Bài viết của Lâm Yến tại New York

[MINH HUỆ 17-11-2014] Tôi thật may mắn khi được tham dự Pháp hội San Francisco 2014 và đã vô cùng xúc động bởi lời giảng Sư phụ Lý Hồng Chí. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà, tôi có cảm giác như việc tu luyện của mình không có biến chuyển gì đáng kể. Thực ra nhận thấy bản thân mình đã chưa thực sự hành xử chiểu theo những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp.

Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đã giảng rằng: “Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu.”

Tôi nhận ra mình đã không hiểu rõ về ý nghĩa của những Pháp lý này. Tuy nhiên, qua một số những biến cố mà tôi trải nghiệm gần đây, tôi đã có những nhận thức đầy đủ hơn về những Pháp lý này.

Tu Chân

Trong một buổi giao lưu chia sẻ tu luyện vào tuần trước, tôi nhận ra một số đồng tu có thể chia sẻ ra những lời chân thành xuất ra từ nội tâm của họ và tôi rất bội phục lòng tốt của họ. Cá nhân tôi thì không làm được như vậy, nhưng tôi đã nhận ra rằng một học viên cần phải làm được như vậy.

Điều này khiến tôi nhớ đến một câu hỏi – đáp trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014:

Đệ tử: Hoàn cảnh công tác truyền thông rất phức tạp, các đồng tu chung quanh cũng có cảm nhận tương đồng. Đôi lúc đấu đá còn hơn cả người thường.

Sư phụ: [Mọi người] với nhau không tín nhiệm ai, đều không nói lời chân thật, [mọi người] với nhau không động đến nổi, đều không hướng nội tìm, thế thì tất nhiên sẽ phức tạp.

Tôi ngộ ra rằng khi bạn buông bỏ tâm bảo vệ bản thân, thì không có ai có thể làm tổn thương bạn được. Khi gặp phải mâu thuẫn, [ma sát], thì đó chính là cơ hội để bạn đề cao. Chúng ta phải “chân” thì hoàn cảnh xung quanh mới có thể được thanh lọc.

Tu Thiện

Hai vợ chồng tôi luân phiên học Pháp với con trai tôi. Khi đến phiên tôi, tôi và cậu bé thường có những tranh luận. Khi tôi phàn nàn rằng cậu bé thiếu nghiêm túc trong khi học Pháp, cậu bé thường phản bác lại. Sau đó, tôi nói với cậu bé rằng cần phải kính trọng cha mẹ.

Chồng tôi nói cả ba chúng tôi không đối đãi với nhau như một gia đình vì chúng tôi không thiện và không tôn trọng lẫn nhau.

Tôi từng hiểu [lầm] rằng viết báo để vạch trần những kẻ tà ác Trung Cộng, chính là đang giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người. Sau khi nghe chia sẻ của một nam đồng tu trẻ tuổi tại Pháp hội San Francisco 2014, tôi nhận ra rằng việc viết bài với tâm từ bi cũng là giảng chân tướng về Đại Pháp cho người dân.

Khi chúng ta thể hiện rằng chúng ta quan tâm đến họ, họ sẽ tự nhiên chấp nhận những gì chúng ta nói. Trên thực tế, người ta có thể cảm nhận được sự thật sau mỗi lời nói của bạn. Đối xử thiện với mọi người là yêu cầu căn bản cho các học viên.

Tu Nhẫn

Vài tuần trước chúng tôi có in lại một số bài viết cũ ở mục sức khỏe. Tôi không nghĩ điều này sẽ thích hợp và đã thắc mắc với người phụ trách mục này. Người phụ trách đã trả lời: “Người học viên phụ trách mục này đã gặp rắc rối. Bạn cũng có thể gặp vấn đề nếu không chia sẻ vấn đề này bằng tâm từ bi.” Khi tâm tôi tĩnh tâm lại, tôi nhận ra mình đã không tu được nhẫn.

Tôi nghĩ tôi là một trong những học viên thiếu kiên nhẫn. Hàng ngày tôi liên tục gặp phải ma phiền. Thay vì chiểu theo Pháp, tôi lại thường dùng nhân tâm để giải quyết những sự việc này. Sư phụ giảng:

“Sư phụ đã yêu cầu như vậy, [khi] quay về hiện thực, giữa chư vị với nhau hễ nhìn một cái lại không thấy thuận mắt. [Khi] quay về hiện thực, bị những lợi ích hiện thực và chấp trước cá nhân dẫn động, thì chư vị không còn là tâm thái như hiện nay nữa! Chư vị phải biết rằng chư vị là người tu luyện, chư vị có trách nhiệm to lớn ngần nào!” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Hồi tưởng lại những điều Sư phụ giảng, tôi hiểu tại sao tôi cảm thấy rất tốt trong Pháp hội vì Sư phụ đã tịnh hóa mọi tư tưởng của học viên. Tuy nhiên, bây giờ tôi cần phải tống khứ những chấp trước của mình, và rất nhiều trong số đó là do Văn hóa đảng dưỡng thành.

Tính nóng giận của con người là một tính xấu. Cho dù có phải là một học viên hay không, thì đều nên tống khứ. Hãy bảo trì tâm thái mà chúng ta có được khi ở các Pháp hội.

Chính vì vậy, tôi hy vọng mọi người chúng ta có thể tinh tấn hơn trên con đường tu luyện của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/17/300300.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/9/147895.html

Đăng ngày 16-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share