Bài viết của Hồng Nguyện, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 21-10-2014] Lời người biên tập: Bài viết này là những điều mà tác giả nhìn thấy ở trạng thái của bản thân mình, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư.

Tiếp theo Phần 1 Phần 2 Phần 3

15. Đã từng lấy trộm tiền hoặc vật, nhưng không đền bù

Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy]. Người khác thấy anh ta làm thế, thì không ai lấy nữa; có công nhân còn mang hết những gì đã lấy trả lại nhà máy; trong toàn nhà máy xuất hiện tình huống như vậy.”

Rất nhiều người trước khi tu luyện đã từng làm những chuyện như vậy, khi đọc đến đoạn Pháp này, dù là chưa hiểu được nội hàm sâu hơn, cũng đã theo đó mà làm. Nhưng cũng có những người cá biệt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã không làm theo lý giải trên bề mặt câu chữ. Họ cảm thấy ngại ngùng, muốn giấu diếm, thời gian lâu lãng quên mất, dẫu đọc đoạn giảng Pháp này rồi cũng vẫn không làm theo.

Có cặp vợ chồng đồng tu tu luyện Đại Pháp đã gần 20 năm, trước khi tu luyện từng lấy trộm đồ trong nhà máy. Chị vợ trong thời gian làm kế toán đã trộm lấy một ít tiền công quỹ, còn anh chồng khi làm quản lý việc mua thức ăn, đã cắt xén tiền mua thức ăn của công nhân, lên đến hơn 10 vạn tệ, sau khi tu luyện Đại Pháp rồi vẫn không đền bù. Trong trường hợp này, nếu không tiện đền bù trực tiếp, thì dùng tiền này để làm việc thiện cứu độ chúng sinh cũng tốt, thế nhưng họ đến cả vốn lẫn lời cũng không muốn bớt một đồng. Họ cũng làm, nhưng số tiền bỏ ra vẫn ít hơn nhiều so với số tiền đã lấy, mấu chốt là bản thân cũng không ý thức được. Sau đó họ mắc nghiệp bệnh nghiêm trọng, làm cách nào cũng không khỏi, đồng tu có chia sẻ mà họ vẫn giấu diếm, không còn cách nào. Vào bệnh viện điều trị, rốt cuộc số tiền mà họ tham ô được cũng tiêu mất hết, mà bệnh vẫn không chữa khỏi, họ nhanh chóng qua đời.

Có vị đồng tu rất nổi tiếng qua đời vì nghiệp bệnh, tôi nhìn thấy một trong những nguyên nhân cũng là lý do kể trên.

Còn có một đồng tu, sau khi tu Đại Pháp vẫn lợi dụng chức vụ để ăn bớt mấy trăm tệ từ tiền ăn của công nhân. Tuổi vẫn còn trẻ, mà đến khi sắp “chết vì bệnh”, vị ấy mới nhận ra được vấn đề của mình.

Thực sự hiểu được rằng Pháp mà Sư phụ giảng là Đại Pháp của vũ trụ, vậy mà còn dám làm trái với Đại Pháp sao? cựu thế lực khiến người đó phải bị trời phạt, thì không ai còn cách nào.

Đối với những đồng tu đã lấy tiền hoặc vật không nên lấy, nếu không đền bù lại thì thực ra là tự dối mình và dối người, biết thiên Pháp mà vẫn phạm phải thiên Pháp, những người này đều phải dùng nghiệp bệnh hoặc kiếp nạn lớn khác để trả số tiền này, để người này ngộ ra, mà vị đó nợ bao nhiêu tiền hoặc vật thì phải hoàn trả đúng như vậy, kiếp này không trả kiếp sau trả, bạn nói xem kiếp này làm sao tu thành được? Tôi khuyên những đồng tu như vậy mau chóng đền bù lại, nếu không hoàn lại được như cũ thì cũng phải thực tâm sám hối, dùng cả vốn lẫn lãi của số tiền đó vào việc đại thiện cứu người.

Đây mới là nợ tiền của người thường, vậy mà có đồng tu còn chiếm dụng cả tài nguyên Đại Pháp, vấn đề sẽ càng nghiêm trọng. Có người tiêu xài cho bản thân, lãng phí tiền dành cho hạng mục cứu người mà các đồng tu đã quyên góp, có người nợ tiền của đồng tu thời gian lâu không trả, khiến cho cuộc sống của đồng tu lâm vào cảnh khốn khó; có người mượn tiền của đồng tu để chi trả cho cuộc sống cá nhân, đồng tu đòi tiền cũng không trả, có người không những không trả tiền cho đồng tu, lại còn mang tiền cho các con mình không phải người tu luyện tiêu xài. Mỗi đồng tu đều là một lạp tử của Đại Pháp, tiền mà bạn mượn chẳng phải là tài nguyên Đại Pháp hay sao? Đặc biệt là những đồng tu tinh tấn, tiền nhàn rỗi của họ đều dùng để cứu người. Tội nghiệp này lớn đến nỗi phải truyền sang cho con cái, con cái nếu mà tiêu số tiền này thì tương lai cũng bị trời phạt, nếu tiêu xài nhiều thì phải đổi bằng tính mạng của mình.

