Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-04-2015] Cuộc kháng nghị ôn hoà của 10.000 học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh năm 1999 đã được các hãng truyền thông trên toàn thế giới đưa tin rộng rãi. Đối với hầu hết những người sống bên ngoài Trung Quốc thì đó là lần đầu tiên họ nghe nói đến Pháp Luân Công. Cuộc kháng nghị đã có ảnh hưởng sâu sắc tới rất nhiều người và đó đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời họ. Họ đã bắt đầu quan tâm đến Pháp Luân Công, tìm kiếm và tìm hiểu về nó, và nhiều người cuối cùng đã bắt đầu theo tập Pháp Luân Công.

6ae19df7daa97d0613cbdff7779357a9.jpg

Cuộc kháng nghị ôn hoà tại Văn phòng Kháng án ở Bắc Kinh hôm 25 tháng 04 năm 1999

Hiện có 500 ngàn học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan, rất nhiều trong số đó đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau cuộc kháng nghị ôn hoà 25 tháng 04. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới bốn trong số những học viên này.

Cô Lý Hữu Quân, kinh ngạc trước sự ôn hoà, đã muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công

7bd2732adde72a664adca4c309293954.jpg

Cô Lý Hữu Quân và chồng

Cô Lý Hữu Quân đã có bằng Thạc sĩ ở Luân Đôn, và đã có một công việc rất thành công trong lĩnh vực tài chính. Cô và chồng, một nhà quản lý tài chính công nghiệp có chức vị cao, đã sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Nhưng những cơn đau vai nghiêm trọng đã luôn hành hạ cô. Sau khi thử đủ loại phương cách chạy chữa và tập tành, cô Lý đã chẳng còn nhiều hy vọng rằng những cơn đau của mình sẽ có ngày thuyên giảm.

Cô Lý đã xem một bản tin trên TV về cuộc kháng nghị 25 tháng 04 vào tháng 05 năm 1999. Sự ôn hoà của cuộc kháng nghị đã làm cô kinh ngạc. “Dường như những người kháng nghị đến từ mọi ngành nghề trong xã hội. Nhưng họ rất yên lặng. Sau khi rời khỏi nơi đó họ không để lại chút rác bẩn nào trên đường. Thậm chí họ còn nhặt những đầu mẩu thuốc lá mà các viên cảnh sát vứt xuống”.

“Pháp Luân Công là gì? Ai là sư phụ của họ? Môn này dạy người ta những gì mà sao họ điềm tĩnh đến thế?” Cô Lý đã muốn biết thêm về môn này, nhưng cô không biết bắt đầu từ đâu.

Vào tháng 10 năm 2000, một cơ hội đã tới. Một đồng nghiệp của cô đã mời một số học viên Pháp Luân Công tới dạy động tác cho công ty của cô. Cô Lý đã rất vui và đã tham gia với họ vào mỗi buổi trưa.

Hai tháng sau, mẹ cô bỗng dưng hỏi cô: “Sao dạo này mọi người không nghe thấy con phàn nàn về cơn đau vai của con nữa nhỉ?” Lúc đó cô Lý mới nhận ra là cơn đau đã biến mất sau khi cô bắt đầu tu luyện các bài công pháp Pháp Luân Công hàng ngày.

Cô Lý cũng rất kinh ngạc trước những bài giảng của Pháp Luân Công. “Đôi khi, tôi bị công việc và những chuyện tại công ty làm cho mệt mỏi. Nhưng tôi thấy rằng đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, quyển sách chính của Pháp Luân Công, đã làm cho tôi bình tâm trở lại. Cuốn sách cho tôi sự thông tuệ để giải quyết các vấn đề. Tôi rất ngạc nhiên và đã đọc tất cả các kinh sách của Pháp Luân Công, hết cuốn này tới cuốn khác. Tôi đã tìm thấy hạnh phúc đích thực.”

Cô Lý là người sắc sảo và ác khẩu. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, cô đã thực hành theo nguyên tắc “Chân – Thiện – Nhẫn”, và kiềm chế lời nói của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, cô cố gắng đối xử với mọi người với tâm từ bi, và luôn luôn quan tâm tới cảm xúc của những người khác.

Cô cũng thấy rằng cô không còn bị tác động bởi những khó khăn trong công việc. Tâm trí cô được giải thoát. “Tu luyện Pháp Luân Công là điều tuyệt vời nhất đối với tôi”. Cô nói.

Tôi muốn tuân theo nguyên tắc “Chân – Thiện – Nhẫn”

d3c36f7217225925efd1fe5733e43893.jpg

Ông Lý Quốc Khâm biết đến Pháp Luân Công nhờ cuộc kháng nghị ôn hoà 25 tháng 04

Ông Lý Quốc Khâm và vợ đều là công trình sư tại một công ty nhà nước. Ông không thấy thoả mãn với mức thu nhập cao và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vì ông vẫn chưa tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi – Mục đích của cuộc sống là gì? Ông đã thử các trường phái tu luyện hơn mười năm, nhưng chỉ càng thấy thêm bối rối.

Bản tin trên TV về cuộc kháng nghị 25 tháng 04 đã khơi dậy sự tò mò của ông. Ông đã tìm kiếm Pháp Luân Công trên Internet, và vào tháng 05 năm 1999 ông đã tìm thấy một cuốn Chuyển Pháp Luân trong một cửa hàng sách địa phương. Ông đã tìm được rất nhiều câu trả lời trong cuốn sách. Ông đã mua tất cả các kinh sách Pháp Luân Công, và đã đọc miệt mài không nghỉ.

