[MINH HUỆ 30-01-2015] Tôi muốn chia sẻ một số thể ngộ gần đây của tôi có về việc luyện công.

Trước đây tôi đã chểnh mảng việc luyện công trong thời gian dài. Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ tự đi luyện công, vì tôi không nghĩ nó quan trọng bằng việc học Pháp. Tôi đã có ý nghĩ rằng từ lúc công (vật chất cao năng lượng) tu luyện tôi, thì năng lượng của tôi sẽ được công tăng cường theo cách đó.

Trong mười năm qua, suy nghĩ sai lầm này đã luôn tồn tại trong tâm trí tôi.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi tôi bị đau răng nghiêm trọng. Nha sỹ nói rằng chiếc răng này không thể chữa khỏi và phải nhổ đi. Tôi nhận ra đây là kết quả của việc chểnh mảng trong luyện công, vì thế tôi đã quyết định làm một số thứ cho việc này.

Tôi đọc lại cuốn “Đại Viên Mãn Pháp” và xem lại băng hình hướng dẫn luyện công của Sư phụ. Tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra mình thậm chí còn quên cả một số khẩu quyết. Tôi ngay lập tức tìm ra những sai lầm trong suy nghĩ của mình, và nhận ra hai vấn đề nổi cộm.

Đầu tiên, tôi đã coi việc luyện công như một gánh nặng, và tôi không muốn chịu đựng. Ngay từ thuở đầu tu luyện, tôi không bao giờ thích luyện công hay tích cực làm việc này. Ở bề mặt, tôi có vẻ tinh tấn, nhưng thực chất, tôi chỉ đang cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình.

Và tự bản thân cũng không có động lực.

Tôi từng là một liên lạc viên ở điểm luyện công địa phương, và công việc của tôi là sáng sáng mang loa đến điểm luyện công, vì thế tôi phải dậy sớm. Nhưng trong tâm tôi không bao giờ muốn luyện công. Sau khi cuộc bức hại xảy ra, chúng tôi phải dừng việc luyện công tập thể, và cũng không còn nhân tố bên ngoài tác động đến tôi. Chính vì điều này đã làm tôi chểnh mảng.

Tôi cũng nghĩ rằng dậy sớm để luyện công là cực hình. Tôi chưa bao giờ có cảm giác tuyệt vời khi luyện công. Với một số học viên, luyện công giống như là hít thở, nhưng tôi lại coi đó là một gánh nặng. Đó là một nghĩa vụ được giao thêm cho tôi, và tôi bắt buộc phải thực hiện hàng ngày.

Có lần một học viên đã nói với tôi: “Liệu có người tu luyện nào không luyện công không?”

Với cô ấy, luyện công là một phần tự nhiên trong cuộc sống của cô ấy. Tôi thực sự xấu hổ khi so sánh bản thân với cô ấy.

Thứ hai, một số động tác luyện công của tôi không được chính xác. Từ lúc tôi là một liên lạc viên và thường hướng dẫn các học viên mới luyện công, tôi thường nghĩ các động tác của tôi là chính xác và tôi không cần phải trau dồi.

Thực sự thì một số động tác tôi luyện là không chính xác. Trong khoảng thời gian trước đây, lưng của tôi thường bị đau ngay sau khi tôi luyện công. Tôi đã không tìm được nguyên nhân đến khi một đồng tu đã chỉ ra hai đầu gối của tôi quá cứng khi tôi luyện các bài tập đứng, còn lưng của tôi thì không thả lỏng. Khi tôi làm theo gợi ý của đồng tu và chỉnh lại động tác, tôi cảm thấy khá hơn.

Sau khi nhận ra điều này, tôi cố gắng kiểm tra lại các động tác của mình một lần nữa, và điều này đã giúp ích cho tôi. Chẳng hạn, tôi thường gặp khó khăn ở động tác “Đầu đỉnh bão luân” trong bài công pháp thứ hai. Khi các động tác và chuyển động của tôi được điều chỉnh, tôi cảm thấy thư thái.

Bây giờ khi tôi ôm bánh xe, tôi không còn muốn nhanh chóng kết thúc bài công pháp như tôi từng làm trước đây.

