Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 08-01-2015] “Hệ thống tư pháp là tuyến phòng ngự cuối cùng cho công bằng xã hội,” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu vào năm 2014, lặp lại Những nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của pháp luật do Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1985 nhằm công nhận một hệ thống luật pháp độc lập là một điều cần thiết cơ bản.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hoạt động của cơ quan tư pháp nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một tổ chức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản (Bộ Chính trị). Điều này phản ánh đặc biệt rõ ràng trong 15 năm đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì nó dùng các tòa án quốc gia như một công cụ khác để tiến hành chiến dịch bức hại của nó.

Bên dưới là một số trích dẫn của các thẩm phán Trung Quốc khi họ kết án bất lợi cho các học viên Pháp Luân Công:

“Cứ nói thêm một câu thì sẽ tăng thêm một năm tù.”

“Đảng ngăn cấm điều này [thuê những luật sư không phải của chính phủ]!”

“Đừng nói luật với tôi!”

“Đúng, chúng tôi chính là cường đạo đấy. Thì sao nào?”

“Chúng tôi muốn đấu với các người đấy, chúng tôi đã quyết phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa Cộng sản!”

Dù Hiến pháp Trung Quốc quy định tất cả công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, hàng chục nghìn trường hợp đã được báo cáo trên Minh Huệ Net về việc các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bỏ tù và tra tấn vì tín ngưỡng của họ, hoặc nói với người khác về cuộc bức hại.

Phần 1: “Đừng nói luật với tôi” – Các thẩm phán như những con rối dưới chế độ ĐCSTQ (Phần 1/3)

Phần 2: “Đừng nói luật với tôi” – Các thẩm phán như những con rối dưới chế độ ĐCSTQ (Phần 2/3)

“Nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ là tiết lộ bí mật quốc gia.” Sau khi một học viên hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo” tại Quảng trường Thiên An Môn, thẩm phán đã quyết định kết án anh bảy năm tù. Khi luật sư biện hộ chất vấn về phán quyết này, thẩm phán trả lời: “Tôi kết án vì anh ta tiết lộ bí mật quốc gia. Nói ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ là tiết lộ bí mật quốc gia.”

“Là một thẩm phán, tôi nghe theo ĐCSTQ và tôi không sợ hậu quả.” Vương Đức Cửu, chánh thẩm Tòa án Hình sự huyện Nghĩa ở tỉnh Liêu Ninh, đã kết án bà Tả Lập Chí ba năm tù vào tháng 10 năm 2008. Sau đó ông ta đã tuyên bố như trên với gia đình bà Tả.

“Nhờ sự hậu thuẫn của ĐCSTQ, các người không thể làm gì tôi.” Dương Đông Thăng, phó chánh thẩm của Tòa án huyện Lỗ Sơn, Hà Nam đã kết án ông Sử Đại Thiệu 10 năm tù vào năm 2009. Sau khi bà Điền Thông Linh bị bắt giữ tại nhà vào tháng 07 năm 2009, nhiều học viên đã khuyên Dương ngừng kết án oan cho các học viên.

Dương đã từ chối lắng nghe và nói: “Nhờ sự hậu thuẫn của ĐCSTQ, các người không thể làm gì tôi.”

Ông ta cũng phớt lờ lời cảnh báo “thiện ác hữu báo” bằng cách nêu lên trường hợp của ông Sử.

Ông ta nói: “Tôi đã kết án ông Sử 10 năm và ông ấy phải ở tù 10 năm. Nhìn tôi xem. Tôi vẫn tốt.”

Sau đó Dương đã chết trong một tai nạn giao thông vào ngày 14 tháng 08 năm 2011, vụ tai nạn làm chết ba người và làm bị thương bảy người. Cái chết bất ngờ của ông ta được xem là hậu quả của những việc làm xấu đối với các học viên khi ông ta là một thẩm phán.

“Dừng lại! Đừng nói chuyện lương tâm với tôi.” “Thân chủ của tôi là một nội trợ bình thường. Cô ấy nói chuyện chân thành và muốn chia sẻ niềm vui của mình với những người khác, gồm có các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn,” luật sư của cô Khương Phượng Lệ nói.

Khi cô Khương Phượng Lệ và một học viên khác bị xét xử vào tháng 12 năm 2014, luật sư của cô đã biện hộ rằng những học viên này không làm chính trị.

