Bài viết chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của một đệ tử ở Hà Nội tại Pháp Hội Việt Nam lần thứ nhất 5/2009

[MINH HUỆ]

Kính chào Sư Phụ!

Kính chào các bạn đồng tu!

Sau đây tôi xin được chia sẻ với mọi người những lời tâm đắc của mình.

Hai năm trước đây với những dấu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời, tôi đã đến với Đại Pháp. Tôi đã vô cùng xúc động trong lần đầu tiên đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ Lý Hồng Chí. Tôi nhận thấy rằng đây chính là điều mà mình đang tìm kiếm, mọi điều tôi thắc mắc đều được Sư Phụ giảng giải một cách trọn vẹn. Mang trong mình một niềm hy vọng vào con đường phản bổn quy chân, tôi đã phát nguyện xin được làm đệ tử chân tu của Sư Phụ.

Trước khi là một học viên, tôi có một cuộc sống buông thả và ích kỷ. Tôi mang trên mình một vài căn bệnh mãn tính như viêm phế quản, viêm lợi, nấm da. Mỗi khi mùa lạnh đến, tôi hay bị ho rất nhiều và phải uống thuốc kháng sinh liều cao. Tôi cũng thường hay lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi nghe những thông tin thời sự về dịch bệnh. Ngày qua ngày tôi ngồi trước máy tính và không chú ý nhiều đến công việc và cuộc sống gia đình mặc dù tôi đã có vợ và con nhỏ. Tôi thường hay chơi trò chơi điện tử trên máy tính từ tối cho đến đêm, thậm chí đến tận sáng hôm sau, điều này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc. Tôi cũng có những thói quen không tốt như xem phim ảnh có nội dung xấu hay cáu gắt với mọi người, đôi lúc còn đánh vợ vì không kiềm chế được bản thân.

Sư Phụ đã cứu vớt tôi lên từ địa ngục, ban cho tôi một cuộc đời mới. Trước đây tôi đã từng nghe người ta nói đến các khái niệm như “đạo đức”, “làm người tốt”, “tu tâm tính” nhưng quả thật chưa bao giờ tôi hiểu gì về những điều này, chưa bao giờ tôi biết cách sống để làm một người tốt, một người có chuẩn mực đạo đức. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ có giảng rằng “Trong quá trình diễn hoá của vũ trụ, nhất là hiện nay từ khi tiến nhập vào trào lưu kinh tế hàng hoá mạnh mẽ ấy, rất nhiều người đạo đức đã trở nên bại hoại, càng ngày càng xa rời đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ; những người ở cõi người thường trong trào lưu ấy cũng trôi theo mà không cảm nhận được mức độ đạo đức bại hoại đến đâu; do vậy có người còn cho rằng như thế là tốt; chỉ ai có tâm tính tu luyện lên trên rồi sau đó ngoảnh lại nhìn, mới có thể nhận ra rằng đạo đức của nhân loại đã bại hoại đến mức độ đáng sợ như thế nào.” Quả đúng là khi nhìn lại bản thân mình hai năm trước đây, tôi thấy mình đã thay đổi rất nhiều. Vợ tôi thường nói với bạn bè và những người thân rằng tôi đã thay đổi 180 độ. Bây giờ tôi có một sức khỏe tốt mà không bao giờ phải uống thuốc hay đi khám bệnh. Tôi luôn chú ý đến việc cải thiện bản thân mình, hướng nội tìm cho ra những thiếu sót. Tôi cố gắng quan tâm đến mọi người hơn và loại bỏ đi tính ích kỷ, tôi hiểu rằng tôi cần sống làm một người tốt trong xã hội, hoàn thành tốt mọi vai trò của mình.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ đã giảng rằng “Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người; do vậy một cá nhân hễ muốn tu luyện, thì được [xác] nhận là Phật tính đã xuất hiện. Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra.”. Tôi nhận thấy rằng Sư Phụ đã an bài lại đường đời cho tôi, bảo hộ tôi và giúp tôi vượt qua rất nhiều thử thách. Là một người tu luyện, bắt đầu từ chỗ làm người tốt rồi tu lên, liên tục đề cao tâm tính, vứt bỏ dần các tâm chấp trước, tôi cảm nhận được sự quan tâm của Sư Phụ đối với mình. Mỗi khổ nạn, mâu thuẫn và khó khăn xảy đến đều không hề ngẫu nhiên, tôi thường cố gắng lý giải mọi điều theo Pháp mà Sư Phụ đã giảng. Tôi đã vấp ngã rất nhiều, có nhiều khảo nghiệm tôi thấy mình thường không vượt qua được nhưng đến lúc bình tĩnh mà suy nghĩ lại thì mới nhận ra những thiếu sót của mình để lần sau làm cho tốt hơn. Khi bạn nhận ra thiếu sót và chấp trước của mình, đó chính là bước đầu tiên để thăng tiến trong tu luyện. Một người thực sự đang tu luyện nếu như anh ta liên tục tìm kiếm trong chính mình, sửa đổi bản thân, đối chiếu theo Pháp từng ý nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Điều mà tôi tâm đắc là lời giảng của Sư Phụ về chữ Ngộ. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “‘Ngộ’ chân chính của chúng ta, chính là nói về Pháp mà sư phụ giảng trong quá trình chúng ta luyện công, Đạo mà sư phụ trong Đạo gia giảng, trước những ma nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, thì có thể ngộ được rằng bản thân là người tu luyện hay không, có thể lý giải [theo Pháp] hay không, có thể tiếp thụ [Pháp] hay không, trong quá trình tu luyện có thể chiểu theo Pháp mà hành xử hay không. Có người có làm thế nào mà giảng họ cũng không tin, vẫn [chỉ tin vào] những lợi ích thiết thực nơi người thường. Họ vẫn ôm giữ những quan niệm cố hữu mà không bỏ, làm cho [họ] không thể tin [vào Pháp].” Tôi nhận thấy một điều rất quan trọng của tu luyện là khi đối diện với những khó khăn, khảo nghiệm trong cuộc sống thì bạn có lý giải mọi điều theo Pháp hay không, nếu bạn vẫn suy nghĩ theo lối nghĩ của người thường thì bạn vẫn chưa thể thăng tiến trong tu luyện. Thông thường khi đối diện với các mất mát về danh – lợi – tình thì cái phần con người trong chúng ta dao động, cái phần ấy cũng để cho chúng ta nhận ra tâm chấp trước của mình và đó cũng là cơ hội để thăng tiến. Tuy nhiên để giữ tâm cho thật vững, bình tĩnh mà suy xét theo Pháp, không lay động theo cái tình của người thường thì tôi nhận thấy học Pháp là vô cùng quan trọng.