Nhờ vậy mà tôi nhận ra tôi cần phải theo sát sự chỉ dẫn của Sư phụ khi luyện các bài công pháp. Trước đây các động tác của tôi thường đi trước hoặc sau chỉ dẫn của Sư phụ. Nhưng bây giờ, tôi cố gắng theo sát sự chỉ dẫn – không chỉ ở bề mặt, mà còn tại tinh thần.

Tuân theo sự chỉ dẫn của Sư phụ cũng là một vấn đề của việc “kính Sư kính Pháp”. Nếu tất cả học viên đều làm được như vậy, thì trường năng lượng của chỉnh thể học viên sẽ rất to lớn. Chẳng phải là học viên cần nghe theo Sư phụ? Luyện các bài công cũng giống như tu luyện tâm tính của một người – chúng ta cần liên tục quy chính bản thân và liên tục đề cao. Trong chúng ta, bao gồm cả bản thân tôi, đều nghĩ việc luyện công rất đơn giản, vì thế chúng ta không để tâm và xao nhãng nó. Thực tế thì để luyện chính xác các động tác thật không hề dễ dàng.

Sư phụ giảng:

“Vì sao phải tách hở hàm răng? Bởi vì trong khi luyện công, nếu như hàm răng ngậm chặt lại, thì năng lượng ấy trong quá trình vận chuyển nó sẽ làm cho răng chư vị càng ngậm chặt hơn, càng [tập] càng ngậm chặt hơn. Chỗ nào mà không buông lỏng, thì chỗ ấy không thể diễn luyện một cách trọn vẹn đầy đủ được; do vậy chỗ nào mà chặt lại sẽ làm cho nó rốt cuộc sót lại không luyện, không được chuyển hoá, không diễn hoá được; nếu hàm răng tách hở ra, nó sẽ buông lỏng ra.“ (Đại Viên Mãn Pháp)

Ngay cả một cử chỉ nhỏ cũng có một ảnh hưởng lớn. Vậy chúng ta có nên luyện các động tác một cách nghiêm túc và cố gắng luyện thật chính xác hay chăng?

Đến nay, tôi có thể luyện năm bài công pháp và luôn cố gắng chỉnh lại các suy nghĩ và động tác trong lúc luyện công. Cung kính, khiêm nhường theo dõi các chỉ dẫn của Sư phụ. Dần dần tôi bắt đầu cảm nhận được sự kỳ diệu của các bài công pháp.

Bây giờ tôi không còn cảm thấy luyện công là một gánh nặng nữa hay là một nhiệm vụ được thêm vào nữa. Thay vào đó, nó đã trở thành một trải nghiệm thú vị, khi tôi có thể cảm nhận được Phật ân hạo đãng và hồi phục lại bản thân.

Giống như thể tôi có thêm thể ngộ mới trong những chỉ dẫn của Sư phụ. Tất nhiên tôi không nói chúng ta cần chú trọng tuyệt đối vào việc luyện đúng các động tác. Chỉ cần chúng ta tập trung và để tâm vào việc này, chúng ta sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của các bài công pháp, và chúng ta sẽ có những hiểu biết mới mỗi ngày.

Là một người tu luyện, chúng ta nên giữ ở trạng thái Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“… là người cao tuổi, hoặc thanh niên đều cảm thấy thân thể nhẹ nhàng.” (Chuyển Pháp Luân)
“Công pháp tính mệnh song tu, từ ngoài mà quan sát người ta cảm thấy như trẻ ra nhiều tuổi; cá nhân nhìn bề ngoài khác nhiều so với tuổi thực tế.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu chúng ta nghiêm túc luyện công, huyền năng của Pháp tự nhiên sẽ triển hiện và có ảnh hưởng tích cực. Dưới đây là hai ví dụ.

Học viên Z thường dễ bị say xe. Ngay cả khi ngồi trong xe ô tô một thời gian ngắn cũng khiến cô buồn nôn. Dù cô đã tu luyện từ 10 năm trước, nhưng vấn đề này vẫn tiếp diễn. Gần đây ở một nhóm chia sẻ, cô ấy đã nói với chúng tôi về việc cô ấy đã tìm được nguyên nhân.

“Tôi chưa bao giờ nghiêm túc luyện công, và thường chểnh mảng. Tôi không luyện công đều đặn trong nhiều ngày liên tiếp hơn 10 năm qua,” cô ấy nói.

