Bài viết của Hà Vũ và Tiêu Nghiên, phóng viên Minh Huệ Net

[MINH HUỆ 19-11-2014] Ngày 16 tháng 11 năm 2014, Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục lần thứ 11 kéo dài chín ngày trên Minh Huệ Net đã chính thức kết thúc. Mỗi bài chia sẻ chân thành, mỗi câu chuyện xúc động lòng người trong Pháp hội lần này, đã vẽ nên một bức tranh lịch sử về Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền nhân gian, cứu độ thế nhân. Những đệ tử Đại Pháp này trong hoàn cảnh khốc liệt ở Đại lục vẫn kiên trì tin vào Chân Thiện Nhẫn, họ là nguồn khích lệ lớn cho các đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại tiếp tục tinh tấn.

Một biên tập viên Minh Huệ Net tham gia vào quá trình lựa chọn bài viết đã nói, những bài viết được đăng chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều các bài viết được gửi đến: “Những bài giao lưu tâm đắc thể hội này giúp ích rất nhiều đối với việc tu luyện của cá nhân tôi, nhưng điều khiến tôi cảm động và được khích lệ hơn nữa là hàng trăm, hàng nghìn bài viết chưa được đăng, những bài viết đó đều chứa đựng sự từ bi và thiện lương của các đệ tử Đại Pháp trong tu luyện, càng khiến người ta kinh ngạc hơn là có nhiều bài viết như vậy cùng tập hợp lại, chứng tỏ rằng bộ Pháp vĩ đại này đã tinh luyện và cải biến được biết bao nhiêu sinh mệnh”.

Con đường tu luyện trong hoàn cảnh xã hội người thường

Đọc những bài chia sẻ này, điều khiến Grace, một học viên Pháp Luân Công người Mỹ cảm động nhất là quá trình tu luyện của đệ tử Đại Pháp dùng sinh mệnh của mình để chứng thực Pháp.

Ví dụ, học viên trong bài “Cân bằng tốt mối quan hệ giữa công việc và tu luyện”, làm phó tổng giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân đã được ông chủ rất tín nhiệm, dù là các mâu thuẫn khó giải quyết về quản lý nhân sự trong công ty, về chất lượng sản phẩm, hay vấn đề bồi thường thiệt hại cho đối tác bên ngoài, anh đều luôn ghi nhớ bản thân là người tu Chân Thiện Nhẫn, luôn tuân thủ nguyên tắc phải chịu trách nhiệm với công ty, với nhân viên và đối tác:

“Các trạng thái, từ bi, lương thiện, thuần chính và đại nhẫn mà đệ tử Đại Pháp biểu hiện tại thời kỳ Chính Pháp, đang có ảnh hưởng đến xã hội tương lai.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC)

Anh ấy cũng tuân theo lời dạy của Sư phụ:

“Những người mà chư vị ngẫu nhiên gặp, những người gặp trong cuộc sống, những người gặp trong công tác, [với những người ấy] chư vị cần giảng chân tướng cho họ. Ngay cả với người ở nơi thế gian này mà chư vị gặp thoáng qua không kịp nói chuyện thì chư vị cũng cần để từ bi lưu lại cho họ; không được lạc mất [những ai] đáng được độ, càng không được lạc mất [người] có duyên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Trong công việc anh luôn quan tâm đến việc giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh, mang phúc lành của Đại Pháp đến cho những người có duyên.

Một ví dụ khác, tác giả của bài viết “Mục đích sinh mệnh của tôi là để trợ Sư Chính Pháp” là một giáo viên tiểu học, do bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại, cô đã bị điều chuyển qua năm trường tiểu học, mỗi trường học sau đều vất vả hơn trường học trước, nhưng cô vẫn kiên trì chính tín, từ bi đối đãi với tất cả mọi người xung quanh.