Tôi thường cố gắng học hết một bài giảng mỗi ngày, những hôm nào học Pháp nhiều hơn, tôi cảm thấy một trạng thái thanh tịnh, không có nhiều ý nghĩ xấu, không miên man theo các chuyện đời thường, một cảm giác an lạc và thoải mái khỏ tả. Quả thực học Pháp tốt là điều kiện tiên quyết để một người thăng tiến nhanh trong tu luyện. Khi bạn học Pháp thì tại mỗi tầng không gian đều có biến đổi rất lớn mà bạn không dễ dàng cảm nhận ngay được. Sư Phụ đã để lại cho chúng ta hình thức học Pháp và luyện công theo nhóm. Tôi thấy điều này rất quan trọng. Khi bạn tham gia học Pháp tập thể cùng mọi người, trường năng lượng mạnh hơn giúp cho bạn học Pháp tốt hơn. Tôi nhận thấy rằng nhiều lời điểm hóa của Sư Phụ là thông qua lời của các bạn đồng tu, khi được chứng kiến những khó khăn, mâu thuẫn của người khác cũng phản ảnh ra những điều mà mình cần đề cao trong tu luyện. Vậy nên nếu có thể thì tốt nhất các bạn nên dành một hoặc một vài buổi trong tuần để tổ chức hoặc tham gia học Pháp cùng nhau. Nếu các bạn cho rằng việc này là không cần thiết hoặc bạn không chú trọng việc này thì tôi nghĩ rằng đó là vì bạn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của học Pháp theo nhóm và bạn đang bỏ lỡ đi một cơ hội cho mình đề cao. Hơn nữa đề cao toàn diện trong một nhóm học Pháp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự đề cao cá nhân. Nếu bạn thấy rằng bạn không muốn đến một nhóm học Pháp vì nơi ấy có nhiều học viên mới hay vì một lý do nào đó thì bạn đang bỏ lỡ đi một cơ hội đề cao cho mọi người và cũng là cho chính bạn. Kỳ thực tu luyện không phải chỉ là cho chính mình! Đối với việc luyện công, tôi nhận thấy luyện công theo nhóm rất hữu ích, trường năng lượng mạnh hơn nhiều lần khi ta luyện công một mình, môi trường tốt hơn và cũng có điều kiện để sửa sai các động tác. Có thể bạn đã tập công một thời gian rất lâu rồi nhưng bạn vẫn có những thiếu sót trong động tác, Sư Phụ sẽ điểm hóa thông qua một học viên khác để sửa lại cho bạn. Có những điều trong các bài luyện công tôi ngộ ra được nhờ được nghe lời chia sẻ của các bạn đồng tu khác. Khi tôi nâng cao tiêu chuẩn tâm tính cho mình thì tôi thấy yêu cầu ngày càng khắt khe hơn và việc luyện công đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn cho rằng bộ khí cơ của bạn tự động vận chuyển và bạn không cần phải luyện công hàng ngày thì theo tôi đó là bạn chưa đặt yêu cầu cao hơn cho mình mà thôi. Môi trường luyện công theo nhóm cũng tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến Pháp môn, giúp người hữu duyên đến với Pháp. Tôi mong rằng chúng ta có thể coi trọng việc học Pháp theo nhóm và luyện công theo nhóm. Điều này sẽ rất tốt cho sự thăng tiến trong tu luyện của chúng ta.

Thưa các bạn, nói về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, có những bạn đồng tu chưa rõ sự việc này và nhận thức cũng khác nhau rất là nhiều, cũng có người dao động, lo lắng. Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ thêm hiểu biết của mình về vấn đề này:

“Vào năm 1999, theo một thống kê của chính phủ Trung Quốc đã có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Sự gia tăng nhanh chóng số học viên Pháp Luân Công đã dấy lên nỗi lo sợ vô cớ từ phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ bắt đầu tiến hành ngăn chặn tập luyện, cấm in sách, giám sát, viết bài xuyên tạc, thóa mạ trên các báo chí. Ngày 25/4/1999 gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải yên hòa trật tự đưa đơn thỉnh nguyện xin được tự do tập công, in sách và thả 45 học viên bị tạm giữ vô cớ ở Thiên Tân. Thủ tướng Chu Dung Cơ đã tiếp nhận, giải quyết ôn hòa thỏa đáng cả đôi bên. Tuy nhiên chủ tịch Giang Trạch Dân không vừa ý và khó chịu. Để ra oai chính trị, ngày 20/7/1999 Giang Trạch Dân ra lệnh cấm tập và khởi xướng cuộc đàn áp khủng bố tàn bạo đối với học viên Pháp Luân Công. Để tạo cớ cho việc đàn áp, ĐCSTQ đã vu khống rằng Pháp Luân Công là “tà giáo” và “làm chính trị”; dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn năm 2001 và tuyên truyền rầm rộ rằng người tập Pháp Luân Công đã tự thiêu để lên thiên đường. Cho đến nay, hàng trăm nghìn học viên đã bị bắt, bị giam giữ, hoặc bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức mà không qua xét xử. Đã có trên 3000 học viên Pháp Luân Công bị đánh đập tàn nhẫn, tra tấn và bức hại đến chết. Nhiều người trong số đó đã bị mổ cướp nội tạng đem bán trong khi họ vẫn còn sống và sau đó bị thiêu xác phi tang. Số người bị bức hại thực tế còn cao hơn nhiều.

