[MINH HUỆ 07-12-2014] Tiếp theo Phần 1

3. Giảng chân tướng tại Bắc Kinh

Thế giới đã bị chấn động khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu tại Trung Quốc. Pháp Luân Công chỉ vừa mới truyền ra ngoại quốc và hầu hết mọi người không biết Pháp Luân Công là gì. Chuyển biến bất ngờ và đột ngột đã khiến cả thế giới ngạc nhiên, các phương tiện truyền thông quốc tế không biết phản ứng ra sao. Vì vậy họ chỉ biết sử dụng các báo cáo của phương tiện truyền thông Trung Quốc và đột nhiên các báo cáo tiêu cực về Pháp Luân Công tràn ngập khắp mọi nơi.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Trung Quốc đã sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để bôi nhọ Pháp Luân Công và tẩy não dân chúng, từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở, từ các phòng ban chính phủ tới các trường học, từ thành thị tới nông thôn.

Yvonne nghĩ: “Sao có thể như vậy được? Điều này hoàn toàn sai! ĐCSTQ đã dối trá để lừa gạt thế giới, nó đang phát tán những lời dối trá của nó ra khắp thế giới!” Các học viên Pháp Luân Công ở Trung quốc đã phải chịu áp lực khổng lồ và những khó khăn vô cùng lớn.

Tin dữ liên tục đến từ Trung Quốc khi các học viên bị bắt giam phi pháp. Yvonne rất buồn vì những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. Chỉ mới một năm trước, cô vẫn còn nhớ khung cảnh tuyệt đẹp khi mọi người đang luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc. Sao chuyện này có thể xảy ra đột ngột đến vậy?

Yvonne nói: “Tôi nhớ dịp Tết tại Đại Liên. Có một nữ học viên vốn từng biểu diễn cùng một nhóm nhạc kịch ở Bắc Kinh. Tôi nghe tin cô bị bắt và đã qua đời vì bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức. Cái chết của cô ấy đã khiến tôi hết sức bàng hoàng.”

Trong hoàn cảnh như vậy, các học viên bên ngoài Trung Quốc đã bước ra, và Yvonne cũng đã tham gia cùng mọi người chứng thực Pháp. Họ muốn giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho người dân thế giới, vạch trần những lời dối trá của ĐCSTQ, bảo vệ danh dự của Đại Pháp.

Vì chính quyền đã phong tỏa tất cả các kênh thông tin không cho phóng viên nước ngoài phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, nên các học viên bên ngoài Trung Quốc đã bắt đầu hành động. Nhiều học viên Thụy Điển đã tới Mỹ để lên tiếng cho Pháp Luân Công trước cộng đồng quốc tế. Yvonne và một số học viên phương Tây khác đã rất mạo hiểm đến Bắc Kinh.

Tình huống khác hoàn toàn so với lần họ đến đó vào cuối năm 2000. Họ không còn có thể thấy những khung cảnh tuyệt đẹp khi các học viên luyện các bài công pháp cùng nhau nữa. Điểm luyện công trong các công viên trống không và bị bao trùm bởi một bầu không khí sợ hãi, căng thẳng. Yvonne cảm thấy nặng nề.

“Chúng tôi đã suy nghĩ xem chúng tôi có thể làm gì. Chúng tôi đã đến Quảng trường Thiên An Môn nhiều lần. Cảnh sát không nhận ra chúng tôi, vì mỗi lần chúng tôi lại mặc quần áo khác nhau.“

“Chúng tôi cũng đã đến Vạn Lý Trường Thành, mang theo nhiều mẩu giấy nhỏ, trên đó có viết những thông điệp bằng tiếng Trung Quốc, như ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và ‘Hãy chấm dứt cuộc đàn áp’. Chúng tôi đặt những mẩu giấy tại những vết nứt trên tường vì nghĩ rằng nếu khách du lịch thấy chúng, họ có thể biết chân tướng. Khi đi taxi, chúng tôi để lại các mẩu giấy trên xe. Chúng tôi có khá nhiều giấy và đã đặt chúng ở mọi nơi chúng tôi đến.

Yvonne nói: “Trung Quốc là một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt. Các học viên bên ngoài Trung Quốc cố gắng sử dụng mọi kênh thông tin họ có thể tìm được để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và vạch trần cuộc bức hại. Chúng tôi đã thu được quá nhiều lợi ích từ môn tập và điều nhỏ bé nhất chúng tôi có thể làm là bước ra và giúp các đồng tu Trung Quốc, mang lại hy vọng cho họ.”

Vào tháng 11 năm 2001, một số học viên Thụy Điển đã lên kế hoạch đến Bắc Kinh. Khi họ hỏi Yvonne, cô đã không chần chừ đáp: “Tôi sẽ đi!”