Những người như vậy còn có suy nghĩ thế này: “Tương lai mình tu thành rồi, sẽ dùng uy đức của bản thân để trả cho họ”, tương lai khi nghiệp bệnh đổ xuống đầu, người đó khắc biết bản thân có thể qua nổi không, có thể tu thành không? Người này đã làm trái với Đại Pháp của vũ trụ, liệu có tầng trời nào chấp nhận người ấy đây? Nếu đi sang phía phản diện không tu nữa, vậy thì tội nghiệp lại càng nặng, con cháu cũng phải gánh chịu, mãi mãi là bài học giáo huấn cho người đời. Thế nhưng cựu thế lực vẫn luôn muốn lôi kéo người ấy sang phía phản diện.

Trong tình huống này chỉ còn cách thực tâm sám hối, đền bù tổn thất, thì Sư phụ mới có thể giúp vị ấy hoàn lại, có thể hoàn lại được bao nhiêu, cần phải xem tâm tính và hành động của người ấy.

16. Đảm nhận công việc chứng thực Pháp quan trọng, tưởng rằng như vậy có thể bảo đảm cho mình

Tình huống này ở trong và ngoài nước đều xuất hiện. Có những đồng tu trong bụng suy nghĩ rằng: “Tôi gánh vác công việc chứng thực Pháp quan trọng đến như vậy, hoặc hạng mục của tôi liên quan đến biết bao nhiêu người được cứu, hoặc tôi điều tiết tài nguyên Đại Pháp quan trọng trong vùng, hoặc vị trí của tôi liên quan đến sự an nguy của biết bao đồng tu trong vùng, Sư phụ nhất định không để cho vấn đề gì xảy đến với tôi”, cái tâm này có lẽ lớn quá rồi.

Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Có người trong tay cầm cuốn sách của tôi, trên đường phố lớn vừa đi vừa hét to lên rằng: ‘Có Lý Sư phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm’. Đó là phá hoại Đại Pháp, sẽ không bảo hộ loại người này; thực ra các đệ tử chân tu sẽ không làm như vậy.”

Đồng tu như vậy, chẳng phải giống với loại người mà đoạn Pháp trên đề cập đến sao? Chủng tâm ấy sẽ chiêu mời những rắc rối lớn.

Có đồng tu khá nổi tiếng, bị nghiệp bệnh bức hại qua đời, nguyên nhân chủ yếu cũng như kể trên. Tôi nhìn thấy sau khi cái tâm anh ta chiêu mời phiền phức đến rồi, thì cái tâm không muốn đền bù lại mạnh lên, anh ta nghĩ: “Sư phụ sao có thể để cho vấn đề gì xảy đến với mình? Không thể nào. Đây là can nhiễu, phải phát chính niệm diệt trừ nó. Cựu thế lực không thể dựa vào đó để bức hại mình được”. Anh ta không hướng nội tìm, không cải biến bản thân, phát chính niệm không hiệu quả vì tà ác can nhiễu đã được cái lý của cựu thế lực bảo hộ rồi. Thanh trừ không đi, liền cầu cứu Sư phụ. Kỳ thực chỉ cần anh ấy hướng nội một chút, Sư phụ liền có thể giúp anh ấy, phát chính niệm cũng khởi tác dụng, thế nhưng anh ấy chỉ hướng nội ở bề mặt. Thời gian lâu sẽ phát sinh tâm lý hoài nghi đối với Pháp: “Có phải là Sư phụ giảng quá huyền hoặc, không phù hợp với thực tế hay không?”

Tôi còn nhìn thấy anh ấy vẫn có cái tâm thế này không buông bỏ: “Mình làm nhiều việc lớn như vậy, mình hẳn là người đại căn cơ. Người khác đều nói mình tu tốt, mình chắc chắn là người đại căn cơ rồi”.

Kỳ thực anh ấy học Pháp mới chỉ dừng ở bề mặt. Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Nguyên nhân chủ yếu là những vị như đại hoà thượng, hoà thượng trụ trì, phương trượng trong chùa không nhất định là những người đại căn cơ; dẫu họ làm phương trượng, làm đại hoà thượng, nhưng đó chẳng qua chỉ là chức vị ở nơi người thường”. (Bài giảng thứ bảy)

“Hiện nay ở lớp này có những người cảm thấy tự mình khá lắm, thái độ nói chuyện khác [thường]. Bản thân mình vốn là gì, thì ngay tại Phật giáo cũng là điều rất kỵ húy [không nói đến]. Điều tôi vừa giảng là một tình huống nữa [của ma can nhiễu], đó gọi là ‘tự tâm sinh ma’, cũng gọi là ‘tuỳ tâm nhi hoá’”. (Bài giảng thứ sáu)

Cái tâm này của anh ấy mà không mất đi, thì lại sản sinh ra cái tâm khác: “Người đại căn cơ như mình, mà đến nghiệp bệnh thế này còn không khỏi, cứ bị đi bị lại, có phải Pháp này không có uy lực lớn đến vậy không?”