Một báo cáo năm 2007 của Liên Hợp Quốc xuất bản gần đây do báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc (ông Manfred Nowak) thực hiện về vấn đề Tra tấn đã khẳng định, ĐCSTQ đã mổ cướp và bán nội tạng của những học viên Pháp Luân Công khi họ vẫn đang còn sống. Rất nhiều bệnh viện và trại cưỡng bức lao động ở Trung Quốc tham gia vào hoạt động kinh doanh kiếm lời từ việc cấy ghép nội tạng. Vào đầu năm 2001, Bệnh viện Tô Gia Đồn ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bắt đầu tiến hành mổ cướp với quy mô lớn những nội tạng sống như: tim, thận, phổi, giác mạc… của các học viên Pháp Luân Công bất chấp sự phản kháng của họ. Một nhân viên ở một bệnh viện của Trung Quốc đã thừa nhận công khai là chồng trước của bà ta (một bác sĩ phẫu thuật) đã lấy giác mạc của hơn 2000 học viên Pháp Luân Công. Tiến sĩ Maria Đại học Sydney phát biểu tại Đại hội ghép tạng thế giới rằng, “Mổ cắp nội tạng là một tội ác chống lại loài người”. Ông Stephen Wigmore, chủ tịch hội Y đức Cấy ghép tạng của Anh quốc đã chỉ trích hoạt động mổ cướp tạng của ĐCSTQ là “vô đạo đức” và “ghê tởm” cần bị y học toàn thế giới lên án. Các hiệp hội cấy ghép tạng ở New Zealand, Úc và Châu Âu đã liên kết với nhau để lên án và kêu gọi chấm dứt tội ác này.”

Là một người tu luyện, chúng ta hiểu về cuộc đàn áp này dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng, cuộc bức hại đang diễn ra ấy thật là vô nhân đạo và trái với luân lý đạo đức làm người. Tại sao trong tình huống bị bức hại dã man đến như vậy mà các đồng tu của chúng ta vẫn luôn kiên định? Một người thường với lòng tham và dục vọng vào danh lợi liệu có thể vượt qua những thử thách to lớn như vậy không? Tôi cho rằng đó thực sự phải là những người đã hiểu được ý nghĩa chân chính làm người, con người ta sống là để phản bổn quy chân, quay trở về bản tính nguyên thủy của mình. Họ phải tinh tấn thực tu, dứt bỏ các tâm chấp trước, xả bỏ các ham muốn người thường, từ ấy mới có được sự kiên định vào Pháp và Sư Phụ. Tôi đã chứng kiến nhiều đồng tu trải qua các khảo nghiệm về sự kiên định. Có một số bạn thì bị gia đình cấm đoán rất nặng nề hoặc gây sức ép về tinh thần rất lớn do người thân của họ đã có những hiểu nhầm sâu sắc về Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên hầu hết mọi người cũng vượt qua được, tiếp tục tu luyện, cũng có những bạn đã dừng tu một thời gian. Sư Phụ có giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng “Việc tu luyện không thể là trò đùa con trẻ, cũng không phải là kỹ năng nơi người thường; [nó] là việc nghiêm túc phi thường.”. Trong bài trả lời câu hỏi của các Đệ tử tại Pháp Hội New Zealand năm 1999, Sư Phụ có giảng rằng: “Để tôi nói với chư vị, chư vị có biết điều đáng tiếc nhất là gì không? Những người mà đã đến với Pháp nhưng lại bỏ lỡ, hay những người đã được trao cho mà không nhận – đó là điều mà họ sẽ mãi mãi hối tiếc và hối tiếc mãi mãi! Họ không thể tưởng tượng nổi cái hối tiếc đau buồn mà họ sẽ vĩnh viễn cảm tưởng! Đây là vì rất nhiều sinh mệnh có cơ duyên đến đây để đắc được Pháp. Qua bao nhiêu niên đại, cũng có một số sinh mệnh đã mất đi chính niệm, ngày càng không còn nhớ biết họ ở đây để làm gì, cho nên họ dễ bị sa lầy. Hễ mà đã bị mê lạc rồi, quả thật là …. Tất nhiên, may mắn thay, Pháp lý có thể giải quyết các rắc rối này. Nguyên nhân duy nhất phải quan tâm là chư vị không đọc Pháp, nguyên nhân duy nhất phải quan tâm là chư vị không học Pháp. Tôi có thể đánh thức tất cả những gì trong chư vị và có thể thanh lọc tất cả những gì mà đã che phủ bản chất nguyên thủy của chư vị.”

Thưa các bạn, từ sau ngày 20/7/1999, khi cuộc bức hại xảy ra thì sự tu luyện của chúng ta không còn trong giai đoạn tu luyện cá nhân nữa, chúng ta đã bước sang thời tu luyện Chính Pháp. Và đối với một người tu luyện thời Chính Pháp, Sư Phụ đã căn dặn chúng ta cần làm tốt ba việc. Một là tu luyện bản thân cho thật tốt, hai là Phát Chính niệm và việc thứ ba là giảng chân tượng về cuộc bức hại, cả ba việc này đều có liên hệ chặt chẽ đến sự tu luyện của chúng ta. Trong các kinh văn, Sư Phụ đã giảng rất nhiều về tầm quan trọng của ba việc ấy và sứ mệnh của Đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp là rất to lớn. Mong rằng các bạn đồng tu coi trọng việc đọc thêm các kinh văn từ sau năm 2000 để hiểu rõ hơn về những gì mà chúng ta cần phải làm và theo kịp tiến trình Chính Pháp.

Tôi nhận thấy nhiều bạn trong chúng ta không chỉ đến nơi này là để Viên mãn cá nhân. Chúng ta đã từng có lời thệ ước với Sư Phụ về việc trợ Sư Chính Pháp. Từ trước và sau khi bước vào cửa tu luyện một thời gian ngắn, tôi có một người bạn không phải là học viên Đại Pháp, cậu ta đã có lần nói với tôi rằng tôi đến đây là có sứ mệnh. Lúc đó tôi hoàn tòan không hiểu điều này. Đây cũng là an bài từ xa xưa để gợi nhớ lại cho tôi sứ mệnh của mình, đến khi đọc một bài chia sẻ của một bạn đồng tu trên báo Minh Huệ tôi mới mường tượng ra rằng trước đây nhiều vị Thần đã từng thệ ước với Sư Phụ. Tôi đã từng có giấc mơ rằng tôi đến từ một nơi rất xa xôi và đến đây vì một điều gì đó rất tốt đẹp. Tôi không thể diễn tả thành lời giấc mơ đó. Cho đến sau này đọc các kinh văn của Sư Phụ về thời Chính Pháp tôi mới hiểu rằng tôi cần phải làm gì và sứ mệnh của tôi là rất lớn. Sự tu luyện của tôi không chỉ là tu luyện viên mãn cá nhân mà có liên quan đến cứu độ vô lượng các chúng sinh trong thiên giới mà đối ứng với thân thể này của tôi tại nơi đây. Họ đang ủy thác vô hạn hy vọng vào sự tu luyện của tôi. Nếu tôi tu luyện tốt thì họ sẽ được cứu độ. Hơn nữa có rất nhiều các vị Thần ở cảnh giới rất cao đã xuống đây, mang thân xác con người này, họ đến vì Pháp và để đồng hóa với Pháp. Tuy nhiên theo an bài của cựu thế lực, nhiều người trong số họ đã bị đầu độc bởi lời lẽ tuyên truyền của ĐCSTQ. Họ sẽ không thể quay trở về và các chúng sinh đối ứng với họ sẽ bị đào thải nếu như họ không nhận thức được ra rằng Đại Pháp là tốt và đang cứu độ họ. Khi chúng ta giảng rõ sự thật về cuộc bức hại, chính là chúng ta đang giúp họ nhận thức ra được Đại Pháp là tốt, cuộc bức hại là tà ác và họ có thể lựa chọn tương lai cho chính mình, đó cũng chính là cứu độ họ. Sự việc bề mặt là chúng ta làm nhưng ở không gian khác có Pháp thân của Sư Phụ và các Chính Thần đang cứu họ.

