Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Philadelphia

[MINH HUỆ 26-12-2014] Hôm nay, nếu bạn đến thăm Chuông Tự do (Liberty Bell), bạn sẽ có cơ hội được gặp một phụ nữ 74 tuổi, tinh thần minh mẫn, đang giới thiệu Pháp Luân Công cho khách du lịch – bà ở đó mỗi ngày, thậm chí cả vào dịp Giáng Sinh cuối tuần. Mục đích của bà là chia sẻ câu chuyện độc đáo của bản thân về tự do, gia đình và nỗ lực đòi lại tự do của bà.

Con gái và cháu gái đã mất tự do như thế nào

Bà Đàm nói: “Tôi thích tự do ngôn luận ở đây; vì nhờ vậy mà tôi có thể giới thiệu Pháp Luân Công cho mọi người ở đất nước này. Tuy nhiên, con gái tôi Thôi Hồng và cháu gái tôi đang sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã bị bắt giữ vì làm điều tương tự như tôi đang làm. Con gái tôi thậm chí còn bị kết án tù.”

Theo bà Đàm, vào ngày 03 tháng 06 năm 2014, con gái và cháu bà khi đang đi phát tài liệu giới thiệu về Pháp Luân Công thì bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát quận Tây Thành bắt giữ.

Ngày 24 tháng 11, tòa án đã mở phiên tòa xét xử mà không thông báo cho các thân nhân hay luật sư của họ về địa điểm diễn ra phiên tòa. Người nhà không được phép vào phòng xét xử. Thẩm phán cũng đích thân công kích luật sư khi trả lời các câu hỏi của anh và ngăn không cho Thôi Hồng nói lời biện hộ cho mình.

Thẩm phán đã không đưa ra được phán quyết nào trong suốt phiên tòa. Tuy nhiên, cô Thôi đã nhận được một thông báo vào ngày 19 tháng 12 rằng cô đã bị kết án ba năm rưỡi tù. Cô đang chuẩn bị kháng cáo.

Bà Đàm đang rất lo lắng cho an toàn của con gái bà trong tù: “Có gì sai sao khi nói với mọi người về việc chúng tôi đã thu được lợi ích qua việc tu luyện Pháp Luân Công như thế nào. Các đợt kiểm tra sức khỏe gần đây cho thấy có một vết đen trên phổi của con gái tôi. Nó cũng có triệu chứng của bệnh cao huyết áp và đau ngực. Tôi rất lo cho nó.”

Vạch trần cuộc bức hại

2013-11-20-minghui-philly-02--ss.jpg

Khách du lịch từ Trung Quốc đọc các bảng trưng bày về Pháp Luân Công và chụp những bức ảnh

Chuông Tự do, biểu tượng tự do của Hoa Kỳ, thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi ngày – rất nhiều khách đến từ Trung Quốc. Bà Đàm cùng các đồng tu đang nỗ lực đưa thông tin cho họ về cuộc đàn áp tại Trung Quốc.

Bà Đàm nói với họ chi tiết về lịch sử đàn áp những nhóm người khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và về cựu lãnh đạo ĐCSQT, Giang Trạch Dân, đã nhất quyết đàn áp Pháp Luân Công vì đố kỵ với sự phổ biến của môn tu luyện như thế nào.

Bà Đàm nói: “Người Trung Quốc không biết rõ những chuyện này, vì họ bị những lời dối trá về Pháp Luân Công của ĐCSTQ lừa gạt, vì vậy mà thù hận Pháp Luân Công.” Bà tin rằng thái độ của mọi người đối với vấn đề này sẽ quyết định tương lai của họ. “Thật khủng khiếp cho những ai vẫn còn dính líu tới ĐCSTQ vì trời sẽ diệt nó.”

Nhờ những nỗ lực của bà Đàm và những người như bà mà nhiều người đã dần nhận thức được bản chất của ĐCSTQ và cuộc đàn áp. Thông qua tuyên bố chính thức thoái xuất, những người này đã ly khai khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Mặc dù không nói tiếng Anh tốt, nhưng bà Đàm vẫn cố hết sức để truyền tải thông điệp của mình tới các khách du lịch khắp thế giới và phân phát các tài liệu in ấn bằng tiếng Anh. Bà và các đồng tu của mình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ vô số người.

Một cặp vợ chồng cao tuổi từ một quốc gia thuộc Địa Trung Hải nói với các học viên: “Thật tuyệt vì các bạn đã ở đây! Những gì các bạn đang làm là hoàn toàn phù hợp với tinh thần tự do!”

Một cư dân địa phương rất xúc động bởi những câu chuyện của các học viên. Anh nói mình đến từ Ba Lan. Cha mẹ của anh cũng đã từng bị bức hại dưới quyền lực của cộng sản, anh cũng biết nhiều người Trung Quốc đang làm việc dưới những điều kiện tồi tệ tại Trung Quốc mà không có những quyền con người cơ bản.

Anh nói: “Điều đó khiến trong tâm tôi cảm thấy buồn. Dù họ sống ở quốc gia nào, dù họ nói ngôn ngữ nào thì cũng thật khủng khiếp khi họ bị bức hại theo cách này!”

Một người Mỹ gốc Á khích lệ các học viên: “Các bạn làm tốt lắm! Hãy tiếp tục duy trì!“

Bà Đàm đã rất cảm động vì nhận được sự ủng hộ của họ.

Bà nói: “Chúng tôi tự nguyện chia sẻ thông tin này với mọi người mỗi cuối tuần, dù mưa hay nắng. Chúng tôi không nhận một đồng nào cho việc này cả. Tất cả những gì chúng tôi muốn là một tương lai tươi sáng cho mọi người.”

Mái tóc màu xám của bà Đàm bay trong gió lạnh như muốn nói rằng: “Nếu Đông về, Xuân có còn xa không?” (Một câu trong bài thơ “Khúc ca gửi ngọn gió tây” của Percy Bysshe Shelley)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/26/302012.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/31/147598.html

Đăng ngày 23-01-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share