[MINH HUỆ 08-04-2015] Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Người tu luyện nên dĩ Pháp vi sư. Khi người khác chỉ ra điểm thiếu sót của đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên đối chiếu hành vi của mình với Pháp, hướng nội, tu chính bản thân, và tìm ra nguyên nhân khiến mình chưa tín Sư tín Pháp.

* * *

Tiếp theo Phần 2

Tôi còn trao đổi với vị Thần tiên ấy một vấn đề khác khiến tôi lo ngại: tại sao có nhiều học viên đã khai mở thiên mục lại rơi rớt trong tu luyện?

Ông ấy trả lời đại ý như sau: “Một người tu luyện sẽ không gặp phải vấn đề này nếu người đó tín tâm đầy đủ vào Sư phụ và Pháp. Một số người hoài nghi Pháp khi họ mới bước vào tu luyện, và một số người cho tới nay vẫn còn hoài nghi những vấn đề rất căn bản. Những người này không có nền tảng tu luyện vững chắc, cho nên họ không thể chiểu theo Pháp để quy chính bản thân mỗi khi gặp rắc rối. Dần dần, họ sinh ra giả tướng, và tin vào giả tướng mà họ nhìn thấy chứ không tin vào Pháp.”

“Một số người nghĩ rằng kiếp trước họ đã từng là những danh nhân lịch sử. Họ cho rằng đây là lý do tại sao trong đời này họ thật thông minh. Thật ra những gì họ thấy chỉ là giả tướng. Trí huệ của một người tu luyện đến từ Pháp, chứ không phải từ một danh nhân lịch sử hay từ những ảo giác ma mị nào cả. Một khi họ tự đánh giá cao bản thân như thế, rắc rối sẽ tìm đến họ. Họ sẽ tự tâm sinh ma, tình trạng sẽ càng ngày càng tệ. Cuối cùng, họ sẽ không thể cứu vãn được nữa.”

Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang dùng lời của vị Thần tiên để điểm hóa chỉ ra những thiếu sót cho chúng ta. Nhìn lại quá trình tu luyện của bản thân, tôi đã xuất được một số công năng trong khi bản thân vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng Sư phụ. Nhờ có những công năng đó mà tín tâm của tôi đối với Sư phụ và Pháp được mạnh mẽ hơn. Tôi thấy mình thật thua kém nếu so sánh với những đồng tu không có công năng nhưng vẫn tín tâm toàn phần vào Pháp dựa trên thể ngộ của họ.

công năng không phải là điều gì đó đáng để vui mừng hay tự hào. Thiên mục của tôi đã khai mở, tôi đã bị lôi kéo bởi những giả tướng mà mình thấy. Tôi đã có thể đột phá được giả tướng đó vì tôi đã vứt bỏ được tâm chấp trước hiếu kỳ và hoan hỷ. Tuy vậy, một số học viên sẽ không thể thoát khỏi những ảo tượng này nếu họ vui mừng với những công năng của mình.

Một vài học viên thậm chí còn viết bài chia sẻ dựa trên những giả tướng mà họ nhìn thấy. Việc này chẳng phải dẫn người đọc đi sai đường hay sao? Nếu người đọc bị tà ngộ thì ai sẽ vui mừng nhất? Đó là đám lạn quỷ tạo ra loại can nhiễu này. Một số học viên không thể dùng Pháp để nhận định những giả tướng ấy. Họ nghĩ rằng những giả tướng ấy là thật, và ngày càng ly khai khỏi Pháp. Ngay khi một người tu luyện tự mãn với bản thân mình, ma quỷ sẽ dùi vào sơ hở đó và phóng đại nó lên, khiến học viên này càng lúc càng kiêu căng tự phụ hơn. Do đó, người tu luyện cần phải vứt bỏ chấp trước tò mò, hoan hỷ, và tự mãn.

Sư phụ giảng:

“Hiện nay ở lớp này có những người cảm thấy tự mình khá lắm, thái độ nói chuyện khác [thường]. Bản thân mình vốn là gì, thì ngay tại Phật giáo cũng là điều rất kỵ huý [không nói đến].” (Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta thật sự cần phải ghi nhớ điều này và chú ý từng lời nói, từng hành vi của mình.