Tu luyện trong thời Chính Pháp, làm tốt ba việc của Đệ Tử Đại Pháp là vô cùng quan trọng, điều này cũng quyết định quả vị và tấng thứ của người tu luyện. Chỉ khi chúng ta học Pháp tốt, tinh tấn thực tu thì việc Phát chính niệm và giảng chân tượng mới có thể làm tốt. Tôi nhận thấy rằng rào cản lớn nhất trong khi thực hiện các đồ án giảng chân tượng vẫn là nhân tâm. Các tâm chấp trước và rằng buộc đủ loại luôn ngăn cản chúng ta thực hiện sứ mệnh của mình, hơn nữa đó cũng là cái khóa mà cựu thế lực sử dụng để thao túng Chính Pháp. Khi chúng ta liên tục hướng nội mà tìm cho ra những thiếu sót bên trong, đối chiếu với Pháp từng ý nghĩ, lời nói, hành động thì chúng ta đang phá vỡ và phủ nhận các an bài của cựu thế lực. Một người tu luyện tinh tấn là người luôn coi trọng việc đề cao tâm tính của mình, luôn tự sửa đổi bản thân, tìm bên trong mình thay vì trách móc người khác. Theo tôi hiểu thì mỗi một niệm, mỗi một cử chỉ, hành động hay lời nói của chúng ta đều có liên thông với các tầng không gian mà chúng ta đã vượt qua trong tu luyện. Nếu như tại không gian bề mặt này chúng ta chiểu theo Pháp thì rất nhiều các sinh mệnh liên thông với không gian này sẽ được quy chính và đồng hóa với Pháp. Kỳ thực thì những gì xảy ra ở nơi này cũng là biểu hiện của một quá trình biến đổi tại rất nhiều các không gian.

Tôi nhận thấy việc phát hiện ra các tâm chấp trước tinh tế, ẩn sâu bên trong mình để từ đó phá vỡ các an bài của cựu thế lực là rất quan trọng. Chẳng hạn bạn không muốn bị phiền phức khi tham gia các đồ án giảng chân tượng do sợ bị cơ quan chính quyền can nhiễu, đó cũng chính là thể hiện của tâm người thường mà cựu thế đang lực sử dụng để ngăn cản bạn. Khi bạn không thanh tỉnh rằng việc bạn làm là việc gì, mức độ quan trọng của việc đó thế nào, mà bạn chỉ xem việc đó như là một sự việc của người thường hay là có thể ảnh hưởng đến lợi ích cuộc sống hay trạng thái sinh hoạt hiện tại của bạn hay gia đình bạn thì thực tế bạn đang không buông bỏ được những thứ của người thường, bạn chưa có chính niệm đầy đủ. Mỗi khi có can nhiễu nhân tâm như vậy, tôi thường tự nhắc mình rằng việc tôi làm là cứu độ chúng sinh, việc giảng chân tượng về cuộc bức hại là chân chính, là việc không trái với lương tâm đạo đức làm người và cũng là một việc mà người tu luyện cần làm. Sư Phụ và các Chính Thần luôn quan sát và giúp đỡ tôi, nếu sinh mệnh nào can nhiễu đến việc làm chân chính đó thì chính là can nhiễu đến Chính Pháp, đó là phạm tội với Chính Pháp và họ sẽ bị đào thải, tôi sẽ dùng chính niệm của mình để thành trừ, tôi không chấp nhận sự an bài hay khảo nghiệm nào không phải của Sư Phụ.

Theo tôi hiểu thì các quan niệm hậu sinh cũng là các sinh mệnh trong tam giới mà bao gồm nhiều sinh mệnh cao tầng ép nhập xuống. Cựu thế lực cũng sử dụng các quan niệm này để tạo ra can nhiễu đến việc chúng ta cần làm. Loại bỏ đi các quan niệm này thì cần một quá trình tu luyện. Chẳng hạn bạn cho rằng phát tờ rơi giảng chân tượng là quảng cáo, gửi email giảng chân tượng là spam, là vi phạm pháp luật .v.v. Thực ra đây chính là điều mà chúng ta cần đột phá. Khi bước ra giảng chân tượng, chúng ta sử dụng các phương cách phù hợp tối đa với người thường để làm sao họ có thể tiếp nhận nhưng không có nghĩa là chúng ta làm sự việc với tâm của người thường. Chúng ta không làm vì danh, vì lợi, điều chúng ta làm là xuất phát từ thiện tâm cứu người, chúng ta cũng không vì bản thân mình mà làm. Khi chúng ta thừa nhận cựu pháp lý thì rất dễ bị cựu thế lực lợi dụng cựu pháp lý để tạo ra can nhiễu và bức hại. Chẳng hạn bạn cho rằng việc bạn làm là vi phạm pháp luật, như vậy bạn đang để cho cái pháp lý đó khống chế tư tưởng của bạn. Theo cái hiểu của tôi thì người ta xây dựng nên pháp luật cũng là để cho con người ta sống không làm tổn hại lẫn nhau, khi phán xét một sự việc theo pháp luật thì cũng cần dựa trên tiêu chuẩn đạo đức để nhận định. Nếu không, pháp luật ấy sẽ được sử dụng vào những mục đích xấu, chẳng hạn có nhiều người lợi dụng pháp luật để kiếm lợi riêng cho mình và làm tổn hại người khác. Việc chúng ta làm, nói về cuộc bức hại, xét ở cái lý cõi người cũng là việc mà một người có đạo đức nên làm, lên án cái xấu, vô nhân đạo. Chúng ta không làm điều gì trái với tiêu chuẩn đạo đức làm người, không phá hoại pháp lý cõi người. Vậy nên sự việc này theo tôi hiểu thì có liên thông đến Pháp lý tại các tầng khác nhau, đối với một sự việc chân chính như thế thì không một sinh mệnh nào được phép bức hại vô cớ, và can nhiễu. Các Chính Thần và Sư Phụ cũng không cho phép họ làm như vậy.

