bị đánh đập trong nhiều tháng và toàn thân bà đầy thương tích và bầm tím.

Cuối năm 2006, bà Lôi bị cưỡng bức lao động và bị buộc đan lưới ngoài trời, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Vào tháng 8 năm 2009, bà Lôi bị giam giữ riêng biệt và bị bắt viết “báo cáo tư tưởng.” Khi bà Lôi cự tuyệt làm theo, chính quyền đã lệnh cho hai tử tù đánh bà hàng ngày cho đến khi bà không thể cử động. Việc đánh đập liên tục diễn ra trong 40 ngày. Những tù nhân này đã được điểm thưởng và được giảm án tù.

Ngày 27 tháng 12 năm 2010, bà Lôi được tại ngoại và gặp chồng bà lần đầu tiên sau tám năm ly biệt.

Bối cảnh

Vào năm 1999, Giang Trạch Dân, với tư cách là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã qua mặt các thành viên khác trong Bộ chính trị và phát động cuộc bức hại đầy bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Trong 16 năm qua, cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công. Có thêm nhiều người bị tra tấn vì niềm tin của mình, thậm chí bị giết hại để lấy tạng. Giang Trạch Dân chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát động và đẩy mạnh cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ huy của cá nhân ông ta, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một tổ chức an ninh đứng trên cả luật pháp, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt qua cả lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thực hiện chỉ thị của Giang về Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thể xác.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân được đệ đơn kiện trong các vụ án hình sự, và giờ đây nhiều học viên đang thực hiện quyền này để khiếu kiện hình sự đối với tên cựu độc tài.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/28/310091.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/6/150934.html

Đăng ngày 17-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share