Trường học hiện tại của cô ở rất xa, cô lại được phân vào dạy một lớp nhiều học sinh nghịch ngợm không ai muốn dạy, tuy nhiên tấm lòng của cô thực tâm mong cho học sinh trở nên tốt hơn đã cải biến cả những em học sinh ngỗ ngược khiến người ta phải đau đầu nhất. Các em bắt đầu muốn làm bài tập, trên lớp chủ động phát biểu, không còn gây gổ trong lớp nữa. Có một em học sinh mồ côi mẹ nhà rất nghèo, bố thì bị ngã phải nằm viện, em ấy lại rất ham học, cô đã đưa em về nhà ở, hàng ngày đưa em đến lớp, trả tiền cơm cho em; các học sinh mua sách học thêm cô không lấy tiền hoa hồng bán sách; bình bầu tiến bộ, cô nhường cho các giáo viên trẻ. Các giáo viên bình luận với nhau rằng: “Luyện Pháp Luân Công thì có gì không tốt chứ? Nếu mọi người đều luyện Pháp Luân Công thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao!”. Hiệu trưởng nói: “Nếu mọi người trong trường đều luyện Pháp Luân Công thì trường học không cần có hiệu trưởng vẫn hoạt động tốt”. Một lần có hơn 20 cảnh sát ở Phòng 610 đến định bắt cô, các học sinh vây xung quanh cô giáo cùng nhau hét: “Cô giáo chúng tôi là người tốt! Pháp Luân Đại Pháp đã cứu cô giáo chúng tôi”.

Từ những trải nghiệm của các đệ tử Đại Pháp, Grace cảm nhận rằng: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới, hàng triệu người tu luyện trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau, cho dù thuộc tầng lớp nào, làm nghề gì, tất cả đều nhờ tuân theo ‘Chân Thiện Nhẫn’ mà sinh mệnh được cải biến từ vị tư sang vô tư, bước trên con đường từ người thành Thần, họ đều đang chức thực chân lý và sự thù thắng vĩ đại của Đại Pháp.

Vượt trên tình thân quyến, từ bi với người thân

“Nhân sinh bách niên vi thuỳ mang
Danh lợi thân tình quải đoạn trường”
(Nhân sinh vi hà – Hồng Ngâm 3)

Diễn nghĩa:

“Trăm năm đời người vì ai mà bận rộn
Danh lợi thân tình vướng vào làm khổ tâm”
(Đời người là vì sao)

Học viên Sherry đến từ Canada cho rằng những mâu thuẫn trong gia đình là những thứ vụn vặt và khó giải quyết nhất trên thế gian này. Trong các bài “Vợ và con trai tôi cũng là chúng sinh”, “Tranh thủ thời gian dốc sức cứu độ chúng sinh”, tác giả đã đề cập đến việc đệ tử Đại Pháp trong cuộc sống gia đình luôn nghĩ cho người khác, hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân, giúp cho gia đình sắp sửa tan vỡ được hàn gắn lại.

“Những đệ tử Đại Pháp này do bị bức hại mà khiến người nhà không hiểu nổi, thậm chí tìm mọi cách làm khó dễ, đối mặt với những mâu thuẫn mà người bình thường khó nhẫn nổi, họ vẫn lấy nguyên lý ‘Chân Thiện Nhẫn’ làm chỉ đạo, đặt mình vào vị trí của người khác mà suy xét vấn đề, tìm kiếm những thiếu sót của bản thân, từ bi đối đãi với người thân, vượt qua được vòng xoáy của oán hận tình thù, sự chân tu của họ giúp cho gia đình trước nguy cơ tứ bề có thể vượt qua sóng gió. Đây không phải là điều có thể làm được trong ngày một ngày hai, mà là sự nỗ lực thực tu từng chút một của họ trong suốt thời gian dài. Đại Pháp đã cải biến từ căn bản nội tâm của người tu luyện, khiến tâm tính họ thăng hoa, cũng khiến cho người tu luyện sau khi đồng hóa với Pháp đạt được cảnh giới cao và thiện hóa hoàn cảnh xung quanh. Đại Pháp khiến con người thế gian thực sự cảm nhận được “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân), khiến họ dấy khởi từ trong tâm sự kính ngưỡng và ngợi ca đối với Đại Pháp.

Bậc chính giác vô tư vô ngã

Đọc các bài chia sẻ “Giải thể tâm sợ hãi trong các trại lao động”, “Vô tư mới không sợ – Đại đạo càng đi càng thênh thang”, “Mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp khi nghĩ đến những người khác”, Sherry cảm nhận được sự vô tư, can đảm của các đệ tử Đại Pháp.

