Bài viết của Thành Vũ

[MINH HUỆ 14-01-2015] “Họ trông giống như những con gà đang bị treo ở đó”, một người lính nhớ lại. “Vào một đêm tháng 12 năm 2000, trời rất lạnh. Khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi được lệnh mang theo vũ trang và đi đến Nhà ga Đan Đông … Tôi đã bị sốc khi thấy rằng bên trong một đoàn tàu hở mái vốn hay được sử dụng để nhốt gia súc lại đang chứa các học viên Pháp Luân Công ở các độ tuổi khác nhau. Họ bị treo lên các dầm thép trên tàu. Tôi nghe nói họ đã bị đưa về từ Bắc Kinh vì họ đã đấu tranh cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Tôi quá sợ hãi đến nỗi đứng bất động với khẩu súng tiểu liên của mình.”

Trên đây cung cấp một cái nhìn về sự tra tấn khủng khiếp mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng bởi chế độ Cộng sản Trung Quốc trong 15 năm qua. Tuy nhiên, những gì chờ đợi họ trong các nhà tù, trại cải tạo, trại giam, và các trung tâm tẩy não thậm chí còn tàn bạo hơn.

“Đóng băng” là một trong nhiều phương pháp tra tấn được các nhà chức trách sử dụng trong nỗ lực để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ. Các học viên bị bỏ mặc cho lạnh cóng ở ngoài trời hoặc trong nhà trong thời gian dài. Biện pháp này thường được sử dụng kết hợp với các hình thức tra tấn khác để làm gia tăng sự đau đớn cho các học viên.

Các học viên phải chịu sự tra tấn đóng băng thường bị tổn thương nghiêm trọng. Một số đã chết, trong khi những người khác bị cắt cụt ngón hoặc cẳng chân.

Một trường hợp là cô Khâu Lập Anh: cô đã tuyệt thực trong khi bị giam giữ tại một trại lao động. Sau khi cô bị phát hiện đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, cô đã bị kéo ra ngoài sân. Nhiệt độ ngoài trời khi đó đang là -20°C (-4°F), nhưng cô chỉ được mặc một chiếc áo sơ mi mỏng và chân mang dép. Cô bị còng tay sau lưng và treo lên trên một cái cây. Nước mũi của cô chảy ra tạo thành một cục nước đá dài cả mét, còn mu bàn tay trái lỗ chỗ với nhiều vết thương.

2012-3-26-225839-0--ss.jpg

Cô Khâu Lập Anh

Các trường hợp trong báo cáo này cho thấy những tổn thương mà các dạng thức khác nhau của hình thức tra tấn đóng băng gây ra. Để thuận tiện cho người đọc, dưới đây là một phác thảo:

Các trường hợp tử vong và bị thương do bị Đóng băng

Đóng băng ngoài trời mùa đông

Lột quần áo và đóng băng
Chôn vùi trong tuyết
Buộc phải ngồi, đứng hoặc nằm trên băng
Ở ngoài trời tuyết trong khoảng thời gian dài
Bị bỏ lại trong vùng ngoại ô hẻo lánh và lạnh giá
Đứng dựa vào gương
Đóng băng trước cửa thông gió
Bàn tay bị lạnh cóng và bị đánh đập bằng các cành cây

Đóng băng trong phòng lạnh

Đóng băng trong một phòng đầy băng
Bị thổi bằng quạt
Đóng băng trong một kho đông lạnh
Đóng băng trong khi ngủ
Đóng băng với cửa ra vào và cửa sổ để mở
Đóng băng bằng máy điều hòa không khí

Chân ngâm trong nước lạnh, nước đá, hoặc tuyết

Giày bị đổ đầy nước lạnh
Sục chân vào nước lạnh mà không mang giày
Bị buộc phải đứng trong nước/băng lạnh
Chân bị vùi trong tuyết

Các trường hợp tử vong và bị thương do bị đóng băng

Vào một ngày của tháng 12, ông Hà Hoa Giang bị trói vào một chiếc ghế trong một phòng tắm còn miệng ông thì bị bịt chặt. Lính canh đã mở cửa sổ để không khí lạnh thấu xương tràn vào. Họ liên tục dội nước lạnh lên người ông trong khi không ngừng đánh đập ông. Ông đã chết sau đó hai giờ, ở tuổi 42.