“Đây là một phương pháp tu luyện cực kỳ cao cấp”, ông Lý nghĩ, “thật là hiếm có. Mình thật may mắn khi tìm thấy nó”. Ông đã bắt đầu tu luyện không chút ngần ngại. Ông cũng kể cho chị gái của mình về những gì ông tìm được, và chị ông cũng trở thành một học viên.

Một cuộc đời không đau đớn hay lo lắng

de12639aa66ba579c674bb167f794617.jpg

Bà Trần Tú Ngọc đang luyện công

Bà Trần đã từng có một cuộc đời khổ cực. Chồng bà nghiện cờ bạc nên bà không những phải nuôi cả gia đình mà bà còn phải kiếm tiền để trả cho những món nợ cờ bạc của chồng mình. Công việc nặng nhọc cùng cuộc sống khổ cực đã khiến bà phát đủ loại bệnh. Sau khi các con trai của bà khôn lớn, bà đã ly hôn.

Mùa hè năm 1999 bà đã bị tai nạn xe hơi. Bà bị thương nghiêm trọng và mất sáu tháng mới bình phục. Một người bạn đã nói với bà về Pháp Luân Công, việc đó đã làm bà nhớ về bản tin TV về cuộc kháng nghị mà bà đã xem cách đó một tháng.

Bà đã dành một tuần để tìm hiểu xem Pháp Luân Công thực sự là gì, và đã quyết định theo tập cùng bạn của mình.

“Tôi thấy tôi trở nên khoẻ mạnh hơn ngay sau khi tôi bắt đầu tu luyện. Nhiều bệnh tật trước đây làm tôi khổ sở hơn 20 năm, kể cả bệnh viêm mũi, viêm niệu đạo, và viêm khớp đều biến mất mà không cần điều trị”.

Bà Trần cũng thấy nhẹ lòng hơn. Bây giờ bà sống vui vẻ với con cháu mình. Bà không còn ghét chồng cũ. Bà đã nói với ông về Pháp Luân Công, và mời ông đi xem Thần Vận. “Tôi đã tặng ông ấy một cuốn Chuyển Pháp Luân, và hy vọng rằng ông ấy có thể sống một cuộc sống bình thường và hạnh phúc. Biết đâu một ngày nào đó ông ấy còn có thể cùng tu luyện với tôi”. “Tôi thật là may mắn và hạnh phúc khi tu luyện Pháp Luân Công”, bà Trần chia sẻ.

“Tôi đã rất xúc động vì sự dũng cảm của các học viên Pháp Luân Công”

5fb54323132b2e87d23e5ef1ad7a442e.jpg

Bà Hoàng Thải Tú tại một sự kiện của Pháp Luân Công

Bà Hoàng Thải Tú đến từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Sau khi lấy chồng bà đã chuyển tới sống ở Đài Loan. Bà bị sốc khi xem bản tin trên TV về cuộc kháng nghị 25 tháng 04 năm 1999. Lớn lên dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, bà biết rất rõ cuộc đàn áp có thể nghiêm trọng đến thế nào và môi trường đó cam go đến thế nào đối với các học viên Pháp Luân Công. Bà đã rất xúc động trước sự dũng cảm của các học viên.

Bà nhận ra rằng Pháp Luân Công chắc hẳn phải rất siêu việt, và cũng muốn tu luyện.

Bà đã không có cơ hội mãi cho đến tháng 02 năm 2001. Bà Hoàng tìm thấy thông tin liên lạc của một điểm luyện công địa phương, và đã có được một cuốn Chuyển Pháp Luân. Nằm trên ghế sofa, bà bắt đầu đọc. Sau một vài trang, bà đã ngồi thẳng ngay dậy và đã bắt đầu đọc cuốn sách với một thái độ nghiêm túc.

“Đây không phải là một cuốn sách bình thường. Tôi đã từng đọc rất nhiều sách, nhưng không một quyển nào giống như quyển sách này. Mỗi một câu đều đáng ghi nhớ. Tôi đã đọc nó rất nhiều lần, và mỗi lần tôi đều ngộ được những điều mới”.

Bà Hoàng đã tham gia một khoá học Pháp Luân Công chín ngày vào tháng 03, một tháng sau đó. “Tôi thật là may mắn khi được tu luyện. Tôi rất thích khóa học đó, và tôi đã lại tham gia một khoá khác vào tháng 04”.

“Tôi muốn nói với những người khác rằng Pháp Luân Công tuyệt vời thế nào, đặc biệt là những người Trung quốc đã bị những tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc lừa dối”, bà Hoàng nói. Bà thường xuyên đi phát tài liệu về Pháp Luân Công tại các điểm du lịch, và thậm chí còn ra nước ngoài tham dự các sự kiện giúp cho công chúng biết về thực trạng của môn tu luyện và cuộc bức hại.

“Nhờ Pháp Luân Công, tôi đã biết được mục đích thực sự của cuộc sống. Cuộc đời của tôi thật giàu ý nghĩa”, bà chia sẻ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/23/307911.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/24/149869.html

Đăng ngày 02-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share