Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 02-04-2015] Mấy năm gần đây, tôi có thể ngộ khá sâu sắc về hai chữ “động tâm”: Khi “động tâm”, hãy tìm ra chấp trước bị che giấu đang phát tác một cách kịp thời và chính xác để tu luyện thiết thực hơn, để tà ác không còn sơ hở có thể dùi vào.

Tìm ra chấp trước khi “động tâm”, kỳ thực những ví dụ thực tế về vấn đề này nhiều vô cùng, hầu như ngày nào cũng gặp.

Có lần, tôi đi ăn, người ta mang tới món ăn mà tôi hầu như không thể nuốt nổi (bị tà ác dùi vào sơ hở, ăn cơm khó nuốt), mặc dù ngoài miệng thì nói: “Bạn ăn trước đi,” nhưng trong lòng tôi lại nổi lên đầy nỗi uất ức — lúc này tôi thấy rõ mình đã động tâm! Vậy đằng sau đó có thứ gì! Nhìn thì thấy là tâm oán hận đang phát tác. Tôi lập tức thanh trừ nó: Ta không uất ức, không uất ức. Theo đó tâm cũng bình ổn trở lại, lý trí hơn và tiếp tục ăn.

Buổi tối, tôi tới nhà một người bạn khuyên cả nhà tam thoái (đã từng khuyên rất nhiều lần mà chưa được). Vừa nhắc tới chuyện đó, bạn tôi đột nhiên giận dữ: “Nếu anh tới vì chuyện này thì bây giờ anh có thể đi khỏi đây!” Vợ và con gái anh ấy im lặng đồng tình. Đột nhiên đối mặt với tình huống bị đuổi về, tôi vừa giật mình vừa khổ não, trong tâm chấn động giữ dội nhưng vẫn phải tự nhắc mình đừng động tâm, hẳn là có thứ gì đó đằng sau nó! Nhìn xem thì thấy là tâm tranh đấu. Tôi liền phủ định nó: ta không tức giận. Kết quả chỉ trong phút chốc tôi đã lấy lại bình tĩnh, đối đãi với anh ấy một cách lý trí.

Một lần khác, khi ở văn phòng, tôi truyền đạt lại cho một thành viên về tinh thần hội nghị liên quan tới phương diện kỷ luật. Thái đội coi thường kỷ luật, việc gây trở ngại ngấm ngầm của anh ấy khiến tâm tôi đột nhiên sinh ra sự chán ghét mạnh mẽ. Tâm lại động rồi! Sau đó tôi tìm ra đó là tâm khinh thường người khác. Tôi liền cố trừ bỏ nó: Ta không chán ghét anh ấy, ta phải trừ bỏ sự chán ghét. Hầu như lập tức cái tâm ấy có thể bình ổn trở lại, quay trở về với lý tính.

Kế toán nói với tôi, tháng này lương của tôi có thể tăng lên hơn 300 tệ. Tốt quá! Đang muốn lớn tiếng thể hiện sự chúc mừng, tôi lập tức ý thức được tâm mình lại động. Theo đó mà tìm ra tâm hoan hỷ! Tiêu trừ nó! Tôi cố nuốt lời vào trong, không khoa trương nói với người khác. Hôm sau nghe nói những nhân viên trẻ này cũng đều tăng lên 300 tệ, chẳng kém tôi mấy đồng, tâm tôi lại động, tôi có chút không vui. Đừng động! Là tâm đố kỵ đây. Trừ bỏ nó! Kiên quyết trừ bỏ! Kiên quyết không đố kỵ! Tôi luôn tỏ ra lý tính, bình tĩnh, không bị tác động về chuyện tăng lương đó.

Những ví dụ thực tế như vậy nhiều vô kể.

Kết luận lại thì thấy rằng, bất kể thời gian, địa điểm, sự kiện nào chỉ cần cảm thấy “buồn” và “vui”, thì chính là đã “động tâm”. Phải lập tức cảnh giác, trước tiên đừng để nó động, bất cứ lúc nào cũng phải tìm ra nó từ phía sau, xem xem nó là thứ gì, lập tức kiên quyết thanh trừ: Ta không cần nó! Ta không động tâm! Không động tâm! Sau đó thì nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, lý tính và từ bi. Quá trình này có vẻ đơn giản, kỳ thực đây chính là quá trình khống chế ma tính, hiển lộ Phật tính, quy chính bản thân, bảo trì chính niệm. Cứ như vậy, tâm tĩnh lặng như nước, chính niệm đầy đủ, Chính Pháp sẽ có sức mạnh, không để tà ác dùi vào sơ hở, khiến tà ác tự diệt.

Tôi cho rằng làm như vậy có hai điểm có thể áp dụng:

Một là phải tìm được tâm chấp trước đang phát tác một cách kịp thời, chính xác, bắt lấy nó một cách hiệu quả, có thể nhận rõ rốt cuộc tâm chấp trước nào đang phát tác; vậy thì bước tiếp theo để quy chính bản thân mình, chính là phải có tính nhắm thẳng thật mạnh mẽ. Trước kia tôi lại không như vậy, lúc đó trong những phiền phức của thế tục, cái tâm người thường của tôi vốn đã bị dẫn động, lại thường không biết chút gì, cứ mặc nó phát triển, cuối cùng mâu thuẫn trở nên phức tạp, sự việc rối cả lên, tôi mới cảnh giác nghĩ tới tìm bản thân; nhưng tôi đã đi quá giới hạn, tâm chấp trước xấu xa đã trộn lẫn vào nhân tố nhiễu loạn đó, hoặc đã bị che giấu không thể nào tóm lấy nó. Kết quả, bỏ lỡ mất cơ hội tốt nhất để tìm bản thân, lãng phí cơ hội hướng nội tìm hết lần này tới lần khác, mâu thuẫn càng tích tụ thì càng lớn và bị cựu thế lực tạo ra ma nạn bức hại, trong ma nạn đành bất lực mà rằng: “Học Pháp không sâu, chính niệm không mạnh, vô số chấp trước”, cuối cùng phải trả nợ một cách hồ đồ, còn lưu lại cái gốc hậu họa cho ma nạn lớn hơn sau này.

Một thứ nữa có thể tóm lấy là, có thể những hành vi sai lầm khi bị tâm chấp trước dẫn động sẽ bị khắc chế trong trạng thái manh nha, không được gây tổn thất cho Đại Pháp, cho việc giảng chân tướng, không cho tà ác cơ hội. Điểm này cũng rất quan trọng: Không cho tà ác có cơ hội tạo ra ma nạn, so với những đồng tu đường đường chính chính bước ra khỏi ma nạn của tà ác, thì còn phải bước đi chân chính hơn nhiều. Huống hồ, đôi khi trong ma nạn còn không thể bước đi một cách đường đường chính chính.

Trên đây là thể ngộ cá nhân, lý giải về Pháp của tôi còn bị giới hạn bởi tầng thứ bản thân, mong đồng tu từ bi quy chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/2/307011.html

Đăng ngày 07-05-2015: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share