Ông Trịnh Chí Cường ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đã bị buộc phải đứng chân trần ngoài trời tuyết lạnh hai lần một ngày trong tổng cộng 17 ngày, với một bảng gỗ nặng 33-pound treo trên một sợi dây mỏng quấn quanh cổ. Sự tra tấn này đã gây ra cái chết của ông sau đó vài tháng vào năm 2004.

Ông Từ Pháp Nguyệt bị còng tay vào một chiếc giường trong phòng giam. Vào thời điểm đó, nhiệt độ khoảng -12ºC (10ºF) , nhưng lính canh vẫn để cửa phòng mở trong năm ngày liên tiếp. Cho tới khi ông được tháo còng tay, hai tay của ông đã sưng phồng to và chuyển sang màu đen. Hai trong số các ngón chân của ông phải phẫu thuật cắt bỏ một phần, còn một ngón chân khác phải cắt bỏ hoàn toàn.

Ông Dương Bảo Xuân đã bị buộc phải đứng chân trần trong tuyết. Khi ông được phép đi vào trong, lính canh đã đổ nước nóng lên đôi chân của ông, khiến chúng bắt đầu mưng mủ. Các lính canh không đưa ông đến bệnh viện cho đến khi tính mạng của ông hết sức nguy kịch. Các bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ chân phải của ông.

Cô Tống Huệ Lan phải ngủ trên sàn nhà mỗi đêm với một lớp trải rất mỏng khi nhiệt độ dưới -23ºC (-10ºF). Hậu quả là một phần của tử cung của cô đã bị trượt ra khỏi cơ quan sinh dục.

Đóng băng bên ngoài trời mùa đông

Trong nhiều trường hợp, các học viên Pháp Luân Công bị buộc phải ở bên ngoài khi trời rất lạnh.

Lột quần áo và đóng băng

• Ông Cung Cảnh Vượng, một lái xe taxi ở Thiên Tân, đã bị đánh đập sau khi bị bắt. Cảnh sát đã lột quần áo của ông và còng tay ông vào một chiếc cột ở ngoài sân trong lúc nhiệt độ đang dưới -10°C (14°F). Sau đó nửa giờ, cảnh sát tiếp tục đánh ông.

• Trong khi bị cảnh sát giam giữ, ông Lưu Văn Cách từ Bình Tuyền, tỉnh Hà Bắc đã bị lột sạch quần áo và bị đổ nước lên người ngoài trời lạnh. Sau khi nước đóng băng, các sĩ quan đã bắt ông ngồi trên đó.

• Trường hợp của cô Lưu Lệ Vĩ cũng tương tự như vậy. Trong khi bị giam giữ tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, cô bị lột quần áo và bị kéo ra sân dưới cái lạnh giá của mùa đông. Ngoài ra, cô còn bị đánh đập và bị cấm ngủ.

• Ông Phan Chấn Phương và ông Mạnh Chiêu Dân ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc đã bị lột đồ lót và bị bắt đứng ở ngoài trời, ông Mạnh bị còng tay vào một cái cột còn ông Phan Chấn Phương bị còng tay vào một bảng quảng cáo. Sau khi họ được phép vào bên trong, họ đã bị mất cảm giác ở cả tay và chân và không thể đứng vững.

• Bà Hàn Lệ Bình cùng một vài học viên khác đã bị lột quần áo lót và bị buộc phải đứng chân trần trong tuyết trong hơn bảy tiếng đồng hồ. Đến khi họ được phép vào bên trong, lính canh tiếp tục dùng một chiếc quạt gió để thổi không khí vào họ trong hơn hai giờ.

• Ông Trương Kiện, một giáo viên, đã không thể di chuyển cánh tay của mình trong hơn 40 ngày sau khi ông bị buộc phải đứng bên ngoài trời trong khi chỉ mặc một bộ đồ lót và bị đổ nước lên người.

Chôn vùi trong tuyết

• Cô Diệp Đại Quân bị bắt cởi bỏ quần áo và bị ép buộc phải nằm trên mặt đất. Sau đó, hai tù nhân đã chôn cô trong tuyết trong hơn hai giờ đồng hồ.

• Ông Trần Ái Trung cũng bị lột quần áo và bị còng tay vào một cái cây trong vườn. Các lính canh đã chôn chân ông trong tuyết, khiến ông bị thương tích nghiêm trọng. Sau đó, ông đã bị sát hại trong khi bị bức thực.

• Một học viên (không rõ danh tính) nhớ lại: “Các lính canh đã đẩy tôi ra ngoài giữa trời tuyết băng giá, và 10 phút sau họ mới cho tôi vào. Họ thổi không khí ấm vào tôi, nhưng khi tôi chưa kịp phục hồi khỏi cơn lạnh, họ lại đẩy tôi ra ngoài một lần nữa. Họ làm như thế bốn hoặc năm lần, sau cùng thì họ chôn tôi trong tuyết và đổ nước nóng lên đầu tôi.”

Bị buộc phải ngồi, đứng hoặc nằm trên băng

• Bà Tùng Thành Phân và một vài học viên khác bị buộc phải ngồi trên băng với hai chân duỗi thẳng. Nếu họ bị phát hiện đang cử động, họ sẽ bị lính canh đánh đập. Sau khi băng ở chỗ họ ngồi đã tan chảy, lính canh kéo họ tới một chỗ có băng khác. Quần của một số học viên đã bị đóng băng xuống đất. Sau bốn hoặc năm giờ chịu đựng giá lạnh, họ đã bị mất cảm giác ở tay và chân.

• Bà Thôi Tú Trân dù đã lớn tuổi nhưng vẫn bị buộc phải nằm trên tuyết và ngồi trên băng trong nhiều giờ.

• Ông Tạ Thuần Phong bị buộc ngồi trên mặt ao đóng băng trong nửa giờ mà chỉ được mặc bộ đồ lót trên người.

• Đêm ngày 07 tháng 02 năm 2000, khi nhiệt độ ngoài trời là -12ºC (10ºF), các lính canh ở Trại giam Geijiao tại Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã đổ nước lên mặt đất để tạo băng. Sau đó, họ đã ép buộc 11 học viên nữ chỉ được mặc đồ lót và ngồi trên băng với đôi chân trần trong bốn giờ liên tục. Cùng lúc đó, các học viên phải giữ băng trong bàn tay của họ. Sau cùng, băng trên mặt đất đã hòa với máu từ kinh nguyệt của họ.

• Ở cách khu tự trị Thanh Long, tỉnh Hà Bắc hàng trăm dặm, hơn 10 học viên nữ trong bộ quần áo mỏng manh đã bị buộc phải nằm trên mặt băng với hai tay và hai chân duỗi thẳng. Lòng bàn tay và mu bàn chân của họ phải chạm vào băng. Họ phải giữ nguyên tư thế như vậy nếu không sẽ bị lính canh đánh hoặc dẫm lên người. Tay, chân và khuôn mặt của họ bị chuyển sang màu đen. Cuối cùng, khi được phép đứng dậy, hình dạng của cơ thể của họ đã được in dấu trên tuyết.

Ở ngoài trời tuyết trong khoảng thời gian dài

• Trong khi bị giam giữ ở trong Trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, cô Tả Tiên Phượng, một giáo viên trung học, đã bị buộc phải đứng dưới tuyết trong một giờ đồng hồ khi nhiệt độ ngoài trời là -20ºC (-4ºF).

• Lý Minh Diễm, Tô Lệ, Tương Quế Anh và Cao Ngọc Mai từ huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt phải ngồi trong tuyết. Sau khi tuyết tan, một lính canh đã dội nước lạnh lên người họ. Họ đã bị tra tấn theo cách này liên tục từ 6 giờ tối đến 4 giờ sáng trong bốn ngày liên tục.

• Vào ngày 21 tháng 01 năm 2000, cô Lưu Vân Hương người thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã bị buộc phải đi chân trần xúc tuyết mà không có áo khoác. Sau đó, cô đã hai lần bị sảy thai do bị đánh đập trong tù.

• Ông Chu Phong và bà Sài Tú Chi ở Du Thụ, tỉnh Cát Lâm đã bị ngất xỉu trong lúc bị bắt đứng bên ngoài trời tuyết dưới cái lạnh -20ºC (-4ºF).

• Ông Lại Vân Xương bị buộc phải ngồi ngoài trời từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối mỗi ngày trong những tháng mùa đông.

