Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-01-2015] Năm ngoái, Minh Huệ đưa tin mặc dù Trung Quốc chính thức xóa bỏ hệ thống trại lao động vào năm 2013 nhưng cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng vẫn chưa thuyên giảm.

Ngược lại, bức hại còn gia tăng ở các cơ sở bí mật như các trung tâm tẩy não, hay là hắc lao. Nhân viên của hắc lao có nhiệm vụ cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng của mình bằng các hình thức tra tấn tinh thần và thân thể.

Năm 2014, có 969 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại 158 trung tâm tẩy não trên 27 tỉnh thành và khu tự trị ở Trung Quốc.

Con số này cho thấy số lượng học viên bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não tăng 31,5% so với năm 2013. Mặc dù các trại lao động bị đóng cửa vào nửa cuối năm 2013 song số học viên bị giam giữ trong các hắc lao lại tăng gấp bốn lần. Xu hướng giam giữ ngoài vòng pháp luật này vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2014.

fbe84b9bb18bb75ae328ccd9106518d5.jpg

Cát Lâm là tỉnh có 20 trung tâm tẩy não – nhiều nhất Trung Quốc – tiếp đó là Hồ Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Hồ Nam (mỗi tỉnh có 13 trung tâm), Bắc Kinh (11) và An Huy (10). 20 khu vực còn lại, mỗi nơi có dưới 10 trung tâm.

Trong số 969 học viên bị giam giữ tại các hắc lao năm 2014, tỉnh Cát Lâm cũng giam giữ nhiều học viên nhất với con số 201, chiếm 21% tổng số. Con số này tỷ lệ nghịch với số dân của tỉnh Cát Lâm, đứng thứ 21 trên 30 khu vực hành chính ở Trung Quốc. Có lẽ cần chú ý rằng Cát Lâm là quê hương của nhà sáng lập Pháp Luân Công và là nơi đầu tiên Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng.

38a3a3bfc812ed70de8f81ca2172413b.jpg

Các trung tâm tẩy não trá hình dưới hình thức khách sạn, kho bãi và trường học

Để tránh bị dư luận theo dõi, các trung tâm tẩy não xuất hiện ở những nơi trá hình, như một tầng khóa kín trong khách sạn hay trường học. Chẳng hạn, một cơ sở được lập vào tháng 07 năm 2014 tại Trường Trung học Song Hưng, tỉnh Cát Lâm. Một số học viên Pháp Luân Công ở Cát Lâm đã bị bắt và giam giữ tại đây.

Ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, chính quyền thành phố chi 200.000 tệ (~$32.000) để sửa lại Khách sạn Cảnh Rồng Đôi và lắp cửa an ninh, chắn song cửa sổ và camera giám sát vào mỗi phòng. Chính quyền thành phố Kim Hoa đã ký hợp đồng 15 năm với khách sạn để làm trung tâm tẩy não với mức giá 230.000 tệ (~$37.000) một năm.

d898f2e03126c8877acf80edda3ba3ae.jpg

Thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy lập trung tâm tẩy não trên tầng hai của khách sạn Lan Viên

Thành phố Trùng Khánh biến Trại Lao động Cưỡng bức Tây Sơn Bình thành hắc lao dưới cái tên chính thức mới là “trường giáo dục pháp lý”, một từ phổ biến ám chỉ các trung tâm tẩy não. Hơn 50 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại các trung tâm này.

06be5ed6bafe688075e28b2e7a203123.jpg

Cổng của Trung tâm Tẩy não khu Thanh Sơn tại Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc được trá hình dưới dạng kho bãi

f142812b8e94733196e22454a684ac03.jpg

Các hắc lao này có thể đặt biển tên từ những cái tên không gây chú ý tới những cái tên mang tính bí mật. Ở Thượng Hải có một trung tâm tẩy não tên là “Căn cứ 751”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/5/302788.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/16/147985.html

Đăng ngày 27-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share