Làm chuyện này rất mạo hiểm. Kế hoạch của họ được giữ bí mật với mọi người trừ những người tham gia. Họ đã lên kế hoạch di chuyển cho riêng mình và thông tin duy nhất họ có là thời gian và địa điểm gặp nhau.

“Chúng tôi tìm công ty du lịch cho riêng mình, đến Bắc Kinh cùng đoàn du lịch, rồi tham quan ở Bắc Kinh như bình thường. Một ngày, đoàn du lịch của chúng tôi không có hoạt động nào nữa và đó là ngày chúng tôi lên kế hoạch tập hợp tại Quảng trường Thiên An Môn. Thật trùng hợp! Tôi và bạn cùng phòng cảm thấy một chút lo lắng, vì chúng tôi sắp tham gia sự kiện gì đó rất quan trong và cũng rất mạo hiểm. Chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy đến với chúng tôi.”

Tại Quảng trường Thiên An Môn, các học viên phương Tây nói họ sẽ đến tập hợp cùng nhau. Họ đã tập hợp tại quảng trường thành một nhóm lúc 2 giờ chiều, và căng lên một biểu ngữ lớn với những chữ bắt mắt “Chân – Thiện – Nhẫn.” Mọi người đã chấn động bởi những gì họ nhìn thấy. Trong vòng 20 giây, cảnh sát và xe cảnh sát lao tới, còi báo động vang lên. Quảng trường trở nên hỗn loạn.

2b2e7d934f5490e4db5f12f98ce5ad49.jpg

“Pháp Luân Đại Pháp hảo! Cả thế giới đều biết! Hoa Kỳ biết! Châu Âu biết! Pháp Luân Đại Pháp hảo!… …” Một học viên phương Tây thoát ra khỏi cảnh sát và đã hô lên từ tận đáy lòng mình. Tiếng hô của anh vang khắp quảng trường.

Yvonne nói: “Chúng tôi đã lên kế hoạch căng biểu ngữ tập thể, sau đó bắt tàu điện ngầm đi mua sắm và ăn thứ gì đó. Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi những gì xảy đến với chúng tôi sau đó.”

“Nhiều xe cảnh sát, cũng như xe buýt màu trắng lao về phía chúng tôi. Cảnh sát tấn công chúng tôi từ tất cả các hướng, một số người trong chúng tôi bị đánh. Tôi đang đứng sau cầm tấm biểu ngữ. Vì vậy, một số người trong chúng tôi là những người đầu tiên bị đẩy vào xe buýt và bị giữ trong đó.

Yvonne nhớ lại: “Một học viên nhắc rằng chúng tôi không nên ở đó. Tôi đưa một chân ra ngoài cửa xe buýt và nhảy ra ngoài. Tôi đang tự nhủ làm cách nào tới Đại sứ quán Thụy Điển để xin giúp đỡ, nhưng chỉ mới đi được một vài bước thì một cảnh sát đã đẩy ngã tôi từ phía sau. Tôi ngã và lăn ra xa một vài mét. Một số cảnh sát tóm lấy tôi, bẻ tay tôi ra sau lưng, khiến tôi đau đớn vô cùng.”

“Họ lại đẩy tôi vào một xe buýt. Tôi là học viên duy nhất ở trên xe này nên tôi cảm thấy sợ hãi. Tôi nhớ chúng tôi đã nói về cảnh sát Trung Quốc có thể tà ác như thế nào trước khi chúng tôi đến đó. Họ không có giới hạn và không trừ việc ác nào mà không làm. Một cảm giác sợ hãi bắt đầu xâm chiếm tôi. Ngay sau đó, hai học viên nữ bị đẩy vào trong. Một học viên tới từ Đức và học viên kia từ Thụy Điển. Chúng tôi đã quyết định rằng dù thế nào chúng tôi cũng sẽ ở cạnh nhau và không cho phép họ chia rẽ chúng tôi.”

Yvonne vẫn nhớ chiếc xe buýt: “Chúng tôi bị khóa bên trong đó và cạnh mỗi cửa sổ có một cảnh sát ngồi. Họ không để chúng tôi ngồi cạnh cửa sổ, vì vậy chúng tôi không thể thấy chuyện gì đang xảy ra bên ngoài, mọi người bên ngoài cũng không thể thấy chúng tôi. Chúng tôi cố gắng nói chuyện với cảnh sát, nhưng họ chỉ giữ im lặng. Tôi nhớ có một cảnh sát rất đặc biệt, mắt của anh ta trông rất độc ác, tàn nhẫn và tăm tối. Tôi không biết cái gì đang khống chế anh ta, nhưng nhìn anh ta cực kỳ hung dữ.”

