Bài viết của Lưu Hiểu

[MINH HUỆ 08-02-2015] Nhiều quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây đã bị bắt giữ hay kết án. Tuy nhiên, tội ác thật sự của họ – liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công – đã bị che đậy trong những thông báo chính thức.

Những bản án phi pháp vẫn tràn lan ở Trung Quốc. Chỉ tính riêng ngày 02 tháng 02 năm 2015, Minh Huệ Net đã báo cáo về án tù của bốn học viên Pháp Luân Công. Thời hạn là từ ba đến bảy năm rưỡi.

Đây chỉ là những trường hợp được báo cáo. Còn nhiều trường hợp không được phơi bày do môi trường đàn áp tại Trung Quốc, nơi thông tin liên lạc bình thường bị giấu kín hay bị kiểm duyệt nặng nề.

Trong cuốn sách Luật của Hitler: Những tòa án của đế chế thứ ba, luật gia Ingo Müller đã phân tích cách mà một số luật sư và luật gia Đức sẵn sàng hợp tác với chế độ Đức Quốc xã tàn bạo và thông qua các quy định mà các chính sách của Đức Quốc xã đã nêu ra. Những thẩm phán đã thực thi chương trình cái chết êm ái của Đức Quốc xã và không can thiệp vào những việc diễn ra trong các trại tập trung. Các Tòa án Nhân dân và Tòa án Đặc biệt được thành lập để thực hiện các bản án khắc nghiệt theo đường lối của Đức Quốc xã.

Bằng cách chỉ ra bài học đạo đức này, Müller nhắc nhở chúng ta rằng các thẩm phán không nên mù quáng đi theo những cuộc vận động phổ biến, hay nhấn chìm mình trong một nền văn hóa đi ngược lại với những yêu cầu về trách nhiệm chuyên môn của họ.

Không may, đến ngày nay, những điều tương tự vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ không khác gì cuộc bức hại người Do Thái trong Thế chiến II.

Khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, ông ta đã làm theo ý riêng của mình, mặc dù sáu trên bảy vị Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị phản đối cuộc đàn áp.

Cuộc đàn áp nhắm vào một môn tu luyện tin vào các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, và mức độ bức hại rất nghiêm trọng. Những hệ thống tòa án được dùng như một vũ khí để kết án tù các học viên Pháp Luân Công vô tội, dẫn đến vô số những bi kịch cá nhân.

Một ví dụ là trường hợp của cô Liễu Chí Mai, một sinh viên tài năng thuộc tỉnh Sơn Đông, theo học tại Đại học Thanh Hoa, một trong những đại học hàng đầu Trung Quốc. Sau khi biết đến Pháp Luân Công vào năm thứ hai đại học, cô đã được cải thiện cả tâm lẫn thân từ môn tu luyện này.

Khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, các quan chức của trường đại học đã buộc cha mẹ cô Liễu đưa cô về nhà và cấm cô không được đăng ký học vào năm sau.

Sau khi bị trường đuổi học, cô Liễu đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị tra tấn tàn bạo. Cô bị kết án 12 năm tù vào tháng 11 năm 2002, tại đây cô liên tục bi tiêm thuốc phá hủy thần kinh, bị buộc phải nghe những chương trình lăng mạ Pháp Luân Công và bị lạm dụng tình dục.

Cô Liễu được thả vào năm 2008 để chữa trị y tế. Đáng buồn là cô không thể hồi phục sau nhiều năm bị tổn thương về thể chất và cảm xúc, và đã qua đời vào ngày 13 tháng 02 năm 2015.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/8/304185.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/6/149223.html

Đăng ngày 04-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share