“Khi đồng tu bị bắt, điều họ nghĩ đến không phải là sự an nguy của bản thân, mà là những đồng tu gặp khó nạn cần được giúp đỡ; Họ không oán trách về những thiếu sót của đồng tu, mà tự tìm những thiếu sót của bản thân, tự quy chính bản thân, cuối cùng đã giải cứu đồng tu thành công; dù thân đang ở trong tù, họ vẫn nghĩ đến người khác, không phối hợp với kẻ bức hại để chúng không tạo nghiệp vì phạm tội với Đại Pháp, họ thà tự chịu đựng để bảo vệ các đồng tu khác”.

Những đồng tu này đi đến đâu cũng chứng thực Đại Pháp, quả đúng là “người bảo vệ chân lý của vũ trụ” (Giảng Pháp tại buổi lễ thành lập Phật Học Hội Singapore) (Tạm dịch). Họ không chỉ minh bạch từ trong Pháp lý rằng nên làm gì, cũng không chỉ là làm trong một chốc một lát, hành động của họ là thể hiện chân thực của cảnh giới vô tư vô ngã sau khi đã phóng hạ sinh tử. Đối mặt với họ, kẻ bức hại phải khiếp sợ, thậm chí những tà niệm cũng bị giải thể, khiến con người thế gian cảm phục trước vị Sư phụ vĩ đại của những đệ tử thuần chính như vậy. Họ đã từng chút một quy chính hoàn cảnh, cuối cùng dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ họ đã hóa giải được những bức hại tà ác”.

Những học viên cao tuổi tinh tấn

Pháp hội lần này có rất nhiều bài chia sẻ của các đồng tu cao tuổi. Sự từ bi và ý chí siêu thường của họ khi làm tròn sứ mệnh cứu độ chúng sinh đã khiến người đọc rơi lệ.

Cùng là đệ tử Đại Pháp cao tuổi, bà Phan đến từ châu Âu đặc biệt đồng cảm trước câu chuyện trong bài “Đưa chân tướng đến với mỗi gia đình”; nữ đệ tử Đại Pháp 77 tuổi này, trước tình cảnh cấp bách hầu hết các đồng tu trẻ tuổi trong vùng đều đã bị bắt giam phi pháp, còn người dân bị ác đảng đầu độc, thù hận đối với Đại Pháp, bà đã cùng những đồng tu 70-80 tuổi còn lại bước ra khởi đầu cho những tháng ngày cứu độ chúng sinh trong vùng.

Những đệ tử Đại Pháp cao tuổi này trong thời gian tám tháng đã truyền chân tướng đến từng gia đình trong thị trấn; sau đó lại đến các thôn xóm để khuyên người dân tam thoái (thoái khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ để bảo đảm bình an), không bỏ sót hộ nào không được nghe chân tướng, mỗi ngày họ khuyên được hàng trăm người tam thoái. Hiện giờ hơn 700 thôn xóm với mấy trăm nghìn nhân khẩu trong toàn huyện, hầu hết chúng sinh đều được nghe chân tướng Đại Pháp và làm tam thoái.

Họ mỗi đêm đi cả trăm dặm, mỗi lần đều đi qua đêm, có khi mệt quá không nhấc nổi người lên, đành nằm bên đường đợi xe. Mùa đông trời lạnh đến nỗi toàn thân không còn cảm giác, mùa hè trời nóng đến mức mồ hôi vã như tắm. Mười mấy năm nay, dù là mùa đông lạnh lẽo hay mùa hè nắng chói chang, dù phải bôn ba vất vả đi khắp nơi, hay bị người chưa hiểu chân tướng mật báo, bị cảnh sát tà ác bắt giam, bị đánh đập tàn nhẫn, đều không ngăn nổi bước chân của họ đi cứu người. Những lời chia sẻ chân chất, giản dị và những trải nghiệm thần kỳ của tác giả bài viết “Thôn trang ven sông lớn” cũng khiến cho vị đồng tu người châu Âu này phải kinh ngạc: “Trong bài chia sẻ, bà ấy không nói gì về đạo lý to tát, nhưng trong ngôn từ chất phác của bà thể hiện ra chính tín với Đại Pháp; sự bảo hộ tỉ mỉ chu đáo của Sư phụ đối với đệ tử trong hoàn cảnh nguy hiểm cũng khiến người đọc cảm động. Khi một người tu luyện thực sự làm theo yêu cầu của Đại Pháp, thì thần tích và uy lực của Đại Pháp sẽ triển hiện”.

