Bài viết của Trương Vận ở Toronto, Canada

[MINH HUỆ 11-06-2015] Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, hàng trăm học viên Pháp Luân Đại Pháp ở khắp Trung Quốc đã khởi kiện cựu độc tài cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, và số đơn kiện đang tăng lên hàng ngày.

Nhiều học viên, những người buộc phải rời Trung Quốc bởi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và được phép cư trú ở nước ngoài cũng đã đệ đơn kiện cựu độc tài này.

Để hướng công chúng chú ý đến làn sóng các vụ kiện bất ngờ này, vào ngày 8 tháng 6 năm 2015, các học viên ở Toronto đã dựng lên một bức tường biểu ngữ dọc theo các con phố St. George và Bloor gần Tổng lãnh sự quán Trung Quốc.

459bc41555fadef5661691098b6b365e.jpg

f400a926d30d182a0e6051d06ac91b98.jpg

e9dbbe372fff20cecaf5ad17b255d44e.jpg

b406f18fa3d9b9ad1c47952389ec20ed.jpg

3c462622fe07e0815592503e05a6af4d.jpg

Người qua đường ký tên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

fc2cf12c551d6346317aad96faf9542d.jpg

Một nhà văn tự do phỏng vấn một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Nhiều người đã đến để tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra. Chỉ trong vài giờ, hơn 160 người đã ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng của chế độ Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công mà không được họ đồng ý, nhằm thu nguồn lợi nhuận vô nhân đạo.

Trước khi xin tỵ nạn ở Canada, nhiều học viên ở Toronto đã bị bức hại ở Trung Quốc. Tất cả họ đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao Trung Quốc.

Gia đình bác sỹ nhi khoa kiện Giang Trạch Dân

3355e0ace1889193ae2de15fc1864607.jpg

Tiến sỹ Trịnh Trí (bên phải) và mẹ ông. Gia đình ông đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân

Tiến sỹ Trịnh Trí và vợ đều là các bác sỹ nhi tại Bệnh viện 153 ở thành phố Liêu Dương, Trung Quốc. Bố ông là một bác sỹ trị liệu và là Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp.

Sau khi Giang Trạch Dân kêu gọi bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên quy mô toàn quốc, giám đốc bệnh viện đã cấu kết với đồn công an địa phương và truyền hình địa phương để thực hiện một chiến dịch chính trị nhắm vào tiến sỹ Trịnh.

Hàng ngày, tiến sỹ Trịnh buộc phải tham gia các cuộc họp mà ở đó ông bị giám đốc bệnh viện công khai nhục mạ, đe dọa, chửi rủa. Các bác sỹ, y tá và nhân viên của bệnh viện được yêu cầu dự họp và chứng kiến tiến sỹ Trịnh bị nhục mạ.

Ông đã bị sa thải. Bệnh viện ngừng trả lương cho ông và chỉ cho ông 180 tệ mỗi tháng (khoảng 29 USD) để sinh sống.

Vợ ông cũng bị liên đới và bị sa thải. Chỉ chưa đầy một năm, bố ông đã qua đời do bị sách nhiễu.

Cuộc bức hại mở rộng đến cả các chị em và gia đình của tiến sỹ Trịnh, những người cũng thường xuyên bị theo dõi và sách nhiễu.

Khoảng 10 ngày sau khi sinh con trai, gia đình ông Trịnh buộc phải chạy trốn khỏi thành phố. Sau đó họ đã thoát được sang Thái Lan, nơi Liên Hợp Quốc hỗ trợ họ xin tỵ nạn ở Canada. Họ đến Canada vào năm 2006.

Bà Cao Thuận Tần đệ đơn kiện Giang Trạch Dân

ed7cadd7feb48d510fe6beda23b13325.jpg

Bà Cao Thuận Tần đứng trước một tấm biểu ngữ mang dòng chữ: Đưa Giang ra công lý

Bà Cao Thuận Tần, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân và gửi chúng qua đường bưu điện, cùng với tất cả bằng chứng có được về sự tra tấn mà bà phải chịu đựng, tới Tòa án Tối cao và Viện kiểm sát Tối cao của Trung Quốc.

Bà Cao đã bị bắt nhiều lần, bị giam giữ và bị tổn thương nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà bị đánh đập trong trong khi bị tạm giam, bị buộc tẩy não, cấm ngủ, cùm tay, treo lên và bị tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến bà mất trí nhớ.

Vào tháng 4 năm 2004, bà Cao một lần nữa lại bị công an địa phương và Phòng 610 giam giữ. Trưởng Phòng 610 Trần Thất Di ra lệnh tiêm bà bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Bà đã bị chóng mặt và tim đập nhanh, những triệu chứng đó ngày càng tồi tệ hơn. Sau đó bà bắt đầu bị mất trí. Vào tháng 6, khi đang bị giam giữ tại Trại Lao động cưỡng bức Hà Loan, bà đã mất khả năng tập trung.

Vào tháng 11, bà bị sốt cao, đau chân nghiêm trọng và không thể đi lại được. Sau đó, răng bà bắt đầu lung lay và rụng, cơ thể bà thì sưng phù.

Vào tháng 5 năm 2005, con trai bà đã đón bà từ trại cưỡng bức lao động. Bà đã cận kề cái chết. Do mất trí, bà không thể nhận ra con trai mình.

“Giang là thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999,” cô Trương, người điều phối sự kiện, nói.

“Giang đã mở rộng cuộc bức hại ra bên ngoài Trung Quốc, gồm cả Canada. Trong nhiều năm, Lãnh sự quán Trung Quốc đã dựng lên những màn kịch và thông tin bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, đầu độc tâm trí nhiều người Trung Quốc. Những lời dối trá của họ đã kích động thù hận đối với Pháp Luân Đại Pháp.”

Cô nói thêm: “nhiều học viên bên ngoài Trung Quốc có tên trong danh sách đen, cản trở việc họ quay lại Trung Quốc”.

Cô Trương xác nhận mục tiêu hàng đầu của sự kiện là nói với thế giới rằng Giang Trạch Dân phải bị đưa ra công lý vì đã gây ra cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/11/310746.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/13/151039.html

Đăng ngày 21-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share