Điều then chốt là khi chúng ta làm sự việc này thì tâm thái của chúng ta như thế nào. Cái cớ để tà ác bức hại và can nhiễu là chúng ta làm với tâm chấp trước nào đó. Chẳng hạn khi bạn thấy mọi người bước ra giảng chân tượng và bạn cũng muốn hùa theo nhưng bạn không hiểu việc bạn đang làm là quan trọng như thế nào, bạn nghĩ rằng người ta bước ra được còn mình không bước ra thì người ta nghĩ mình thế này thế nọ. Đây chính là chứng thực bản thân và làm với cái tình, đó không phải là chứng thực Pháp. Chúng ta phải thực sự xuất phát từ tâm thiện, tâm từ bi mà cứu người chứ không phải từ cái tình. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì người ta có ‘tình’; người ta vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.”. Một ví dụ nữa là trong khi làm các việc này bạn không nghiêm túc với bản thân, không giữ vững tâm thái của người tu luyện, đùa cợt và không chú trọng vào việc bạn cần làm. Tôi có đọc một bài chia sẻ của một bạn đồng tu rằng khi bạn mang tâm chấp trước để làm các tài liệu giảng chân tượng thì ở không gian khác các sinh mệnh không tốt, các ý niệm xấu sẽ gắn vào tài liệu và làm cản trở người ta biết được sự thật. Tôi xin chia sẻ câu chuyện về chiếc máy photo của tôi. Chiếc máy này được sử dụng vào việc in tài liệu giảng chân tượng và in sách cho mọi người. Từ khi tôi vận hành nó đã có rất nhiều sự hỏng hóc xảy ra, điều này liên quan trực tiếp đến tâm thái của tôi khi làm công tác Đại Pháp. Chẳng hạn trong lúc in tài liệu nếu tôi sao nhãng và tận dụng thời gian để làm việc khác thì giấy rất dễ bị kẹt, tài liệu in bị lỗi .v.v. Người thợ sửa máy photo cho tôi đã nói rằng chưa bao giờ anh chứng kiến một cái máy nào như của tôi sử dụng mà lại hỏng nhiều đến như vậy, ngay cả có những bộ phận gần như không bao giờ hỏng thì cũng bị hỏng. Chiếc máy này không chỉ phản ánh ra trạng thái tu luyện của tôi mà nó còn phản ảnh ra tình trạng chung của mọi người. Tôi thấy khi mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc giảng chân tượng hơn, mọi người tu tốt hơn thì hiện tượng này hoàn toàn không còn nữa. Trong một chỉnh thể, nếu như bạn tu không tốt và thiếu tinh tấn thì trạng thái tu luyện của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến chỉnh thể, từ đó làm ảnh hưởng đến đồng tu khác, rất có thể những tâm chấp trước của bạn sẽ trở thành can nhiễu đối với họat động của mọi người. Sư Phụ luôn điểm hóa cho chúng ta bằng rất nhiều cách khác nhau. Tôi thấy nếu chúng ta chú trọng việc tìm kiếm trong bản thân thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận được ra sự điểm hóa của Sư Phụ. Chẳng hạn nếu trong nhà bạn có cái gì đó bất thường, rất có thể nó đang phản ảnh ra trạng thái tu luyện của bạn.

Tâm chứng thực bản thân còn thể hiện ra rằng bạn nghĩ là bạn đang làm được nhiều điều mà người khác không làm được như bạn, bạn nghĩ là bạn có khả năng hơn người khác, bạn làm được nhiều điều hơn, giỏi hơn. Mỗi khi nghĩ đến điều này bạn lại thấy vui thích, sinh tâm hoản hỷ và tính tự mãn. Điều này rất dễ bị ma lợi dụng, nó sẽ làm cho bạn coi thường, coi nhẹ ý kiến của đồng tu khác, làm cho bạn sao nhãng việc hướng nội mà tìm, tạo ra mâu thuẫn chia rẽ giữa các bạn đồng tu, khiến bạn không thể phối hợp tốt với người khác. Bạn sẽ rất dễ lạc sang an bài của cựu thế lực nếu bạn không thanh tỉnh mà loại bỏ đi tâm chấp trước này. Kỳ thực trí tuệ mà chúng ta có được là những gì rất nhỏ bé trong cả vũ trụ to lớn này, trí tuệ ấy là Sư Phụ đã ban cho bạn để làm việc dưới hình thức của người thường, trí tuệ ấy ban cho bạn không phải là để tăng trưởng thêm các tâm chấp trước của bạn, mà là để cứu độ chúng sinh, để cho bạn tu luyện.

Khi bạn chỉ muốn mình nói và người khác nghe ý kiến của mình, bạn không thể nghe ý kiến người khác, bạn thường hay phủ nhận tức thời ý kiến của người khác thì bạn cũng đang chứng thực bản thân mình. Con đường chúng ta tu luyện là khác nhau, Ngộ về Pháp lý cũng khác nhau, lý giải theo Pháp cũng khác nhau. Nếu chúng ta không tôn trọng ý kiến của người khác thì chúng ta cũng không thể hiện được tâm từ bi của mình. Sư Phụ có giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng “Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.”. Tôi thấy có những mâu thuẫn xuất phát từ vấn đề này, chúng ta quá kiên trì bản thân, cho rằng chỉ có quan điểm của mình mới là đúng, người khác không đúng theo Pháp và từ đó chúng ta sinh ra tâm thái coi thường người khác, đây cũng chính là chứng thực bản thân. Là người tu với nhau nếu chúng ta từ bi với bạn đồng tu của mình, buông bỏ ngay cả bản thân mình trong mâu thuẫn, hiểu được hòan cảnh của người khác, đặt mình vào vị trí của người khác thì tôi nghĩ tà ác không thể can nhiễu và gây ra những thiệt hại cho Đại Pháp. Có những lúc nếu bạn quá kiên định bản thân thì đồng tu khác sẽ bị bức hại, bị tà ác dùi sâu hơn vào các tâm chấp trước của họ chỉ vì bạn không nhận ra được tâm chứng thực bản thân của mình.