“Không cần phải kéo cô ấy vào những chiến dịch chính trị như Cách mạng Văn hóa và biến cô ấy thành một nạn nhân.” Luật sư nói với Phan Thục Cầm, phó chánh thẩm: “Tôi làm hết trách nhiệm của một luật sư và hành động dựa trên lương tâm. Tôi mong ông/bà cũng như vậy.”

Thẩm phán nói: “Dừng lại! Đừng nói chuyện lương tâm với tôi.”

“Vì ĐCSTQ nắm quyền ở Trung Quốc, bất cứ ai nói với người khác về Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật.”Tòa án thành phố Thập Phương đã xét xử ông Chu Ngọc Bảo vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, tại tòa ông đã nói về việc mình bị tra tấn trong lúc thẩm vấn. Luật sư của ông đã trình bày kết quả chụp CT chấn thương đầu của ông và yêu cầu một bản ghi âm nghe nhìn của cuộc thẩm vấn.

Thẩm phán Đường Tân Hòa đã ngắt lời luật sư.

Ông ta ra lệnh: “Vì ĐCSTQ nắm quyền ở Trung Quốc, bất cứ ai nói với người khác về Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật.”

Sau đó ông ta đã kết án ông Chu ba năm tù giam.

“Tại sao ông/bà lại thuê luật sư? Tốt nhất ông/bà hãy dùng tiền đó để dẫn chúng tôi đi nhà hàng; Lúc nào tôi có thể đưa ra bản án theo ý muốn cho dù luật sư nói gì đi nữa.” Câu này là của một chánh thẩm thuộc Tòa án huyện Giang Xuyên, tỉnh Vân Nam.

“Đây là một thông báo bằng miệng. Tôi sẽ không đưa hoặc giao cho các người bất kỳ văn bản nào.”Triệu Nham, chánh thẩm Tòa án hình sự quận Đông Xương, thành phố Thông Hóa, đã nói với gia đình học viên bà La Hy Trân: “Có một thông báo từ hệ thống tòa án cũng như Ủy ban Chính trị và Pháp luật rằng các học viên Pháp Luân Công không được thuê luật sư; luật sư của họ phải do tòa án chỉ định.”

Khi được hỏi về văn bản quy định, Triệu trả lời: “Đây là một thông báo bằng miệng. Tôi sẽ không đưa hoặc giao cho các người bất kỳ văn bản nào.”

“Tòa án vận hành dưới sự chỉ đạo của Đảng, không phải của tôi.”Bà Dương Hạ Mai, một học viên ở thành phố Bình Đính Sơn, tỉnh Hà Nam, đã bị buộc tội “phá hoại việc thực thi pháp luật quốc gia.” Bà đã bị xét xử tại Tòa án Vệ Đông vào tháng 07 năm 2014. Các luật sư của bà Dương nói rằng bà không phải là nhà cầm quyền.

Luật sư của bà Dương biện hộ: “Ông/bà có thể giải thích không, làm sao mà một phụ nữ lớn tuổi bình thường lại phá hoại việc thực thi pháp luật quốc gia bằng cách chỉ đưa thông tin về Pháp Luân Công cho người khác?”

Thẩm phán Lý Hỷ Phong trả lời: “Tòa án vận hành dưới sự chỉ đạo của Đảng, không phải của tôi.”

“Bà có thể gọi nó là phạm pháp, nhưng tôi sẽ không sửa lại.” Khi học viên bà Khương Thục Nga ở thành phố Lai Tây bị giam tại Trại lao động Vương Thôn vào năm 2002, thẩm phán Vương Thanh Vân đã lừa bà ký vào một văn bản đánh giá tình trạng tài sản. Ông ta và Hạ Quảng Quân (một thẩm phán khác) sau đó bí mật chuyển chữ ký của bà vào giấy ly hôn, như thể bà đã đồng ý ly hôn.

Bà Khương không thể vào nhà sau khi được thả ra, và bà đã sớm phát hiện điều gì đã xảy ra. Bà nói với Vương rằng làm vậy là phi pháp.

Vương trả lời trong khi đang bận rộn chơi [trò chơi] trên điện thoại di động: “Bà có thể gọi nó là phạm pháp, nhưng tôi sẽ không sửa lại.”

