Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ đoàn Nghệ thuật Thần Vận

[MINH HUỆ 26-05-2015] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Ngay trước khi Đoàn Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận lưu diễn, tôi đã đọc một bài viết trên Minh Huệ Net có tựa đề, “Liệu chúng ta có mất tập trung trong việc quảng bá Thần Vận hay không?” Tôi rất cảm động và thấy rằng có nhiều điểm dành cho tất cả các học viên.

Tôi nghĩ các học viên Đại Pháp buông lơi sứ mệnh cứu độ chúng sinh, trở nên vô cảm và thờ ơ. Ngày lại ngày sau khi làm những việc lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dần dần chúng ta quên mất lý do tại sao chúng ta tới đây. Nó không giống như: “tu luyện như thuở đầu.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Tôi đọc trong bài viết trên Minh Huệ Net: “Các học viên tu lâu đã bắt đầu cảm thấy rất mệt mỏi. Đó là quá trình lặp đi lặp lại hàng năm. Họ chỉ muốn làm theo các bước nhất định. Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, vấn đề thiếu sót căn bản của chúng ta là “cứu độ chúng sinh.” Thay vào đó, nó đã trở thành “chỉ đơn thuần làm ba việc” hoặc trong một số trường hợp, chỉ đơn thuần “làm cho xong”. Vì vậy, một số học viên đã buông lơi.”

Thật vậy. Nếu những diễn viên buông lơi trong tu luyện, làm sao chúng ta có thể trợ Sư Chính Pháp đây? Nếu chúng ta quên mất sứ mệnh của mình, liệu chúng ta có xứng đáng đảm nhận một sứ mệnh thần thánh hay không? Hơn nữa, Sư phụ đích thân dẫn dắt chúng ta trong hạng mục này.

Bài viết này tiếp tục đề cập đến: “Một số học viên đã trở nên ngạo mạn vì thành quả của họ. Họ coi thường người khác và quên rằng mọi khả năng chúng ta có được đều do Sư phụ. Đó chính là vô ơn. Sư phụ đang dẫn dắt Thần Vận. Trong quá trình này, Sư phụ đã cấp cho các học viên rất nhiều, kể cả các nghệ sỹ Thần Vận cũng như các học viên quảng bá Thần Vận.”

Tôi đưa vấn đề này ra vì tôi từng ôm giữ tâm đó. Khi có một chút thành tích, tôi chỉ nghĩ về mình mà không nghĩ đến Sư phụ. Ví dụ, khi làm chủ được một kỹ năng nhất định, tâm hoan hỷ sẽ nổi lên. Sau đó, tôi sẽ tự nhủ, “Điều đó là không đúng. Tôi đang suy nghĩ gì đây? Mọi việc chẳng phải đều do Sư phụ ban cho chúng ta hay sao!”

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị đối với một chút thành tích mà mình làm ra là hiu hiu tự đắc, chư vị đã đóng vai chính chưa? Ngay cả vai phụ chư vị còn chưa phải, có người còn đang là vai hề xấu! Đó là điều đệ tử Đại Pháp nên làm ư? Là điều Sư phụ bảo chư vị làm ư?” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại vùng đô thị New York năm 2013)

Tại sao tôi không minh bạch về việc này? Tôi đang bị động tâm vì điều gì đây? Có phải tôi đã bị động tâm bởi kỹ năng của mình được đề cao để tôi có thể trợ Sư Chính Pháp, hoặc rất hoan hỷ vì cuối cùng đã thể hiện được tài năng của mình? Tôi nhận ra từ sâu thẳm trong tâm, thực sự tôi đã che giấu chấp trước hiển thị. Thực tế, đôi khi các chấp trước này có thể rất khó phát hiện. Chúng ta phải loại bỏ các chấp trước này. Nếu không, một chấp trước của người thường có thể gây cản trở việc Sư phụ Chính Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan” (Ma Phiền, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Trời đất khó mà cản nổi con đường Chính Pháp
Chỉ là do nhân tâm của đệ tử làm vướng víu” (Phiền phức, Hồng Ngâm III)

