Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-06-2015] Trong vòng chín ngày từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, 868 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và gia đình họ đã đệ đơn khởi kiện hình sự cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công và bỏ tù, tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Các đơn khởi tố cáo buộc Giang Trạch Dân đã bỏ tù phi pháp, tước đoạt quyền hiến pháp của công dân về tự do tín ngưỡng, lạm dụng quyền lực cùng nhiều tội ác khác. Các học viên đã tìm cách khởi tố hình sự đối với cựu độc tài và đòi bồi thường cho các tổn thất kinh tế.

Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, và đã thành lập một cơ quan ngoài vòng pháp luật (Phòng 610) với quyền lực vượt trên công an và tòa án để thi hành chỉ đạo của ông ta. Trong suốt 16 năm, hơn 3.800 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã bị tra tấn đến chết. Con số thực tế còn cao hơn vì những thông tin như vậy bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc.

Số lượng các nguyên đơn đã tăng từ 232 vào cuối tháng 5 lên 394 vào ngày 1 tháng 6, và 539 vào ngày 2 tháng 6, và đạt đến 868 vào ngày 5 tháng 6. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Cho đến nay, các đơn khiếu nại đã được nộp tại 27 trong số 31 tỉnh thành và nhiều khu tự trị ở Trung Quốc, với số lượng cao nhất là 209 ở tỉnh Hà Bắc.

Những người đứng đơn kiện đến từ mọi thành phần xã hội, bao gồm doanh nhân, giáo viên, kỹ sư, công nhân, nông dân, bác sỹ, viên chức chính phủ và quân nhân. Trẻ nhất là anh Niếp Uy Giản (聂威暕 Nie Weijian), 19 tuổi, ở tỉnh Cát Lâm, và lớn tuổi nhất là cụ bà Tạ Thục Mỹ (谢淑美 Xie Shumei), 93 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông.

fecc3a281fe7544d722ef866b8decee6.jpg

Từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, 868 người thuộc 27 tỉnh thành và khu tự trị đã đệ đơn kiện nhà cựu độc tài Giang Trạch Dân

Một số người thân của các nguyên đơn đã bị tra tấn đến chết, và một số bị tàn tật vì tra tấn. Đơn kiện đã liệt kê chi tiết những lần bắt giữ phi pháp, các bản án lao động cưỡng bức, và điều kiện kinh khủng mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua khi bị bỏ tù, tra tấn, và những lần họ bị tống tiền và tài sản. Một số quản lý của các học viên dưới áp lực của chính quyền địa phương đã sai thải họ, khiến các học viên không thể nuôi sống bản thân và gia đình.

Trong số 324 nguyên đơn đã gửi đơn kiện đến Minh Huệ Net từ ngày 3 tháng 6 đến ngày 5 tháng 6 có:

  • 41% (134 người) đã bị giam trong các trại lao động
  • 36% (117 người) đã bị tra tấn trong các trung tâm tẩy não
  • 15% (49 người) đã bị xét xử và bị kết án
  • 48% (157 người) đã bị tra tấn, gồm có đánh đập, sốc điện, bức thực và cấm ngủ
  • 71% (230 người) đã bị những tổn thất tài chính vì bị tống tiền và đuổi việc
  • 82% (265 người) đã bị bắt giữ và giam trong các trại giam

Những trường hợp tra tấn điển hình

Tại Thanh Đảo, từ năm 1999, học viên Pháp Luân Công bà Hàn Chính Mỹ (韩正美 Han Zhengmei) và sáu người thân trong gia đình đã bị bức hại bằng nhiều cách. Chồng bà là ông Lưu Hồng Tích (刘洪积 Liu Hongji) đã bị tra tấn đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công. Cô Lưu Tú Trinh (刘秀贞 Liu Xiuzhen), con gái lớn của bà, đã bị bỏ tù hai lần vì tu luyện và hiện vẫn đang chịu án tù lần hai. Cháu trai bà là anh Dương Nãi Kiện (杨乃健 Yang Naijian) đang bị án tù sáu năm ở nhà tù Tế Nam. Con gái thứ hai của bà là cô Lưu Tú Phương (刘秀芳 Liu Xiufang) đã bị giam trong một bệnh viện tâm thần. Con rể bà là anh Viên Thiều Hoa (袁韶华 Yuan Shaohua) đã bị bỏ tù bốn lần vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Ren Shirong ở Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, viết trong đơn kiện: “Chồng tôi đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Shuangxilong và bị tra tấn. Năm lính canh đã sốc điện ông ấy bằng dùi cui điện vào những vùng nhạy cảm, bao gồm miệng, đầu, ngực và thân dưới. Họ đã đánh đập ông bằng dùi cui cao su, khiến ông bầm tím khắp người. Huyết áp của ông đã vượt quá 200 mmHg tâm thu.”

Ông Wang Zhihai ở Bình Xương, tỉnh Tứ Xuyên, viết: “Tôi đã bị giam nhiều lần trong các trung tâm tẩy não, trại lao động cưỡng bức và trại giam tổng cộng bốn năm. Vợ tôi là Duan Shiqiong đã bị cầm tù và tra tấn, khiến bà qua đời do nhiều nội tạng bị hủy hoại. Chúng tôi đã không thể bảo quản hài cốt của bà trong 12 năm qua. Đội An ninh Nội địa đã sách nhiễu chúng tôi.”