Bị bỏ lại ở vùng ngoại ô hẻo lánh và lạnh giá

• Sau chuyến đi đến Bắc Kinh để kiến nghị chính quyền trung ương chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 2001, ông Thượng Thủy Trì đã bị đầu độc tại một trung tâm giam giữ. Sau đó ông bị lột bỏ quần áo ấm và bị bỏ lại ở một khu ngoại ô Bắc Kinh hoang vắng với đôi chân trần và một chiếc áo len mỏng. Ông đã qua đời vào tháng 02 năm 2001 do bị lạnh và bị đầu độc.

2010-8-22-shangshuichi--ss.jpg

Ông Thượng Thủy Trì

Đứng dựa vào gương

• Vào tháng 12 năm 2000, sau khi cảnh sát bắt giữ bà Kỷ Thục Hoa và bà Ngô Đức Phương, họ buộc hai bà đứng ở ngoài sân của một đồn cảnh sát ở tỉnh Hà Bắc trong khi ngoài trời tuyết đang rơi nặng hạt. Họ bị buộc phải đứng dựa vào một tấm gương lớn trên tường với hai cánh tay dang thẳng sang hai bên. Trán, mũi, và lòng bàn tay họ phải chạm vào gương. Họ bị đánh đập bất cứ khi nào bị phát hiện có một khoảng cách nhỏ giữa cơ thể họ và chiếc gương.

Đóng băng trước lỗ thông hơi

• Cô Trương Quế Lan cho biết: “Trong tháng 12 năm 2003, hơn 24 học viên Pháp Luân Công tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang bị buộc phải đứng trước một lỗ thông hơi trong cả ngày. Sự đau đớn do bị còng tay thật là khủng khiếp. Bữa ăn của chúng tôi nhanh chóng bị đông lại trong thời tiết lạnh. Một số học viên thậm chí không thể đứng dậy sau khi bị ngã xuống đất, và họ thường bị thương trong lúc bị kéo trở lại phòng giam.”

• Tại Trại lao động Giai Mộc Tư ở tỉnh Hắc Long Giang, ông Thạch Mạch Xương bị lột quần áo và bị buộc phải đứng trước một lỗ thông hơi khi nhiệt độ chỉ có -20°C (hoặc -4°F) trong tư thế đầu cúi xuống và hai tay giơ lên và ngoặt về phía sau. Các lính canh còn đánh đập và đổ nước lạnh lên người ông.

2012-6-18-cmh-kuxingtu-01--ss.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: “Lái máy bay”

Bàn tay bị lạnh cóng và bị đánh đập bằng các cành cây

• Mùa đông năm 2003, tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang, bà Trương Diễm, ở tuổi ngũ tuần, đã bị kéo lê từ tầng bốn xuống tầng trệt. Các tù nhân sau đó đã lột bỏ áo khoác của bà và bắt bà phải đứng ở sân sau của nhà tù. Ngoài ra, bất cứ khi nào bà cử động, bà sẽ bị hai tù nhân dùng các cành cây nhỏ hoặc dùi cui điện đánh vào tay của bà.

• Tại Trại giam Du Thụ ở tỉnh Cát Lâm, cô Lưu Kim Phượng, 19 tuổi, đã bị lột bỏ áo khoác và bị bỏ lại ngoài trời tuyết vào tháng 02 năm 2000. Một lính canh đã dùng một cành cây đánh vào tay cô khiến chúng bị sưng phồng lên.

Đóng băng trong phòng lạnh

Hình thức tra tấn đóng băng cũng được thực hiện trong nhà bằng việc sử dụng đá, quạt, điều hòa không khí, cửa ra vào và cửa sổ để mở.

• Năm 2010, ông Vương Kế Quân bị giam trong một phòng giam dài 2m rộng 1m và không có lò sưởi tại Nhà tù Ký Đông ở tỉnh Hà Bắc. Băng được đưa đến đặt trong phòng giam của ông. Sáu tù nhân giám sát ông và không cho phép ông ngủ quá ba tiếng mỗi ngày.

• Năm 2002 tại Trại Lao động cưỡng bức Giới Độc ở tỉnh Hắc Long Giang, các lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân mở tất cả các cửa sổ và đặt những viên đá lạnh vào quần áo của các học viên. Các học viên Ngụy Quân, Phác Anh Kiệt, Cao Thụ Ngạn, Đinh Hồng Quyên, Lý Hồng Hà đã phải chịu đựng cách thức tra tấn này.