Vị Thần tiên còn cho tôi biết rằng một vài đệ tử chỉ tin một phần của Pháp. Họ không tin vào những lời giảng trong Pháp mà họ chưa trải nghiệm qua. Niềm tin của họ dựa trên quan niệm cá nhân. Một số người không hoàn toàn tin tưởng những gì Sư phụ giảng về nghiệp bệnh, nên họ không thể trải nghiệm uy lực của Đại Pháp ở phương diện này, từ đó tín tâm của họ phai nhạt dần.

Vị Thần tiên nói rằng một số học viên là người rất có năng lực trong xã hội người thường, nhưng ngộ tính của họ lại rất kém. Họ tổ chức tốt những hoạt động của Đại Pháp, và bề ngoài trông họ có vẻ tu luyện tinh tấn lắm. Nhưng họ không học Pháp và luyện công tốt. Khi không có người nhìn thấy, họ lại hành xử theo quan niệm của người thường và không thực tu. Họ không thể chấp nhận lời phê bình, và cố gắng che đậy những chấp trước của mình. Chư Thần thật sự coi thường những loại người này.

Lời ông nói khiến tôi nhớ lại một đoạn Pháp:

“Thần: Trong số họ còn có người đến tìm ở Pháp phía được họ cho là tốt đối với họ, chứ không buông phía mặt kia vốn dẫn đến việc bản thân họ không thể toàn bộ nhận thức Pháp.” (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi chưa bao giờ chú ý tới đoạn này, và chưa từng nghĩ rằng một số học viên đang mắc phải vấn đề này.

Sau đó, tôi suy ngẫm lại câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa. Ông chưa bao giờ nghi ngờ sư phụ của ông. Sư phụ của ông đã an bài rất nhiều khổ nạn và khó khăn cho ông, nhưng ông chưa bao giờ khởi tâm bất kính đối với sư phụ. Tất cả những gì ông làm là hướng nội tìm sai sót và cố gắng làm tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của sư phụ. Nhờ tín tâm vững chắc như thế, ông đã đắc chính quả và trở thành một vị Phật.

Ngược lại, một số đồng tu của chúng ta lại lấy bản thân làm trung tâm. Mỗi khi gặp khó nạn họ lại nghi ngờ Đại Pháp. Có một học viên nọ, cũng được nhiều người biết đến, đã không thể vượt qua khảo nghiệm nghiệp bệnh và đã nhập viện. Trong bệnh viện, anh ta hỏi kín tôi một câu: “Rốt cuộc Pháp này là thật hay giả vậy? Trước giờ tôi không ngừng băn khoăn. Giờ hãy nhìn tình trạng của tôi đi. Pháp này không hiệu nghiệm gì cả.”

Nhưng theo quan điểm của tôi, Đại Pháp vốn dĩ đã kéo dài thọ mệnh cho anh ta rồi. Anh ta đã bộc bạch hết tất cả mối nghi ngờ của mình, và không chịu lắng nghe người khác. Anh ta nghĩ rằng mình đã thực hiện và phó xuất rất nhiều cho Đại Pháp, vậy nên Sư phụ lẽ ra phải đối xử đặc biệt với anh ta, đó là hãy hạ bỏ nghiệp bệnh ngay cả khi anh không tu luyện chân chính. Anh ta cố gắng thỏa hiệp với Sư phụ và muốn được đối đãi đặc biệt mà không cần phải thực tu. Anh ta ôm giữ rất chặt những chấp trước và nghi tâm của mình. Mặt khác, anh ấy lại cũng muốn thử một phen và nhờ các đồng tu phát chính niệm hỗ trợ anh, trong khi vẫn đến bệnh viện để điều trị.

Hậu quả là anh đã qua đời vào ngày thứ hai. Đến bệnh viện chữa bệnh nghĩa là truy cầu phương tiện của người thường, do đó kết quả trị bệnh cũng phải phù hợp với pháp lý ở tầng người thường này.

Vị Thần tiên còn kể về một nhóm học viên khác, họ kiên định tín Sư tín Pháp và đang chân chính thực hiện thệ ước của mình. Họ đã làm rất nhiều điều cho Đại Pháp. Tuy vậy, họ lại thực hiện công việc bằng cách của người thường. Họ không học Pháp hay luyện công tốt.

Thật ra, tận sâu trong tâm những đệ tử này vẫn chưa tin rằng họ có thể được Pháp ban cho trí huệ để làm việc Đại Pháp, và tu luyện tinh tấn có thể khiến việc Đại Pháp được hoàn thành dễ dàng hơn. Họ vận dụng những phương thức của người thường để làm việc Đại Pháp, do vậy trên thực tế họ đang bám vào pháp lý ở tầng của người thường. Cho nên một số pháp lý của người thường vẫn ức chế họ, chẳng hạn như bị lão hóa hoặc đột quỵ do làm việc quá sức.