Tôi nhận thấy rằng quan niệm của chúng ta về Được và Mất cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc chúng ta bước ra giảng chân tượng. Chẳng hạn bạn nghĩ rằng từ trước đến giờ mình giảng chân tượng như vậy đã thiết lập uy đức cho bản thân khá nhiều, bạn nghĩ rằng uy đức của bạn chắc phải nhiều lắm và những gì mình làm như thế là khá đủ rồi, yên tâm để viên mãn rồi. Thực ra đây chính là ý niệm của người thường, theo cái được mất của người thường. Nếu bạn có ý niệm về sự ích kỷ cho bản thân như vậy thì tà ác sẽ luôn làm cho bạn cảm thấy là từ trước đến giờ bạn làm như thế là đủ rồi và sắp tới bạn không cần làm gì nhiều nữa. Bạn sẽ nghĩ là các việc ấy nên để cho người khác làm, kỳ thực thì những gì bạn đã làm là quá nhỏ bé, chưa thể xứng đáng với danh hiệu của Đệ Tử Đại Pháp thời Chính Pháp được và bạn cũng không thể mang cái tâm chấp trước đó đến viên mãn được. Một người tu chân chính sẽ không nghĩ cho bản thân mình, xả bỏ mới là then chốt để đề cao tâm tính. Sư Phụ có giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Có thể mọi người đã từng nghe câu này trong Phật giáo: ‘Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới’. Ai mà nhìn thấy, [thì] đều [muốn] giúp người kia, giúp một cách vô điều kiện. Phật gia độ nhân không nói điều kiện, [cũng] không tính công; có thể giúp đỡ người kia một cách vô điều kiện; vậy nên chúng tôi có thể làm cho học viên rất nhiều sự việc.” Theo tôi hiểu nếu chúng ta giảng rõ sự thật với tâm ích kỷ, vẫn nghĩ được mất cho bản thân mình, chúng ta vẫn “tính công, kể thưởng” thì điều này sẽ trở thành sự ngăn cản rất lớn và nó cũng phản ảnh ra tầng thứ tu luyện mà chúng ta cần đột phá.

Cũng có một thứ quan niệm của người thường nữa mà tôi nhận thấy có ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn bạn nghĩ rằng bạn chỉ thích hợp làm một vài loại việc nào đó, những việc mà bạn không thích thì bạn không muốn làm, hoặc bạn cho rằng bạn không thể làm. Đây chính là cái tình đang chi phối. Có những lúc tôi nghĩ rằng mình chỉ thích hợp với việc làm về kỹ thuật, tôi cũng đã chối bỏ những việc mà tôi nghĩ là tôi không làm được. Đến lúc ngẫm nghĩ lại thì đó cũng là tâm chấp trước mà tôi cần vứt bỏ. Việc ai đó yêu cầu tôi làm một việc gì cũng không ngẫu nhiên, rất có thể đó là một thử thách mà Sư Phụ an bài cho tôi để tôi đề cao trong tu luyện, nhưng nếu mang tâm chấp trước như vậy thì tôi đã bỏ lỡ đi một cơ hội đề cao cho mình.

Tôi nghĩ rằng rào cản thực sự đối với chúng ta trong việc bước ra giảng chân tượng chính là nhân tâm. Chỉ khi nào chúng ta hướng nội mà tìm, nhận ra được tâm chấp trước của mình, quyết tâm vứt bỏ nó thì chúng ta mới có thể thăng tiến trong tu luyện, phá vỡ được các an bài của cựu thế lực để cứu độ chúng sinh và hoàn thành thệ nguyện của chúng ta. Theo tôi hiểu thì đối với các học viên đắc Pháp sau ngày 20 tháng 7 năm 1999 thì sự tu luyện cá nhân của chúng ta được Sư Phụ an bài kèm với việc giảng chân tượng. Vậy nên khi chúng ta bước ra thực hiện sứ mệnh của mình thì cũng là môi trường tu luyện tốt cho chúng ta. Nếu chúng ta không chịu bước ra, tìm các lý do để tự bao biện cho mình thì chúng ta cũng đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong tu luyện. Mong rằng cả các bạn đồng tu lâu năm và các đồng tu mới đều cùng nghiêm khắc nhìn nhận lại bản thân mình về việc thực hiện tốt ba việc mà Sư Phụ căn dặn. Tôi nhận thấy rằng an bài của cựu thế lực rất tinh vi, nếu bạn buông lơi bản thân mình, không tinh tấn tu luyện thì rất dễ lạc theo an bài của cựu thế lực, bạn sẽ bận rộn suốt ngày với các việc đời thường, công việc kinh doanh hay việc gia đình mà quên đi rằng bạn đang là một Đệ Tử Đại Pháp thời Chính Pháp với sứ mệnh to lớn được giao phó cần phải làm.

Nói về việc bị can nhiễu, Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu khác, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” Theo tôi hiểu, nếu bạn chỉ đổ lỗi rằng vì bị can nhiễu nên bạn đã không làm tốt việc này hay việc khác thì chính là bạn chưa chịu hướng nội mà tìm. Can nhiễu xảy ra và có ảnh hưởng là vì mình còn tâm chấp trước nào đó. Tôi nghĩ rằng nếu tâm chúng ta ngay chính, thì các can nhiễu sẽ bị giải thể khi chúng ta khởi chính niệm, bởi vì can nhiễu đó là can nhiễu đến Chính Pháp và là phạm tội với Chính Pháp, những sinh mệnh đó sẽ bị đảo thải. Tôi xin kể một câu chuyện như thế này:

Trước đây tôi hay bị cảnh sát giao thông tạm giữ vì tôi không có giấy tờ xe và vi phạm luật lệ giao thông. Thường là những lỗi tôi vi phạm thì không nghiêm trọng nhưng cảnh sát giao thông muốn nhận được tiền hối lộ. Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng đây chỉ là một khảo nghiệm về tiền bạc nên tôi đã cho họ tiền để tôi không bị giữ xe. Nhưng sự việc cứ tiếp diễn như vậy nhiều lần, ngay cả khi tôi thực hiện rất ngay chính việc tham gia giao thông. Tôi nhận ra rằng lúc đó mình đã không xem mình là người tu luyện và hành xử theo Pháp. Tôi đã lo sợ bị tạm giữ xe mà quên rằng mình có rất nhiều việc phải làm, tôi đã không giảng chân tượng được cho những người công an đó. Thường là những lúc tôi bị giữ xe là những lúc khá là gấp về thời gian, tôi cũng nghĩ là tôi cần được việc của tôi nên muốn giải quyết cho xong. Sau nhiều lần bị như vậy thì tôi có một giấc mơ. Tôi mơ rằng tôi ở trong một lớp học với các bạn của tôi. Lớp học rất nhộn nhạo, cô giáo đi xuống và nói với tôi rằng cô sẽ kiểm tra bài của tôi và tôi được biết trước đề thi, đề thi cũng có thể thay đổi. Sau đó vài hôm thì trong khi đi mua chiếc máy photo phục vụ cho công tác in tài liệu giảng chân tượng, tôi lại bị giữ xe vì đi sai làn đường. Lúc xảy ra chuyện đó tôi nhận thức rằng mình là người tu luyện, tôi đã nói với người công an đó là tôi là một học viên Pháp Luân Công, tôi không thể nói dối và tiền nộp phạt đó họ cần phải nộp trả cho nhà nước. Khi nghe tôi nói vậy thì người công an đó không biết nói gì, anh ta trả lại tôi tiền và nói với tôi rằng “vì cháu không nói dối nên chú không lấy tiền của cháu”. Sau đó tôi đã giới thiệu cho anh ta về Pháp Luân Công, và anh ấy đã nói rằng anh bị bệnh huyết áp nhiều năm. Anh ta đã gọi điện cho tôi mong rằng tôi mang sách và băng đĩa đến cho anh ta, tôi đã làm việc này.

Câu chuyện trên đối với tôi có ý nghĩa rất lớn. Khi chúng ta ngay chính, thì tà ác không được phép bức hại chúng ta một cách vô cớ, các Thần không cho phép chuyện này xảy ra. Khi tôi khởi chính niệm thì những nhân tố tà ác đang khống chế tâm của người kia làm điều xấu đã bị giải thể, phần con người của họ cũng khởi chính niệm và tôi đã không bỏ lỡ một chúng sinh có duyên với Pháp. Mỗi hành vi và cử chỉ của tôi đều là gây dựng văn hóa cho con người tương lai, gây dựng một con đường tu luyện cho con người tương lai. Nếu một hành vi của tôi ngay chính thì rất nhiều sinh mệnh ở các cảnh giới bên dưới tôi mà có liên thông với tầng không gian bề mặt họ cũng đều quy chính và đồng hóa với Pháp. Thông qua câu chuyện ấy tôi cũng hiểu được rằng giữ vững chính niệm là vô cùng quan trọng, điều này đòi hỏi chúng ta cần hướng nội để tìm ra thiếu sót của bản thân để lần sau làm cho tốt hơn.

Trong nhiều các đồ án khác nhau, tôi cũng gặp những cản trở. Thực chất những điều này sẽ bị giải thể nếu như bạn tìm ra được tâm chấp trước của mình, tìm ra được cái gì đang bị cựu thế lực sử dụng để ngăn cản bạn. Đó có thể là tâm lo sợ, tâm danh lợi, tâm chứng thực bản thân, tâm hoan hỷ, tính tự mãn, thích làm hay không thích làm, vội vàng hay lo lắng .v.v. Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi thông qua giấc mơ, Ngài đã cho tôi thấy rằng học Pháp và chỉ thẳng ra các tâm chấp trước là then chốt để đề cao trong tu luyện. Tôi thường hay nhẩm bài thơ sau đây của Sư Phụ mỗi khi có những khó khăn nào đó:

Vô trở

Tu luyện lộ bất đồng

Đô tại Đại Pháp trung

Vạn sự vô chấp trước

Cước hạ lộ tư thông”

Tạm diễn nghĩa:

Không có cản trở

Trên con đường tu luyện tuy không giống nhau.

Nhưng đều tu ở trong Đại Pháp.

Tất cả sự việc không mang chấp trước.

Con đường dưới chân sẽ thông suốt không còn cản trở.

Nói về việc phát chính niệm (PCN), tôi nhận thấy đây là một việc tối quan trọng. Có những thời gian mà tôi coi nhẹ việc phát chính niệm, môi trường của tôi không trong sạch, việc học Pháp và tu luyện cá nhân của tôi bị ảnh hường nghiêm trọng. Khi bạn không coi trọng việc PCN thì rất có thể là bạn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc này và bạn chưa cảm nhận được nhiều thay đổi khi bạn PCN đầy đủ. Nếu bạn thực hiện việc PCN một cách hình thức, làm cho xong thì hiệu quả sẽ rất thấp. Khi mọi người cùng PCN nếu bạn thấy bạn không thích hoặc miễn cưỡng phải làm điều này thì đó chính là tâm người thường hay nghiệp tư tưởng đang ngăn cản bạn. Khi bạn PCN xong nếu bạn không thấy sự thay đổi gì mấy và bạn cho rằng việc PCN vừa rồi là không có tác dụng thì bạn cũng cần ngay chính lại tư tưởng của mình. Đó là một hình thức can nhiễu rất tinh vi của tà ác để làm giảm sức mạnh chính niệm của bạn.