Bị thổi khí lạnh bằng quạt

• Vào tháng 12 năm 2000, cô Phạm Thắng Mỹ ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị cấm ăn và cấm ngủ, và cô bị trói vào lan can cầu thang bên trong tòa nhà của cảnh sát an ninh nội địa địa phương trong hai ngày. Sau đó cảnh sát đã lột áo khoác của cô và dùng một chiếc quạt để thổi không khí lạnh vào cô.

• Bị giam giữ trong cùng tòa nhà đó, bà Hồ Hưng Ngọc, ngoài 70 tuổi, đã bị suy sụp do bị ngược đãi. Sau đó cảnh sát còn lột áo khoác của bà và dùng hai chiếc quạt để thổi không khí lạnh vào bà và các học viên khác.

• Ông Sa Lập Điền, ngoài 60 tuổi, đã bị giam giữ tại Trại lao động Kiến Tân, Thiên Tân. Ông đã bị lột trần dù nhiệt độ chỉ có -15°C (5°F). Đồng thời, lính gác còn mở cửa ra vào và cửa sổ phòng giam của ông và dùng quạt thổi không khí lạnh vào phòng. Các lính canh còn dùng dùi cui điện để sốc điện vào miệng và mặt của ông Sa.

Buồng kết đông

• Các lính canh tại Trại lao động Trương Sĩ ở tỉnh Liêu Ninh đã sử dụng buồng kết đông để đóng băng các học viên Pháp Luân Công. Nhiệt độ ở đó còn thấp hơn nhiệt độ đóng băng, và có một lớp băng dày đóng trên tường. Năm 2001, ông Trương Chấn Vũ, ông Trần Tùng, ông Trương Quốc Nghĩa và ông Lý Mãn Tân bị buộc phải đứng dựa vào tường của buồng kết đông này và chỉ được phép ngủ bốn tiếng một ngày.

Đóng băng trong khi ngủ

• Bà Tưởng Hân Ba, một giáo viên trung học, đã bị tra tấn và bị đóng băng trong khi ngủ tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang trong tháng 04 năm 2010. Dưới sự điều khiển của cai ngục, các tù nhân đã trói và treo bà Trương lên trong 17 tiếng trong một căn phòng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng. Đêm hôm đó nhiệt độ còn hạ xuống thấp hơn, và đến khi bà có cơ hội để ngủ thì chiếc chăn mỏng của bà đã bị ai đó lấy đi.

2014-3-6-jiangxinbo--ss.jpg

Bà Tưởng Hân Ba

Đóng băng với cửa ra vào và cửa sổ mở

• Trong khoảng thời gian chín năm ông Triệu Kiến Thiết bị giam giữ ở trong Nhà tù Vô Tích, tỉnh Giang Tô, các tù nhân đã mở cửa ra vào và cửa sổ phòng giam của ông trong mùa đông lạnh giá. Các ngón tay của ông bị cứng lại, chuyển màu đen, và cuối cùng da của ông đã bị bong tróc.

• Bà Hác Phái Khiết, cựu nhân viên của một trường đại học ở tỉnh Hắc Long Giang, đã phải chịu tra tấn đóng băng tại Trại lao động Cáp Nhĩ Tân vào ngày 29 tháng 03 năm 2013. Bà đã bị đánh đập, bị trói và bị bỏ lại trong một căn phòng lạnh giá với cửa ra vào và cửa sổ mở trong suốt một ngày trong tình trạng phải đi chân trần và chỉ được mặc đồ lót. Bà cũng không được phép ăn gì trong ngày hôm đó.

• Sau khi bị bắt giữ vào năm 2002, bà Chu Diễm Ba bị giam giữ tại Trại giam Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, tay và chân của bà bị trói vào những chiếc cùm bằng kim loại ở trên sàn trong suốt một tháng. Cửa sổ phòng giam của bà bị mở ra, và nhiệt độ bên ngoài dưới -30°C (-22°F). Các tù nhân còn dẫm đạp lên người bà.

• Ông Sơ Lập Văn, một nông dân, cũng là đối tượng bị đóng băng suốt đêm tại Nhà tù Xương Nhạc ở tỉnh Sơn Đông vào mùa đông năm 2001. Ông bị lột trần và bị còng tay vào một thanh cửa sổ trên tầng cao nhất của tòa nhà. Các lính canh đã mở tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, và để ông ở đó từ 10 giờ tối tới 4 giờ sáng trong hai đêm liên tiếp.