Thăng hoa trong tu luyện khi phối hợp với nhau

Đối mặt với cuộc bôi nhọ và bức hại Phật Pháp này, để con người thế gian hiểu được chân tướng, đệ tử Đại Pháp đã cùng nhau phối hợp lập ra rất nhiều hạng mục, dùng sức mạnh to lớn của chỉnh thể trên diện rộng để phá trừ đi những hiểu lầm và tâm thù hận của con người thế gian đối với Đại Pháp, giúp họ lựa chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.

Hiểu Nguyệt, người tham gia vào công tác điều phối cũng đồng tình với bài viết “Điều phối và phối hợp”; Cô nói: “Đại Pháp là tu luyện, không phải là một tổ chức trong xã hội, cũng không có khái niệm đẳng cấp trong người thường, mà ngược lại, tâm danh lợi và quan niệm về đẳng cấp đều là những tâm chấp trước và vật chất bại hoại mà người tu luyện phải cố gắng tống khứ đi. Mỗi người tham gia vào hạng mục phản bức hại của chúng tôi đều có phân công nhiệm vụ khác nhau, người điều phối không phải là người quản lý, mà là phục vụ mọi người.”

Cô cho rằng bản thân quá trình điều phối chính là tu luyện, không phải cưỡng chế thay đổi người khác mà là tu luyện bản thân, không phải nhanh chóng làm xong công việc rồi mới đi tu luyện, mà là trong quá trình làm việc phải tuân theo Đại Pháp và chuyển biến quan niệm. “Khi nhìn thấy thiếu sót, khuyết điểm của người khác, phản ứng đầu tiên của bản thân là thiện niệm hay tà niệm; Là phiền phức, oán hận hay là thông cảm, quan tâm, thực sự nghĩ cho người khác? Đây là thể hiện của cảnh giới bản thân. Quan trọng hơn là phải hướng nội tìm, nếu bản thân thực sự không có vấn đề hoặc không có nhân tố cần đề cao, thì sẽ không gặp phải vấn đề gì. Cho nên, khi điều phối gặp phải các loại can nhiễu thì không thể ngại phiền phức, phải coi đó là sự nhắc nhở bản thân cần đề cao, là một cái được”.

Trách nhiệm và sứ mệnh

Sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh của người đệ tử Đại Pháp trong bài “Phó giám đốc điều hành: Giành trọn đời trợ Sư Chính Pháp” đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Grace: “Khi thấy rất nhiều trường hợp bị bức hại được thống kê trên trang Minh Huệ Net, vị đồng tu này cảm thấy có trách nhiệm phải xây dựng kho số liệu về các đồng tu bị bức hại đến chết này. Cả ngày làm việc rất bận rộn, nhưng mỗi tối anh đều tranh thủ thời gian làm việc đến tận sáng sớm hôm sau, anh đã dành bảy tháng để thu thập tài liệu, xây dựng kho số liệu, lại mất thêm hai tháng để viết báo cáo, tổng cộng mất mười tháng. Nếu như không có sự bền chí, quyết tâm và trách nhiệm, thì không thể hoàn thành nổi sứ mệnh của mình.”

“Muốn hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp, thì tự mình phải lựa chọn làm những gì mà Đại Pháp cần, chứ không phải suy tính thiệt hơn chỉ làm những việc có kết quả và khởi tác dụng ngay; điều cần thiết là lý trí và trí huệ mà Đại Pháp ban cho, chứ không phải là những rung động của người thường; điều cần thiết không phải là thái độ nhất thời hăng hái làm việc qua loa, mà là dốc lòng tìm tòi nghiên cứu lâu dài, là việc hoạch định, phối hợp phân công công việc một cách hợp lý, là sự bền bỉ 10 năm mài một lưỡi dao, thậm chí là sự quyết tâm kiên trì cả một đời không ngừng nghỉ”. Cô có cảm nhận sâu sắc rằng, một sinh mệnh trong thế giới loạn lạc này có thể đắc được Đại Pháp, có thể chứng thực Đại Pháp và trợ Sư cứu độ chúng sinh, quả thật là vinh hạnh!

(Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện của đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại Lục trên Minh Huệ Net lần thứ 11)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/19/生命在真、善、忍中粹炼-300484.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/22/146996.html
Đăng ngày 20-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share