“Không tiếp, không nghe, và không giải thích.” Sau khi học viên Pháp Luân Công, ông Lý Đức Chí ở huyện Lai Thủy bị giam, gia đình ông đã thuê một luật sư. Khi họ đến Tòa án khu Tây Thành ở thành phố Bảo Định để thảo luận về vụ việc vào tháng 09 năm 2010, chánh thẩm đã từ chối làm việc với họ.

Thẩm phán nói: “Các quan chức từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật của tỉnh Hà Bắc đã tham dự một hội nghị vào tháng 06. Họ bảo chúng tôi về chính sách đối với những trường hợp của Pháp Luân Công là: ‘Không tiếp, không nghe, và không giải thích.’”

Khi các luật sư đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý của tuyên bố này, vị thẩm phán trả lời: “Tôi không thể nói về việc này nhiều hơn nữa – vì họ bảo tôi là ‘không giải thích.’”

“Nếu ông muốn tiếp tục hành nghề luật, ông phải đứng ngoài chuyện này.”Bà Lưu Ngọc Quyên ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đã bị xét xử vào tháng 12 năm 2014. Thẩm phán đã đe dọa luật sư biện hộ của bà Lưu rằng: “Nếu ông muốn tiếp tục hành nghề luật, ông phải đứng ngoài chuyện này.”

Sau đó ông ta đã kết án bà Lưu ba năm tù.

Dưới sự cai trị chuyên chế của ĐCSTQ, nhiều quan chức bị buộc phải tham gia vào các chiến dịch nhắm vào người dân vô tội, đặc biệt là trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhiều quan chức tòa án đã thừa nhận riêng rằng họ làm như vậy để kiếm sống. Nhưng từ những câu trích dẫn trên, tình huống thì tệ hơn nhiều: bị lèo lái bởi chiến dịch toàn quốc của ĐCSTQ, cũng như lợi ích bản thân và sự suy đồi đạo đức, các thẩm phán sẵn sàng vứt bỏ lương tâm để làm hài lòng đảng.

Cuộc bức hại này đã mang đến sự đau khổ không thể tưởng tượng nổi cho hàng chục triệu học viên và gia đình họ.

Sự khinh rẻ và chối bỏ các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nền tảng tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại, đã tạo nên một sự bất ổn định thật sự và nghiêm trọng cho cả thế hệ tương lai của chúng ta và tương lai của con cháu về sau.

Con người phải trả giá cho những gì họ đã làm, như chúng ta đã học từ lịch sử.

Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, không chỉ có các quan chức cấp cao hơn (như Heinz Kessler) là bị kết án bởi tội ác của họ. Những cựu lính gác biên giới phía Đông Đức cũng bị kết án vì bắn giết người tị nạn. Một bị cáo nói tại tòa án: “Lúc đó tôi chỉ làm theo luật và lệnh của Cộng hòa Dân chủ Đức.”

Nhưng thẩm phán Theodor Seidel không đồng ý.

“Không phải mọi sự việc tuân theo pháp luật đều là chính xác, bên ngoài pháp luật còn có lương tâm,” ông nói. “Mệnh lệnh ‘bất kỳ ai bỏ trốn sẽ bị bắn chết’ hoàn toàn có thể không tuân theo.”

Ông tiếp tục: “Vào cuối thế kỷ 20, không ai có quyền chối bỏ lương tâm khi chấp hành mệnh lệnh giết người của cơ cấu quyền lực.”

Ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế tại Canada, đã phát biểu vào ngày 27 tháng 01 năm 2015, để kỷ niệm 70 năm giải phóng Auschwitz, trại tập trung khét tiếng nhất. Trong sáu triệu người Do Thái bị giết ở Holocaust, chỉ có 210.000 người Đức và Áo. Điều đó cho thấy Đức Quốc xã chủ yếu dùng công an và quan chức trong những khu vực này để thi hành vụ Holocaust. Dùng những người bình thường – những người Đức bình thường – không tham gia, Holocaust sẽ gây hại ít hơn.

Thông qua việc xem xét lại nền tảng của những bên tham gia Holocaust khác nhau, Matas lưu ý rằng “cả giáo dục, văn hóa hay trí tuệ đều không thể ngăn chúng ta phạm tội ác.” Tương tự với cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, ông phát hiện rằng, những kỹ thuật tiên tiến không ngăn được họ làm hại người vô tội.

Thật sự là, như Matas kết luận: “Một khi những vi phạm nhân quyền trở thành điều bình thường, không ai được an toàn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/10/302862.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/2/148200.html

Đăng ngày 31-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share