Một ngày nọ tôi có một giấc mơ. Trước khi đi lưu diễn, chúng ta có một Pháp hội quy mô nhỏ. Tôi ngồi trên cầu thang. Sau đó, trước khi rời đi, Sư Phụ đã giúp tôi chỉnh sửa một số động tác vũ đạo và dạy tôi cách sử dụng phần bắp tay. Sư phụ ở bên dưới cầu thang, trong khi tôi ở phía trên. Vì tôi vẫn chưa thực hiện một cách chuẩn xác, Sư phụ nói điều gì đó giống như, “Xuống đây ta sẽ chỉ cho con.”

Sau đó tôi tự hỏi: tại sao Sư phụ ở phía dưới còn tôi ở trên đỉnh? Có phải tôi đã đặt bản thân mình quá cao, và không đặt Pháp lên hàng đầu chăng? Liệu tôi đã quá coi trọng bản thân mình, vì thế quên mất tu luyện là trên hết và quan trọng nhất không? Bởi vì chỉ bằng cách tu luyện tốt bản thân, chúng ta có thể làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu.

Sư phụ đã giảng:

“Là chư vị mà nói, các đệ tử Đại Pháp, càng đến cuối càng nên bước đi cho tốt con đường của mình, tận dụng thời gian tu bản thân cho tốt. Làm một lô các việc xong rồi, quay đầu lại nhìn một cái, [chư vị có thể thấy] đều là dùng nhân tâm mà làm. Con người làm việc con người, mà lại không dùng chính niệm, không có uy đức của đệ tử Đại Pháp ở trong đó. Nói cách khác, trong con mắt của chư Thần, đó đều là những việc hồ lộng cho qua mà thôi, chứ không là uy đức, cũng không là tu luyện, đành rằng là đã làm rồi. Chư vị nói xem đó chẳng phải làm mà phí công sao?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Trong mơ, những lời cuối cùng Sư phụ nói là: “Xuống đây. Ta sẽ chỉ cho con.” Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rất rõ ràng. Sau khi thức dậy, tôi thực sự cảm thấy rất xấu hổ.

Sư phụ đã giảng:

Công năng của chư vị cũng vậy, sự khai công của chư vị cũng vậy, đều là trong khi tu Đại Pháp chư vị mới đắc được [như thế]. Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng tu luyện nên được đặt lên hàng đầu, và mọi việc nên đặt ở hàng thứ hai. Tôi cần phải đặt Pháp lên đầu.

Tôi nhớ như in rằng Sư phụ đã chỉnh hai động tác vũ đạo trong giấc mơ. Khi tôi chia sẻ kinh nghiệm với một đồng tu, tôi ngộ ra đó là động tác đầu tiên và kết thúc của một trích đoạn múa nhất định. Chúng tôi ngộ ra rằng điều đó có nghĩa là một người phải hoàn thiện những gì họ đã bắt đầu. Nếu chúng ta muốn tham gia vào một nhiệm vụ thần thánh như vậy, chúng ta phải làm việc đó thật tốt. Chúng ta tuyệt đối không thể lừa gạt những người xung quanh.

Tại buổi tổng duyệt cuối cùng trước khi lưu diễn, tôi bị đau chân khi chạy ra khỏi sân khấu. Sư phụ giảng, “không có bất kỳ sự kiện nào là ngẫu nhiên” (Giảng Pháp tại Pháp Hội lần đầu ở Bắc Mỹ)

Tôi ngộ ra đó chắc hẳn là can nhiễu. Tôi không bị động tâm, nhưng biết đó là do tôi có sở hở trong nhận thức về Pháp nên tôi gặp phải sự can nhiễu này.