Những học viên không tu luyện cá nhân một cách tinh tấn thậm chí còn nghĩ rằng làm việc Đại Pháp tốt cũng giống như sinh mệnh được bảo hiểm, và Sư phụ sẽ giúp họ vượt qua nghiệp bệnh bởi vì họ tin tưởng vững chắc vào Sư phụ. Điều này chẳng phải nguy hiểm hay sao?

Có những học viên như thế ở xung quanh tôi. Kỳ thực, tôi nhận ra bản thân cũng có vấn đề tương tự. Tôi nghĩ rằng tôi đã kiên định vào Pháp, nhưng vẫn chưa đạt 100%.

Sư phụ giảng:

“Thực ra tôi vẫn luôn giảng rằng, tu luyện không ảnh hưởng đến thực thi công việc Đại Pháp; nhất định là vậy. Bởi vì luyện công có thể tiêu trừ mệt mỏi một cách tốt nhất, là biện pháp khiến thân thể khôi phục nhanh chóng nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Đôi khi tôi cảm thấy kiệt sức vì làm việc Đại Pháp. Thay vì luyện công, tôi lại đi ngủ. Trên thực tế, hành vi của tôi cho thấy rằng tôi vẫn chưa hoàn toàn tin vào uy lực của Pháp ở phương diện này. Tôi đã không tin rằng mình có thể phục hồi sức lực sau khi luyện công. Đây là một sơ hở trong tu luyện của tôi. Hậu quả là tôi mệt mỏi rã rời giống như người thường. Sau khi hướng nội thật sâu, tôi nhận ra rằng mình vẫn chưa nhận thức tốt và tin tưởng vững chắc vào lời giảng của Sư phụ về vấn đề này.

Tôi có quen hai đồng tu cùng gặp quan nghiệp bệnh sau khi bị tra tấn trong tù. Cả hai đều không bận tâm về việc đó, nhưng kết quả của mỗi người lại khác nhau. Học viên thứ nhất bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Chính quyền địa phương thậm chí còn cho tiền gia đình anh ấy để người nhà không khởi kiện họ. Tuy nhiên, học viên này đã học Pháp và luyện công rất tốt. Một tháng sau, anh đã hoàn toàn hồi phục. Sự việc đến nay đã bảy năm rồi. Hiện giờ anh ấy vẫn đang tinh tấn làm ba việc. Các quan chức đã chứng kiến điều kỳ diệu này và đã ngừng sách nhiễu anh.

Trái lại, vị đồng tu kia thì không học Pháp và luyện công đều đặn, mặc dù anh đã không lo nghĩ nhiều về căn bệnh, và vẫn giảng chân tướng cho người dân. Tôi biết rằng anh không thật sự tin rằng luyện công có thể giúp anh hồi phục. Trong suy nghĩ của anh, Sư phụ sẽ bảo hộ anh khỏi mọi bệnh tật nếu anh không ngừng nói cho mọi người biết về sự thật của Pháp Luân Công. Thật ra anh vẫn lo lắng về bệnh tình của mình, và ôm hy vọng rằng Sư phụ sẽ giúp vì anh chuyên tâm đi giảng chân tướng.

Ngoài ra, vị này còn rất nóng tính. Các đồng tu thường nhắc nhở anh không được để ma tính khống chế. Tuy thế anh vẫn luôn che đậy tâm nóng giận của mình và từ chối tiếp thu lời khuyên. Anh đã qua đời ba năm sau đó. Thật là kỳ diệu vì anh đã sống thêm được ba năm sau khi bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. Nhưng tiếc là anh đã không thể quy chính bản thân trong ba năm đó. Thật đáng tiếc!

Sư phụ giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, dẫu trong lịch sử đã ký kết ước [nguyện] nào đó, [nhưng] hôm nay chư vị chính niệm rất đầy đủ, không thừa nhận chúng, chư vị không muốn như thế, thì chư vị có thể phủ định chúng. Nhưng đã thuộc loại này thì có phần khó thực hiện hơn. Khó là khó ở chỗ cựu thế lực không dễ dàng buông bỏ chư vị; họ muốn lấn chỗ sơ hở của quý vị; hễ chư vị có điểm sao nhãng thì chúng liền dùi vào chỗ sơ hở.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc)

Ai không hiểu rõ lời giảng này và không thể nhận ra tu luyện là nghiêm túc, thì người đó sẽ không dụng tâm đúng mức vào tu luyện cá nhân và cũng không nhận ra mình đang ở trong nguy hiểm nhường nào. Tính khí nóng nảy là một ví dụ điển hình cho sơ hở mà cựu thế lực có thể lợi dụng. Vị đệ tử này đã không nhận ra mức độ nguy hiểm của nó.

