Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-06-2015] Tại Thâm Châu, tỉnh Hà Bắc, 129 học viên đã đệ đơn lên tòa án tối cao Trung Quốc khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, kẻ chủ mưu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các đơn kiện đã được chuyển qua đường bưu điện đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vào cuối tháng 5.

Hầu hết các nguyên đơn là những nông dân thuần phác đã được cải thiện sức khỏe và đạo đức sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vì cuộc đàn áp của Giang Trạch Dân, những công dân tuân thủ pháp luật này đã bị bắt giữ, bỏ tù, và bị giam trong các trại giam, trại lao động cưỡng bức và trung tâm tẩy não vì đức tin của họ. Họ đã bị tổn thương cả tinh thần và thể xác do tra tấn.

d847617de673ad55c4fabdd34bd14b7e.jpg

Những biên nhận chuyển phát nhanh bưu điện của các học viên Pháp Luân Công đối với văn kiện gửi đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao

Theo đơn của các học viên, chiến dịch của Giang Trạch Dân nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công đã cấu thành tội diệt chủng và chống lại nhân loại. Các văn bản khiếu nại đã liệt kê những sự kiện nặng nề của cuộc bức hại mà mỗi cá nhân học viên phải chịu đựng.

Ông Diêm Trung Thuận (闫中顺 Yan Zhongshun) đã qua đời trong cuộc bức hại. Ông đã bị giam nhiều lần và bị đánh đập tàn bạo. Ông đã bị tống tiền số lượng lớn và bị quản thúc tại gia trước khi qua đời. Gia đình ông phải chịu đựng rất lớn, và là những người chuẩn bị đơn khiếu nại.

Bà Vương Phượng Cải (王凤改 Wang Feng Gai), 56 tuổi, đã bị bỏ tù ba năm. Công an đã lục soát nhà bà vào đêm ngày 12 tháng 3 năm 2001, và đã giam bà chín tháng trước khi kết án tù bà. Mẹ chồng bà đã trở nên trầm cảm và sợ hãi đến nỗi cụ đã qua đời sau đó. Đêm đó, hai người con của bà cũng bị đưa đến đồn công an và bị đe dọa. Họ bị ép phải nghỉ học. Năm 2007, nhà bà Vương lại bị lục soát.

Tháng 10 năm 1999, ông Tống Nghênh Đông (宋迎东 Song Yongdong), 70 tuổi, đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Ông bị giam hơn ba tháng trước Thế Vận hội Bắc Kinh. Ông đã nhiều lần bị tống tiền và sách nhiễu.

Bà Tạ Tú Văn (谢秀文 Xie Xiuwen), 70 tuổi, đã bị bắt giữ bảy lần và bị giam trong các trại giam và trung tâm tẩy não. Bà đã bị tống tiền khoảng 50.000 nhân dân tệ (hơn 8.000 đô la Mỹ).

Bà Lưu Diễm Lệ (刘艳丽 Liu Yanli), 50 tuổi, đã bị bắt giữ ba lần và bị giam hai lần. Bà đã bị ép phải rời khỏi nhà hơn một năm để tránh cuộc bức hại. Nhà bà đã bị lục soát và bà bị tống tiền hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.600 đô la Mỹ).

Bà Trình Phú Lan (程富兰 Cheng Fulan) đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 5 năm 2011. Bà đã bị bắt giữ và bị giam tại một trại giam trong bốn tháng và tại một trại lao động cưỡng bức trong chín tháng. Bà cũng bị giam 11 tháng tại Nội Mông Cổ.

Ông Tôn Trung Hoài (孙中怀 Sun Chonghuai), 68 tuổi, đã bị giam hai lần và bị đưa đến một trung tâm tẩy não một lần. Ông đã bị tống tiền 18.000 nhân dân tệ (khoảng 2.900 đô la Mỹ).

Bà Trần Tâm Linh (陈心玲 Chen Xinling), 65 tuổi, đã bị bắt giữ vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà đã bị tống tiền và gây áp lực phải từ bỏ đức tin. Gia đình bà bị tống tiền 5.000 nhân dân tệ (khoảng 800 đô la Mỹ) để bão lãnh bà ra. Sau đó, vào năm 2003, bà Trần đã bị giam một tháng trong một trung tâm tẩy não và bị tống tiền 2.000 nhân dân tệ. Đó là một sự kiện đau buồn đối với gia đình bà.

Bà Hình Vận Sâm (邢运琛 Xiong Yunchen), 74 tuổi, đã liên tục bị các quan chức địa phương sách nhiễu. Bà đã bị tống tiền 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.600 đô la Mỹ).

Bà Trương Vân Hội (张云会 Zhang Yunhui), 67 tuổi, đã bị sách nhiễu liên tục. Máy photocopy, MP3 và các sách Pháp Luân Công của bà đã bị tịch thu. Bà bị tống tiền nhiều lần với tổng số tiền là 45.000 nhân dân tệ (khoảng 7.250 đô la Mỹ). Bà cũng bị ép phải làm vệ sinh đường phố.

Ngoài ra, các học viên Quách Kính Thần (郭敬纯 Guo Jingchun), Trình Đại Phượng (程大凤 Cheng Dafeng), Tần Quế Phương (秦桂芳 Qin Guifang), Cổ Tân Quỹ (贾新馈 Jia Xinkui), Trương Tú Hoa (张秀华 Zhang Xiuhua), Trương Tiểu Nữu (张小妞 Zhang Xiaoniu), Tô Tiểu Thưởng (苏小赏 Su Xiaoshang), Lưu Tiểu Hòa (刘小和 Liu Xiaohe), Phùng Diễm Minh (冯艳铭 Feng Yanming), Phùng Diễm Linh (冯艳玲 Feng Yanling), Phùng Tồn Vãng (冯存往 Feng Cunwang), Trương Bình Quân (张平均 Zhang Pingjun), Phùng Lộ (冯路 Feng Lu), Kiến Hân (建欣 Jian Xin), Lưu Lan Thưởng (刘兰赏 Liu Lanshang), Trương Tiểu Lộng (张小弄 Zhang Xiaolong), Khang Thụ Thân (康树申 Kang Shushen), Trình Hương Lan (程香兰 Cheng Xianglan), Quách Hạnh Chi (郭杏芝 Guo Xingzhi), Cung Hương Điền (宫香田 Gong Xiangtian), Khang Tăng Miên (康增绵 Kang Zengmian), Trần Thư Hương (陈书香 Chen Shuxiang), Trình Linh Quân (程玲君 Cheng Lingjun), Cung Thông Dĩnh (宫聪颖 Gong Congying), Trương Tú Văn (张秀文 Zhang Xiuwen), Khang Tiến Lương (康进良 Kang Jinliang), Lý Thư Quyên (李书娟 Li Shujuan), Cảnh Kính Thưởng (耿敬赏 Geng Jingshang), Cao Tiểu Nữu (高小妞 Gao Xiaoniu), và Khang Tồn Đoan (康存端 Kang Cunduan) cũng tham gia đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn khởi kiện hình sự nhà cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/13/310814.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/15/151089.html

Đăng ngày 01-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share