Thực tế, từ lâu tôi nhận ra mình đã buông lơi và không thể tập trung khi phát chính niệm. Nhiều lần, tôi không thể tập trung khi phát chính niệm. Thỉnh thoảng những niệm đầu ngoại lai sẽ xuất hiện. Tôi đấu tranh với bản thân, vì tôi không biết sự nguy hiểm của việc phát chính niệm không tốt. Tại sao tôi không thể tập trung? Tôi nghĩ rằng đó là do tôi đã không thực sự coi trọng nó.

Giả định rằng tôi đang ở trên núi, tôi sẽ được bảo hộ tốt hơn. Tuy nhiên, khi lưu diễn, phát chính niệm đặc biệt quan trọng, bởi vì chúng tôi có thể bị can nhiễu. Khi lưu diễn trở về, tôi sẽ nghiêm túc phát chính niệm. Sư phụ yêu cầu chúng ta thực hiện tốt ba việc. Tôi đã làm tốt chưa? Tôi đã làm không tốt, bởi vì đôi khi lúc học Pháp, tâm của tôi bị sao nhãng. Không những tầng thứ của tôi không được đề cao mà còn bị rớt. Tôi nghĩ đó là vì mình không nhận ra sự nghiêm túc của tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ: Tôi nói thế này nhé, đệ tử Đại Pháp tiến về viên mãn cần làm tốt ba việc; phải vậy không? Phát chính niệm là một việc trong đó, trọng yếu như thế thì vì sao thực hiện chưa tốt?! Tại sao coi nó [quá] đơn giản, không coi trọng nó? Đã biết được rằng trọng yếu đến vậy rồi, ngoài ra một trong ba việc ấy chư vị thực hiện không tốt thì làm sao đây?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

“Rất nhiều người phát chính niệm một cách qua loa lấy lệ. Chư vị mà không thanh lý sạch sẽ những thứ đó trong thân thể chư vị, thì tu luyện của chư vị sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng những thứ đó chỉ một niệm là tiêu diệt mất tiêu. Chư vị chính là chính niệm không đầy đủ, chính niệm không xuất ra nổi, chính là không khởi tác dụng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Lần này, tôi thực sự thức tỉnh. Tại sao trước đây tôi không cố gắng làm tốt? Tại sao tôi chỉ ngộ ra vấn đề đó sau khi có một vài chuyện đã xảy ra? Tôi cảm thấy rất hối hận. Nhưng tôi không để nó can nhiễu. Tôi không chấp nhận nó, vì đây là an bài của cựu thế lực.

Đó là vì tôi có nhiều sơ hở trong tu luyện nên đã bị can nhiễu của cựu thế lực. Tuy nhiên, chúng không có quyền can nhiễu chúng ta, vì chúng ta đang trợ Sư cứu độ chúng sinh. Cựu thế lực không xứng để can nhiễu chúng ta. Tuy nhiên, tôi phải hướng nội, và cầu xin Sư phụ trợ giúp.

Vừa nhẩm “Hồng Ngâm” của Sư phụ, tôi đã dùng chính niệm để hoàn thành buổi biểu diễn. Tu luyện là vấn đề nghiêm túc, và tôi tuyệt đối không thể chủ quan. Chính chấp trước an dật khiến tôi quá buông lơi, lười biếng, và không tinh tấn. Nếu tôi tiếp tục ở trong trạng thái này trong một thời gian dài, nó sẽ rất nguy hiểm! Chúng ta không thể cho phép các chấp trước an dật can nhiễu và phải duy trì trạng thái tu luyện như thủa ban đầu.Chúng ta không cho phép những gì chúng ta làm không tốt trong tu luyện can nhiễu đến việc cứu độ chúng sinh. Tất nhiên, Sư phụ sẽ không để chuyện đó xảy ra, vì Sư phụ đang quản tất cả mọi việc. Chỉ khi chúng ta tu luyện bản thân và làm tốt ba việc Sư phụ yêu cầu, chúng ta có thể xứng đáng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, phi thường thù thắng này.