Cuối cùng, vị Thần tiên nói với tôi rằng nếu ông khởi bất kỳ tâm chấp trước nào, có thể ông đã chết cách đây 1.700 năm rồi. Trong 1.700 năm qua, nếu ông khởi lên bất kỳ quan niệm nào giống như thế, thì ông cũng sẽ lập tức ngã xuống chết ngay.

Tôi đã chứng kiến một vài đồng tu không thể vượt qua khảo nghiệm nghiệp bệnh và đã đi bệnh viện, cuối cùng vẫn qua đời. Đối với một người thường, sinh mệnh đã được định trước. Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh giai đoạn cuối, rất có thể là thọ mệnh của người đó sắp kết thúc. Trong trường hợp đó, làm sao bệnh viện có thể cứu mạng người ấy được?

Tôi thấy có nhiều học viên học Pháp và luyện công rất chiếu lệ, và không thật sự quy chính bản thân. Họ không thể từ Pháp mà tháo gỡ nút thắt trong tâm. Họ che đậy nhiều nỗi ưu phiền của người thường sâu trong tâm. Khi họ gặp chuyện phiền phức thì những ưu lo ấy sẽ thể hiện ra.

Tuy vậy, họ không từ trong Pháp mà giải quyết vấn đề. Thay vào đó, những lo lắng của họ bị quan niệm người thường làm phình to lên. Khi hướng nội, họ chỉ nhìn ở tầng bề mặt. Họ chôn giấu rất sâu những chấp trước của mình. Họ vẫn giữ chính niệm khi học Pháp, nhưng hễ đặt quyển sách xuống thì từ ngôn từ tới hành vi của họ đều mang đầy quan niệm người thường.

Khi nhìn thấy những vấn đề này, tôi cũng tự xem xét bản thân. Tôi nhận ra rằng mỗi chấp trước của mình là một mối nguy hại và là một chướng ngại trên con đường tu luyện, và nó có thể dẫn đến cái chết. Nếu tôi không tuân theo chặt chẽ tiêu chuẩn của Pháp, không thể loại bỏ mọi chấp trước, và để những chấp trước ấy tích lũy, rất có khả năng tôi sẽ không thể vượt qua được khảo nghiệm sinh tử.

Lẽ ra chúng ta đã có thể tránh được rất nhiều tổn thất. Nhiều đồng tu đáng lẽ đã không qua đời. Trong quá trình tu luyện, một người có thắc mắc gì đó cũng là bình thường. Nhưng chúng ta không nên để những câu hỏi ấy tích lũy lại. Nếu có thắc mắc, chúng ta phải tìm câu trả lời ở trong Pháp, và chúng ta phải mở lòng ra để giao tiếp với các đồng tu. Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện chắc chắn có thể giúp chúng ta đề cao. Nếu chúng ta vứt bỏ được chấp trước vào tự ngã, chúng ta sẽ có thể tìm thấy được tự ngã chân chính, vô vị kỷ của mình.

Trên đây là những thể ngộ của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra những điều chưa đúng. Tại đây, tôi cũng muốn nhắc nhở những đồng tu nào có thiên mục khai mở: nếu các bạn nhìn thấy các Giác Giả trong khi nhập định, đừng khởi tâm hiếu kỳ hay hoan hỷ. Người tu luyện phải chiểu theo Đại Pháp mà làm. Đừng cố bắt chuyện với họ. Nếu bạn khởi tâm hiếu kỳ và cố gắng nói chuyện với họ thì bạn sẽ bị can nhiễu, công của bạn sẽ bị loạn. Tôi sẽ không nói chuyện với vị Thần tiên ấy nếu tôi không gặp trực tiếp ngoài đời. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ tầm quan trọng của vấn đề “bất nhị pháp môn”. Mọi thứ cần phải được quy chính theo Pháp để lưu lại cho tương lai.

(Hết)


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/4/8/307165.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/22/149841.html

Đăng ngày 25-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share