Trong sự phối hợp giữa các bạn đồng tu với nhau tôi thấy ở VN chúng ta làm chưa tốt và có rất nhiều thiếu sót. Điều này khẳng định là phản ảnh ra từ các tâm chấp trước sâu thẳm mà chúng ta chưa nhận ra được. Rất có thể là chúng ta chưa bảo trì được tâm thái từ bi trong cách chúng ta cư xử với nhau, giữa các đồng tu. Chúng ta cần có lối suy nghĩ một cách có thiện ý về người khác. Chẳng hạn biểu hiện của suy nghĩ có thiện ý là ta không nên đánh giá một cách tiêu cực về ai đó, sự việc nào đó, đặc biệt là về một đồng tu khác hay việc chứng thực Pháp của đồng tu ấy. Mỗi niệm của chúng ta ảnh hưởng đến các chúng sinh cùng tầng thứ và các chúng sinh bên dưới. Nếu không bảo trì niệm thiện thì tại các tầng không gian đều có những nhân tố không tốt sẽ phản ảnh ra tại không gian bề mặt này. Ví dụ khi bạn chê bai một đồng tu khác, chỉ nhìn điểm xấu mà không xét điểm tốt của họ thì lập tức sẽ có rào cản giữa hai người. Khi bạn mang những quan điểm đó để trao đổi hay bàn tán qua lại giữa các đồng tu khác nữa thì tình huống càng phức tạp hơn. Đồng tu đó thậm chí sẽ bị cô lập và chịu đựng nhiều can nhiễu. Những gì mà chúng ta nhìn thấy từ các đồng tu khác là phần mà đang trong tu luyện và tất nhiên biểu hiện ra nhân tâm rất là nhiều. Phần Thần mà đã hoàn tất tu luyện thì không có biểu hiện ra. Nếu ta chỉ chú tâm vào điểm xấu (theo nhận thức chủ quan) mà không nghĩ rằng đồng tu ấy có rất nhiều chỗ tốt thì việc phối hợp và nhất trí với nhau sẽ rất khó. Nếu ta bảo trì được sự kính trọng lẫn nhau, không xem rằng mình “cao” hơn, nhận thức của mình “đúng đắn” hơn người khác thì việc hợp tác sẽ rất thuận lợi, chỉnh thể sẽ rất vững chắc, khó mà có thể can nhiễu. Đối với người thường thì bảo chỉ niệm thiện với họ cũng rất quan trọng. Họ là người thường không tu luyện, mỗi một niệm của chúng ta cũng ảnh hưởng rất lớn đến họ. Nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực về họ hay về các tình huống liên quan thì rất có thể sự việc sẽ diễn biến theo chiều hướng đó. Hơn nữa phải từ bi với họ thì chúng ta mới có thể cứu độ họ. Khi có mâu thuẫn, chúng ta không nên để tâm mình tiến nhập vào mâu thuẫn đó, đứng ở ngoài lặng lẽ quan sát và tìm bên trong chính mình những phương diện cần phải đề cao. Khi ai đó đối xử không tốt với mình, bất kính với mình thì cần phải chiểu theo Pháp để hành xử. Ở trong mâu thuẫn thì rất khó để ngộ ra rằng mình là người tu luyện và cần phải đề cao tâm tính qua mâu thuẫn, rất khó để buông bỏ những tâm thái không tốt nếu như chúng ta thiếu nghiêm khắc với mình và thiếu tinh tấn thực tu.

Tôi nghĩ rằng có nhiều đồ án sắp tới cần sự phối hợp của chúng ta với nhau. Nếu chúng ta đột phá được vấn đề mâu thuẫn giữa các đồng tu và phối hợp không tốt thì chúng ta sẽ làm được rất nhiều điều to lớn, và đó cũng chính là chúng ta đã đột phá được từ trong tu luyện mà phản ảnh ra. Trong các đồ án, bạn có thể không làm việc này nhưng làm việc khác. Bạn không nên cho rằng bạn không thể giam gia được gì. Nếu bạn ngay lập tức phủ nhận rằng bạn không thể tham gia đồ án nào đó thì chính là cựu thế lực đã sử dụng ý niệm ấy để ngăn cản bạn. Chẳng hạn bạn không làm được thì bạn có thể học cách để làm, bạn không phù hợp thì bạn có thể giới thiệu người khác giúp đỡ, bạn không trực tiếp tham gia làm nhưng bạn có thể góp tiển của, bạn không đủ thời gian thì bạn tìm cách cân nhắc tính quan trọng của sự việc để sắp xếp cho hợp lý .v.v. Nếu bạn không muốn làm thì chính là cái tình đang ngăn cản bạn, và khi bạn không muốn thì không ai có thể yêu cầu bạn làm. Điều then chốt là bạn cần dành thời gian để suy nghĩ cho thật thấu đáo về tầm quan trọng của việc mà liên quan đến bạn. Chỉ khi bạn hiểu được tầm quan trọng của việc đó thì bạn mới có thể đưa ra được một quyết định đúng đắn.

Trên đây là những lời chia sẻ mà tôi rất tâm đắc, nó cũng phản ảnh ra những sự việc mà tôi đã nhận thức được, có những điều cũng đang là thử thách mà tôi cần vượt qua, tôi cũng đã vấp ngã nhiều lần vì điều đó. Mong rằng những chia sẻ này thực sự hữu ích cho sự đề cao trong tu luyện của mọi người. Mong rằng các bạn đồng tu chỉ ra giúp tôi những thiếu sót và hạn chế trong nhận thức của tôi. Tôi xin đọc một bài thơ của Sư Phụ trước khi kết thúc phần chia sẻ của mình:

Tâm tự minh

Pháp độ chúng sinh Sư đạo hàng
Nhất phàm thăng khởi ức phàm dương
Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái
Nhân tâm phàm trọng nan quá dương
Phong vân đột biến thiên dục truỵ
Bài sơn đảo hải phiên ác lãng
Kiên tu Đại Pháp khẩn tuỳ Sư
Chấp trước thái trong mê phương hướng
Thuyền phiên phàm đoạn đào mệnh khứ
Nê sa đào tận hiển kim quang
Sinh tử phi thị thuyết đại thoại
Năng hành bất hành kiến chân tướng
Đãi đáo tha nhật viên mãn thời
Chân tướng đại hiển thiên hạ mang

Tạm diễn nghĩa:

Tâm tự sáng tỏ, tự biết

Pháp cứu độ chúng sinh, Sư phụ dẫn lối
Một cánh buồn căng lên, trăm triệu cánh buồm dương theo
Vứt chấp trước xuống, thuyền nhẹ bơi nhanh
Tâm của người phàm nặng nề, khó mà vượt nổi đại dương
Gió mây đột biến, trời như sập xuống
Núi lở biển động, sóng lớn cuộn lên
Vững lòng tu Đại Pháp, theo sát Sư phụ
Mang chấp trước quá nặng nề, mê mờ mất cả phương hướng
Thuyền lật buồm đứt, tháo chạy để toàn mạng
Lọc hết bùn cát, lộ ánh vàng kim
Chuyện sống chết không qua việc nói thuyết mà biết được
Có thể làm được hay không mới thấy rõ chân tướng
Đợi cho đến ngày viên mãn
Chân tướng hiển lộ rõ, toàn thiên hạ ngỡ ngàng không hiểu

Thành Kính.
Tạ ơn Sư Phụ
Cảm ơn các bạn đồng tu.


Đăng ngày: 16-5-2009

Share