Ông Huang Huajie ở Quảng Đông từng công tác tại Cục Đất đai và Tài nguyên ở tỉnh Quảng Đông. Ông đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tam Thủy vào ngày 15 tháng 1 năm 2002 trong hai năm. Vào tháng 11 năm 2004, ông đã bị kết án sáu năm tại nhà tù Mai Châu, nơi ông bị đánh đập và tra tấn tàn bạo. Đầu ông từng bị chảy máu trong do một lần bị đánh đập. Một lần khác, ông phải khâu tám mũi ở đầu. Ông cũng bị sốc bằng dùi cui điện, bị tiêm thuốc lạ và bị cấm ngủ.

Ông Wang Yuefa, một học viên Pháp Luân Công ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã liên tục bị đưa đến các phiên tẩy não và bị sa thải khỏi vị trí phó quản lý một cửa hàng sữa chữa của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc. Ông đã bị kết án 10 năm tù và sau đó là hai năm trong một trại lao động cưỡng bức, nơi sức khỏe của ông bị kiệt quệ. Vợ chồng ông Wang đã bị cầm tù một thời gian lâu đến nỗi gia đình họ không có nguồn thu nhập, con gái của họ phải trải qua thời thơ ấu khó khăn. Mẹ vợ của ông Wang đã qua đời trong đau khổ. Tổn thất tài chính của họ do bị bức hại là khoảng 300.000 nhân dân tệ (khoảng 48.300 đô la Mỹ).

Bà Tang Rong, một giáo viên ở Trùng Khánh thuộc đông bắc Trung Quốc, đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong ba năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Bên cạnh việc bị ép phải lao động nặng nhọc trong trại, các lính canh và tù nhân còn chửi mắng và ngược đãi thể chất của bà. Họ buộc bà đứng, và đôi khi chạy, trong thoảng thời gian kéo dài. Họ cấm bà ngủ trong nhiều ngày. Sau khi được thả, trường học không muốn nhận lại bà. Bà không có thu nhập và không thể tìm được việc làm vì chứng minh thư của bà đã bị chính quyền tịch thu.

Sức khỏe hồi phục nhờ tu luyện Pháp Luân Công

Hầu hết các nguyên đơn đã miêu tả trong đơn kiện của họ về lợi ích thể chất và tinh thần họ thu được từ việc tu luyện Pháp Luân Công.

Ví dụ, cô Mã Trung Ba, 43 tuổi, ở huyện Tân Huyền, tỉnh Hắc Long Giang, viết: “Sau khi bị hoại tử chỏm xương đùi nghiêm trọng vào năm 1998, gia đình tôi đã phải bán nhà để chi trả chi phí y tế. Bất chấp việc điều trị, tình trạng của tôi đã xấu đi đến mức tôi chỉ còn có thể bò đi.

“Cơn đau ở xương đã khiến tôi mất ngủ nhiều đêm. Tệ hơn, cơn đau không chỉ ở chân, và còn ảnh hưởng đến hai cánh tay và thân. Tôi không thể cầm bất cứ thứ gì và thậm chí khi ăn uống cũng cần phải có sự giúp đỡ. Thật khó để tôi tin rằng mình bị tàn phế ở độ tuổi 20.

“Trong dịp Tết Nguyên đán năm 1999, bà ngoại 80 tuổi nói với tôi: ‘Hãy tu luyện Pháp Luân Công với bà. Nó rất kỳ diệu.’ Bà cũng đưa tôi một cuốn sách Chuyển Pháp Luân.”

“Tôi đã đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân trong hai ngày và tham gia một nhóm luyện công gần nhà bà ngoại. Bốn ngày sau khi bắt đầu tu luyện, tôi đã có thể đi lại được. Tôi cười to và hét lên: ‘Tôi khỏe rồi! Tôi không đau nữa. Tôi ổn rồi’ Tất cả người thân ở nhà bà tôi đều bị sốc. Tôi nghe họ nói: ‘Điều này có thật không? Chúng ta đang mơ sao?’”

Tuy nhiên, cô Mã, người có cuộc đời mới nhờ Pháp Luân Công, đã bị tra tấn tàn bạo trong cuộc đàn áp. Cô đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia vào năm 2000, nơi cô bị đánh đập, treo lên và cấm ngủ trong chín ngày, dẫn đến những vết loét mưng mủ ở hai chân và bàn chân.

Báo cáo liên quan:

Trung Quốc: 232 vụ khởi kiện Giang Trạch Dân được đệ trình trong bốn ngày tại 19 tỉnh thành

Những báo cáo liên quan bằng tiếng Hán:

6月3~5日明慧收到329人诉江状副本

6月1日收到18省55县市162人诉江状

6月2日收到大陆15省145人诉江状副本


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/10/310658.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/13/151050.html

Đăng ngày 01-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share