Sau khi bắt đầu luyện công hàng ngày, bệnh say xe – căn bệnh đã quấy rầy cô trong nhiều thập kỷ – đã biến mất.

Học viên A có luyện công hàng ngày. Nhưng trong khoảng thời gian trước, cô thường cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi cô phải dừng nghỉ giữa mỗi bài công pháp. Hai chân của cô bị sưng tấy khiến cô không đi lại được.

Cô đã nhờ chúng tôi giúp cô tìm nguyên nhân. Liệu có phải có sơ hở trong tâm tính của cô ấy?

Sau đó, tôi có một số nhận thức mới về việc luyện công, vì thế tôi đã nói với cô: “Chắc hẳn có điều gì đó chưa đúng. Luyện công đáng lẽ phải khiến cô thư giãn. Liệu cô có thực hiện chính xác các động tác hay không?”

Cô ấy đã chỉ cho tôi cô ấy luyện công thế nào, và chúng tôi tìm ra nhiều lỗi nhỏ trong các chuyển động của cô ấy. Lấy ví dụ, hai đầu gối của cô ấy cứng lại, còn xương sống thì cúi xuống, ngoài ra, cô ấy còn ngửa về phía sau khi cô ấy đứng. Sau cùng, cô ấy rất cảm kích và quyết định đọc lại cuốn “Đại Viên Mãn Pháp” và xem băng hình hướng dẫn luyện công của Sư phụ cẩn thận.

Giờ thì cô ấy đã cảm thấy tốt hơn. Cô ấy buồn vì đã không tìm ra nguyên nhân sớm hơn. Cô tự trách rằng: “Tôi đã luyện công với những lỗi lầm này trong mười năm qua! Chẳng phải đã lãng phí quá nhiều thời gian sao?”

Sư phụ giảng:

“Có bao giờ chư vị nghĩ đến sự kiện rằng tu luyện là hình thức nghỉ ngơi tốt nhất không? Chư vị đạt được một loại nghỉ ngơi mà không thể đạt được qua việc ngủ. Không có ai nói rằng: ‘Các bài công pháp làm tôi quá mệt đến không làm được việc gì hôm nay.’ Mọi người chỉ nói: ‘Các bài công pháp làm toàn thân tôi thoải mái và thư giãn. Tôi vẫn tỉnh táo sau một đêm không ngủ. Tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi vẫn cảm thấy thoải mái sau một ngày làm việc.’ Có phải đúng tình trạng như vậy không? Thế nên nếu một người không ra ngoài tập công cho rằng anh ta không có thời gian hay có lý do gì khác, tôi nói rằng hoàn toàn là do anh ta chưa hiểu Pháp thâm sâu và thiếu quyết tâm tinh tấn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội lần đầu ở Bắc Mỹ)

Tôi muốn nhắc các bạn đồng tu cần chú ý luyện công và hoàn thành tốt. Hãy loại bỏ ma ngủ và mệt mỏi.

Sau khi tôi hoàn thành đoạn đầu tiên của bài viết này, Sư phụ đã cho tôi một trải nghiệm tuyệt vời khi tôi luyện công vào sáng hôm sau. Khi tôi đang ôm bánh xe, toàn thân tôi giống như đang hòa tan trong vũ trụ. Tựa như cơ thể tôi trở nên trong suốt và xuyên qua nhiều hạt nguyên tử. Tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng.

Đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời và mỹ diệu, và đó cũng là kết quả khi tôi làm theo những chỉ dẫn của Sư phụ khi thực hiện đúng các động tác. Và nó đến một cách tự nhiên.

Tôi nhận ra cuốn Đại Viên Mãn Pháp là một phần của Pháp. Điều này thực sự sâu thẳm hơn những gì tôi nhìn thấy ở tầng bề mặt. Một người không thể nhận ra độ thâm sâu của điều này, nếu người đó đơn giản chỉ lặp lại các động tác hàng ngày. Nếu chúng ta cùng đặt tâm vào việc này, và nghiêm túc thực hiện các động tác, thì huyền năng kỳ diệu của từng bài công pháp sẽ tự triển hiện rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/28/303705.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/6/148243.html

Đăng ngày 22-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share