Đêm đó, tôi quyết định đả tọa. Chỉ ba ngày trước khi lưu diễn đầu tiên. Tôi không thể để cái chân bị thương can nhiễu tôi thực hiện việc cứu độ chúng sinh. Tôi ngồi đả tọa trong một giờ và phủ nhận tất cả các can nhiễu, và nhẩm đi nhẩm lại “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Ngày hôm sau, chân của tôi bị sưng lên, có nghĩa là nghiệp lực đã xuất ra. Trong lớp, tôi đã cố gắng chịu đựng hết sức mình để hoàn thành mọi động tác vũ đạo. Đêm đến, chỗ sưng đã đỡ. Ngày thứ ba, cái chân đó của tôi khá hơn, như thể nó chưa từng bị thương bao giờ. Đây thực sự là uy lực của Đại Pháp. Tôi biết rằng Sư phụ đã chịu đựng giúp tôi. Vào khoảnh khắc đó, không có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm giác của tôi. Nhân đây, tôi muốn cảm tạ Sư phụ một lần nữa!

Trong thời gian lưu diễn, tôi cũng gặp rất nhiều vấn đề khác nhau khảo nghiệm chấp trước, cuối cùng tôi đã dùng chính niệm để vượt qua. Miễn là vào thời điểm đó chúng ta nghĩ mình là người tu luyện, chắc chắn chúng ta có thể vượt qua.

Ví dụ, lưng của tôi bắt đầu đau, nhưng tôi không quan tâm nhiều đến nó. Sau đó, cơn đau trở nên tệ hơn khi tôi luyện tập cho đến khi không thể chịu nổi. Lúc đầu, nó bị đau khi tôi uốn cong người về phía sau. Sau đó, tôi không thể hoàn thành bài tập trên lớp. Ngay cả uốn về phía trước một chút sẽ đau không thể chịu nổi. Tôi quyết định phát chính niệm và phủ nhận tất cả những gì mà cựu thế lực áp lên người tôi. Tôi cũng cầu xin Sư phụ từ bi giải quyết các mối quan hệ nhân duyên. Nhưng cơn đau đã không thuyên giảm.

Tôi thực sự cảm thấy bối rối. Tôi cảm thấy mình không thể làm được gì. Tôi không thể làm tốt trong lớp học, và khi tự luyện vũ đạo, tôi chỉ có thể luyện được rất ít. Nhưng tôi bắt đầu nhận ra mình có quá nhiều chấp trước. Ví dụ, khi có thời gian tự luyện, tôi thấy nhiều bạn tập quay một chân cao hơn đầu mình. Tôi ganh tị với họ và nghĩ khi lưng của mình phục hồi mình cũng có thể làm được như vậy. Nhưng đây là một chấp trước truy cầu. Thời gian dường như trôi đi rất chậm. Tôi bắt đầu cảm thấy bị động tâm, như thể tôi đã bị mắc kẹt ở đây và không thể thoát ra.

Cho đến ngay trước khi biểu diễn, lưng của tôi vẫn còn đau. Tôi cố gắng hết sức phủ nhận, để không cảm thấy đau. Sau khi nhẩm “Luận Ngữ,” Tôi đột nhiên nghe thấy một giọng nói trong đầu. Ý của thông điệp là: “Lúc đầu nó không nghiêm trọng, nhưng tôi đã biến nó thành khổ nạn“. Tim tôi như ngừng đập. Đúng, nó không đau như tôi tưởng tượng hay cảm nhận. Đó chẳng phải là trường hợp “tùy tâm nhi hóa”? (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân) Tôi nên thay đổi tâm của mình về vấn đề này. Khi ngộ ra điều này, ngay lập tức lưng của tôi cảm thấy đỡ hơn nhiều.