Đóng băng bởi điều hòa không khí

Trong tháng 12 năm 2012, cô Trương Mỹ Kim và cô Trần Tố Phương bị đưa tới Trại giam Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông, tại đây họ đã bị giam trong một căn phòng có điều hòa không khí đang hoạt động trong khi nhiệt độ ngoài trời là -16°C (3°F) .

Ngâm chân trong nước lạnh, đá, hoặc tuyết

• Sau khi bà Lý Á bị đưa đến Nhà tù nữ Lan Châu ở tỉnh Cam Túc vào ngày 21 tháng 12 năm 2010, một tù nhân đã buộc bà đi một đôi giày mỏng trong khi làm việc. Rất nhiều lần các tù nhân cố ý đổ nước lạnh vào đôi giày của bà Lý. Khi các ngón chân của bà bị thương, một tù nhân đã dẫm lên chúng để nhằm gây thêm đau đớn cho bà.

• 12 học viên đã bị bắt giữ vào năm 2001 sau khi họ trưng một tấm biểu ngữ ở Quảng trường Thiên An Môn để phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tại Đồn Cảnh sát Chu Trang ở Bắc Kinh, cảnh sát đã cùm một học viên bên ngoài trời, họ đá đôi giày của cô ra, và đổ nước lạnh lên người cô. Đến khi tất của cô đã bị đông lại, họ buộc cô phải đứng bên trên một cái lò nóng và đốt ngón tay của cô bằng một chiếc bật lửa dùng để hút thuốc lá.

Bị buộc phải đứng trong nước/băng lạnh

• Tại Trung tâm tẩy não Nam Kinh, bà Trương Bổn Phương đã bị buộc phải đứng trong nước lạnh trong nhiều tuần trong tháng 02 năm 2005. Hậu quả là các ngón chân của bà đã bị nứt nẻ và chảy máu.

• Vào mùa đông năm 2000, các quan chức ở tỉnh Quảng Đông đã buộc chín học viên Pháp Luân Công phải đứng trong bồn nước lạnh sâu hàng cen-ti-mét sau khi các học viên này tuyệt thực trong 6 ngày. Các học viên không được phép ngủ hoặc dựa lưng vào tường, và việc tra tấn vẫn không dừng lại ngay cả khi có một nữ học viên bị ngất. Vài ngày sau, bàn chân và cẳng chân của họ bị sưng phồng lên đến nỗi họ không thể xỏ vừa giày được nữa.

• Vào ngày 09 tháng 12 năm 2000, bà Trịnh Toàn Hoa và bảy học viên khác bị cảnh sát ở thị trấn Chúc Câu, tỉnh Sơn Đông bắt và đánh đập. Cảnh sát buộc các học viên phải cởi áo khoác và ngồi trên mặt đất ẩm ướt ở ngoài trời. Quần của họ bị đóng băng và bị dính xuống đất. Hai người trong số họ thậm chí còn bị trói vào một chiếc máy kéo và bị bắt phải đứng trong bồn chứa đầy nước lạnh. Chân của họ trở nên bị tê liệt và các cơ bị thương tổn. Cơn đau khiến họ không thể ngủ được trong hơn một tháng.

Chân ngập trong tuyết

• Bà Dương Tú Lan người tỉnh Liêu Ninh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương vào cuối năm 1999. Sau đó bà bị giam tại Trại giam Hải Điến, tại đây bà đã bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị đánh đập. Các lính canh đặt chân bà vào một chiếc bồn chứa đầy tuyết. Bà Dương đã ngất xỉu trong lúc bị tra tấn.

• Ông Lý Quý Thu bị trói vào một chiếc ghế kim loại và bị đánh đập vào ngày 03 tháng 12 năm 2004, cả hai tay và hai bàn chân của ông bị sưng lên và bị bầm tím. Chân của ông bị đặt trong một chiếc bồn chứa đầy tuyết và nhanh chóng bị đóng băng. Một cảnh sát còn đổ tuyết lên cổ áo và thắt lưng của ông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/14/303175.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/1/148189.html

Đăng ngày 27-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share