Lần này thì cựu thế lực có thể nắm được cái cớ để bức hại anh ấy rồi. Tôi trông thấy Sư phụ vẫn luôn ngăn cản, trì hoãn thêm, cho anh ấy cơ hội để ngộ được, chỉ cần bỏ cái tâm ấy đi thì không còn lo gì nữa, có thể vượt qua một quan thì quan còn lại sẽ để đến lần sau, nhưng anh ấy ngày càng hoài nghi, miệng không nói ra nhưng trong tâm còn nảy sinh oán hận. Cuối cùng khi anh ấy nguyên thần ly thể rồi mới cho cơ hội, nhưng lại bị nghiệp tư tưởng chưa bị trừ dứt trói buộc lại. Khi anh ấy còn đang do dự, cựu thế lực lập tức đưa anh ấy vào trong “mê”, đợi cho nhục thân hoàn toàn chết đi, thì mới không can nhiễu anh ấy nữa, anh ấy tỉnh ra thì tất cả đã muộn.

17. Không có đại nạn, giả tướng nghiệp bệnh liền tạo ra khảo nghiệm sinh tử đối với đệ tử Đại Pháp và với người xung quanh

Tình huống này trong và ngoài nước đều xuất hiện, ở hải ngoại không có kiếp nạn lớn như ở Đại lục. Ở Đại lục chủ yếu nhằm vào những đồng tu chưa từng trải qua đại nạn. Cựu thế lực đưa ra cái cớ để bức hại là: dùng đại quan nghiệp bệnh để khảo nghiệm xem mọi người có thể phóng hạ sinh tử không.

Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”:

“Mọi người biết chúng ta có học viên cá biệt qua đời. Có người là đã viên mãn, có người là bị phá hỏng, cho nên về phương diện này tôi không biểu hiện thái độ và cũng không nói gì. Nhưng sự xuất hiện của nó, tôi cảm thấy đối với học viên chúng ta chính là một khảo nghiệm sinh tử. Không phải vận vào thân chư vị, thì cũng tựa hồ như vận vào thân chư vị, cảm giác của chư vị đảm bảo là như vậy. Vậy thì đây chính là một khảo nghiệm về quan sinh tử. Một người không phóng hạ được sinh tử, người đó tuyệt đối sẽ không viên mãn.” (Tạm dịch)

Tôi trông thấy có lúc nghiệp bệnh dồn ép lên thân đồng tu tuy không lớn, nhưng biểu hiện ra rất trầm trọng, thậm chí là bệnh nguy kịch, kỳ thực đều là giả tướng. Lúc đó người ở trong mê, nếu không hiểu rõ Pháp lý thì thực sự bị dọa chết khiếp.

Thực ra đây cũng là khảo nghiệm đối với chỉnh thể, nếu mọi người đều có thể chính ngộ, đều có thể kiên định, thì sẽ vượt qua rất nhanh. Mặc dù là giả tướng, nhưng cũng không thể xem thường. Cũng có nghĩa là đối với quan sinh tử này, sự thăng hoa của bản thân người đó có thể ảnh hưởng đến mọi người, và sự thăng hoa của mọi người cũng có thể ảnh hưởng đến người đó, mọi người đều phải hướng nội tìm, đều phải vượt quan mới được.

Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân”:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không. Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên. Nhưng hiện nay chư vị bất ổn như thế, nếu hiện nay cấp cho chư vị ma nạn ấy, chư vị sẽ hoàn toàn không ngộ, hoàn toàn không thể tu.”

Khảo nghiệm giả tướng là một quan lớn trong tu luyện chính Pháp. Mọi người hãy nhớ lại câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa – sư phụ của ông đã đích thân tạo nên các loại giả tướng để khảo nghiệm chính tín của ông.

Rất nhiều đệ tử ở Đại lục, đều đã liên tục vượt qua được khảo nghiệm sinh tử, liên tục thành tựu bản thân như vậy. Nhưng trong hoàn cảnh không có áp lực lớn như ở Đại lục, cựu thế lực vẫn có thể tạo ra giả tướng nghiệp bệnh lặp đi lặp lại, tạo ra khảo nghiệm để đưa mọi người vào vòng quay giả tướng nghiệp bệnh này, kỳ thực đều là điều tốt. Nhất định phải chính ngộ, chính tín, có thể đây chính là chứng ngộ chính quả. Đại Đạo chí giản chí dị, thành tựu trong vô hình có thể thể hiện ở chỗ này. Không thể vì thế mà sản sinh ra tâm hoài nghi đối với Pháp, như vậy sẽ bị cựu thế lực dùi vào sơ hở.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/21/299245.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/22/299246.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/4/146691.html
Đăng ngày 14-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share