Đồng thời, tôi bắt đầu tập nhiều động tác hơn, hàng ngày nắm lấy cơ hội luyện tập nhiều hơn. Tâm của tôi càng ngày càng chính. Con xin cảm tạ Sư phụ đã điểm hóa cho con. Nó đúng như Sư phụ đã nâng tôi lên và đẩy tôi về phía trước. Sau đó, lưng của tôi vẫn còn đau, nhưng tôi có thể sử dụng chính niệm để chống lại.

Một ngày, một đồng tu hỏi tôi, “Lưng của bạn vẫn còn đau à?” Tôi không biết phải trả lời như thế nào, vì cảm thấy lưng tôi đã khá hơn nhiều. Nhưng cuối cùng, tôi lại trả lời vẫn đau. Nói như thế, thực sự tôi đã chiêu mời rất nhiều rắc rối, bởi vì tôi đã thừa nhận sự bức hại của cựu thế lực. Ngày hôm đó, trước buổi biễu diễn, lưng tôi rất đau khi luyện tập. Tôi biết rằng đây là tốt xấu xuất tự một niệm. Vài ngày sau, nó thực sự giống như một khảo nghiệm sinh tử, và điều đó đã minh chứng mức độ tín tâm của tôi vào Sư phụ và Pháp. Vào thời điểm đó nếu tôi hoàn toàn tín Sư, triệt để phủ nhận sự bức hại của cựu thế lực, thì sự việc sẽ không xảy ra.

Sư phụ giảng:

“Nơi thế gian này chính là ở trong ‘mê’, trạng thái của người tu luyện cũng là tu trong cái tin và không tin.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp”)

Tôi ngộ ra rằng trong tu luyện, không có việc gì xảy ra là ngẫu nhiên. Cho dù đó là do nghiệp lực hay chuyện gì khác, tôi cần phải nghĩ rằng tất cả mọi chuyện đã xảy ra đều là một hảo sự, là cơ hội để đề cao bản thân và tu luyện tâm tính. Sau đó, tôi sẽ vượt qua khảo nghiệm. Miễn là tôi tín Sư và đề cao tầng của mình từ trong Pháp. Với sự gia trì của Sư phụ, cựu thế lực không chỉ thất bại trong việc can nhiễu tôi, thay vào đó chính niệm của tôi sẽ trở nên mạnh hơn.

Sư phụ giảng:

“Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Miễn là tôi luôn nhớ đo lường bản thân mình theo tiêu chuẩn của người tu luyện, tôi có thể vượt quan. Dưới sự an bài của Sư phụ, có hai ngày nghỉ sau hai buổi biểu diễn. Hai ngày này, thay vì ra ngoài với cả nhóm, tôi chỉ học Pháp, nghe các bài giảng của Sư phụ, luyện công, và phát chính niệm. Sau khi học Pháp và hướng nội tìm được rất nhiều thiếu sót, lưng của tôi dần dần trở nên đỡ hơn. Tôi ngộ ra rằng vào những thời điểm quan trọng, bất cứ ý niệm nào xuất ra đều rất trọng yếu.

Vào những thời khắc khó khăn nhất, miễn là chúng ta nghĩ đến Sư phụ, chúng ta có thể chắc chắn vượt qua những trở ngại! Con xin cảm tạ Sư phụ, đã ban cho cơ hội này, cho phép con sử dụng hình thức này để trợ Sư Chính Pháp! Sư Phụ đã làm rất nhiều cho chúng ta. Tôi chỉ có thể xứng đáng với ân sủng cứu độ của Sư phụ nếu tôi tu luyện tốt, và làm tất cả mọi việc mà Sư phụ yêu cầu!

Trên đây là nhận thức của cá nhân tôi. Nếu có bất cứ điều gì không phù hợp, mong đồng tu vui lòng chỉ ra.

Con xin cảm tạ, Sư phụ! Cảm ơn mọi người!

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 2015 tại New York)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/26/310043.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/27/150788.html

Đăng ngày 26-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share