“Chúng tôi bị đưa tới một đồn cảnh sát và bị đẩy vào trong một phòng nhỏ. Một nữ học viên bắt đầu gọi đại sứ quán và các phương tiện truyền thông. Những học viên còn lại đứng xung quanh để che cho cô. Cảnh sát thẩm vấn chúng tôi từng người một và muốn lấy hộ chiếu của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã từ chối đưa cho họ. Chúng tôi yêu cầu được gặp người từ đại sứ quán của chúng tôi nhưng cảnh sát chỉ phớt lờ.”

Những học viên phương Tây này sống tại đất nước tự do và dân chủ nên chưa từng trải qua điều gì giống như vậy. Lối đi hẹp tới tầng hầm rất tối và ảm đạm, những xà lim nhỏ được ngăn cách bởi những hàng rào sắt màu đen, những vết máu khô còn dính trên tường. Ở bên ngoài lan can, ai đó đang quay phim họ. Yvonne đã rất sợ hãi.

“Tôi biết về cuộc đàn áp mà các học viên Trung Quốc phải chịu đựng, trái tim tôi quặn đau khi thấy những vết máu kia, dường như tôi có thể thấy một cánh tay bị treo ngược lên, một cánh tay đầy máu bị treo ngược trên tường.“

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ bị giam ở đó. Chúng tôi không biết khi nào chúng tôi có thể ra. Tôi bắt đầu nhớ gia đình mình, nghĩ về việc có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Tôi bắt đầu khóc. Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng mình không nên khóc, mà phải vui lên. Ngay khi nghĩ như vậy, tất cả sợ hãi và buồn rầu của tôi biến mất. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì mình đã vượt qua nỗi sợ hãi.”

Sau đó, Yvonne bắt đầu nghĩ cách để thoát khỏi đó. Cảnh sát rất thô lỗ và liên tục chửi rủa các học viên. Họ biết một số học viên phương Tây có thể nói tiếng Trung Quốc, vì vậy họ đã phỉ báng Pháp Luân Công để khiêu khích các học viên này. Yvonne cố gắng kháng cự lại sự khiêu khích của họ. Cô thấy mỗi cảnh sát đều có một mã số trên ngực, vì vậy cô nghĩ: “Mình sẽ nhớ mã số của họ, một ngày nào đó mình sẽ đưa họ ra tòa.”

fe686b9c589466cccd199b5af7fcf6f8.jpg

Mẩu giấy ghi lại những mã số cảnh sát

Cô để ý mã số của họ rồi quay lại viết vào một tờ giấy nhỏ: 013068, 013074, 013029, 013205… Sau đó, các học viên bị chuyển đi. Mỗi học viên được hai cảnh sát hộ tống tới một khách sạn, rồi họ bị thẩm vấn từng người một. Yvonne cố gắng để chạy trốn nhưng không thể.

“Tôi cần dùng nhà vệ sinh. Một nữ cảnh sát theo tôi và sẽ không để tôi đóng cửa. Cô ta đứng ở đó trông chừng tôi. Tôi bảo cô ta quay mặt và đi ra ngoài nhưng cô ta không chịu. Sau đó, tôi đã nói kiên quyết rằng: ‘Cô phải quay mặt đi!” và cô ta đã làm theo. Không có cửa sổ ở nhà vệ sinh. Dù có đóng cửa thì cũng không thể thoát ra khỏi đó. Tôi phải nói rằng họ đang cố gắng làm nhục chúng tôi hết mức có thể. Thực tế thì họ cũng đang sỉ nhục chính mình qua những gì họ đã làm.”

Yvonne viết thêm các mã số cảnh sát ra giấy: 013054, 013032, 013074, 013133, 013056, 013230, 013086… Cô giấu bốn mẩu giấy nhỏ trên người. Cô định mang những mẩu giấy này ra khỏi Trung Quốc và tương lai sẽ đưa những cảnh sát này ra tòa.

Tối hôm đó, các nhân viên từ Đại sứ quán Thụy Điển đã tới. Yvonne cũng đã an tâm. Họ được đưa tới sân bay và sau đó là lên máy bay.

b9a69034c290bb5ba8874d40d1fdae11.jpg

Băng cát-xét mà Yvonne đã dùng để ghi lại những cuộc phỏng vấn với các học viên

Trên máy bay, Yvonne bắt đầu phỏng vấn từng học viên từ Thụy Điển bằng một máy ghi âm.

“Tên của tôi là Pirjo và tôi là một y tá. Hiện giờ tôi đang trên máy bay về nhà và tôi cảm thấy thoải mái. Tâm tôi trống rỗng. Nhiều chuyện đã xảy ra trong 24 giờ qua. