Bài viết của Trương Vận và Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-04-2015] Hàng loạt cuộc kháng nghị ôn hòa trên khắp thế giới đã được tổ chức tại khu vực Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở nhiều quốc gia nhằm kỷ niệm 16 năm sự kiện “25 tháng 04 [năm 1999]” tại Bắc Kinh – cuộc Thỉnh nguyện ôn hòalớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Tinh thần can đảm và sức mạnh mà các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện 16 năm trước đây được tiếp tục tại các sự kiện khác nhau ở khắp nơi trên thế giới – như ở San Francisco, Hoa Kỳ; Toronto, Canada; Paris, Pháp; Auckland, New Zealand; Helsinki, Phần Lan; và Stockholm, Thụy Điển.

0b432a548092a2f4edfa66ea70637117.jpg

Các học viên Pháp Luân Công với các biểu ngữ phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto ngày 24 tháng 04 năm 2015

Trước Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand, bà Thượng Hoa nhớ lại những gì đã diễn ra mười sáu năm trước tại Trung Quốc: “Vào đêm ngày 24 tháng 04 năm 1999, tại điểm học Pháp nhóm của mình tại Bắc Kinh, tôi được biết rằng cảnh sát ở Thiên Tân đã dùng bạo lực bắt giữ 45 học viên Pháp Luân Công. Họ tuyên bố rằng những học viên bị bắt giữ này sẽ không thể được thả ra khi không có quyết định từ Bắc Kinh.”

Bà Thượng nói tiếp: “Các học viên này đã bị bắt giữ vì họ đã đến tòa soạn của Tạp chí Thanh niên để yêu cầu cải chính một bài báo có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công.” Bà nói rằng đây là lý do tại sao bà đã tham gia [kháng nghị] cùng với 10.000 học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài tòa nhà Hội đồng Nhà nước ngày 25 tháng 04 năm 1999 – để phản đối việc đối xử bất công đối với các học viên [bị bắt giữ] tại Thiên Tân.

Bà Thượng nói rằng sau khoảng 9 giờ tối hôm đó, các học viên được biết rằng, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã gặp các đại diện của các học viên và quyết định thả các học viên bị giam ở Thiên Tân ra. Ông cũng đã cam đoan với các học viên rằng luyện tập Pháp Luân Công là hợp pháp, và hứa sẽ phục hồi lại giấy phép cho việc xuất bản các tài liệu của Pháp Luân Công. Hài lòng với kết quả của cuộc kháng nghị ôn hòa này, các học viên đã lặng lẽ giải tán.

ca6f4dad623681dc5dea1b4f1b459d90.jpg

Bà Vương Cửu Xuân, một trợ lý cho giáo sư tại trường Đại học Thanh Hoa, chia sẻ lại trải nghiệm của mình tại buổi kháng nghị ôn hòa 16 năm về trước

Một học viên khác có mặt tại sự kiện ở New Zealand là bà Vương Cửu Xuân, từng là một trợ lý giáo sư tại trường Đại học Thanh Hoa, đã chia sẻ trải nghiệm của mình tại buổi thỉnh nguyện ôn hòa 16 năm trước: “Chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng các thuật ngữ như là ‘bao vây’ và ‘tấn công’ khi họ miêu tả sự kiện này. Đó là một thủ thuật thông thường của ĐCSTQ để phát đi các loại hình thức tuyên truyền trước khi chuẩn bị một chiến dịch đàn áp. Sự phản kháng của chúng tôi là hoàn toàn yên lặng, có trật tự, và không hề gây phiền nhiễu,” bà hồi tưởng lại.

Như một kết quả cho những nỗ lực bền bỉ của các học viên, người dân trên thế giới đã đến để tìm hiểu sự thật về cuộc đàn áp bất chấp những tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ. Ông Trần, một người qua đường đã gặp các học viên tại Helsinki ở Phần Lan. Sau khi biết tin về cuộc đàn áp, ông hỏi: “Ngoài việc ký tên thỉnh nguyện ra, tôi có thể giúp được gì khác nữa không?”

Ông Benjamin Ismail, Trưởng ban Châu Á -Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên phi Chính phủ không biên giới, đã nhận ra rằng ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm kiếm những thông tin bị hệ thống tường lửa [phong tỏa mạng lưới Internet] của chế độ Trung Cộng ngăn chặn. Ông đã khuyến khích các học viên tiếp tục phơi bày cuộc đàn áp.

Phát biểu tại một lễ mít tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, ông Ismail cho hay: “Việc giúp cho người dân tiếp cận những thông tin về Pháp Luân Công hết sức quan trọng, bởi Pháp Luân Công là một chủ đề mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Pháp Luân Công cũng là một mục tiêu chính của chính quyền Trung Quốc.”

fa8bddefb9719ef5e5371730d9ff0df6.jpg

Các học viên diễn tả lại cảnh mổ cướp nội tạng trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto nhằm phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác

1f946cd1914719c1825e202130757463.jpg

Một quý ông người Pháp ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp trong sự kiện được tổ chức trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris ngày 24 tháng 04 năm 2015

4b7589c4d30b631a843853caeb5babfb.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco ngày 24 tháng 04 năm 2015

7724ed1e81b32e1f551027678cb57ddb.jpg

Một học viên giảng chân tướng cho người qua đường trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Stockhlm, Thụy điển ngày 25 tháng 04 năm 2015

8020ef85903db024786dda2915d8e138.jpg

thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Helsinki, Phần Lan ngày 24 tháng 04 năm 2015


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/26/308040.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/27/149898.html

Đăng ngày 30-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share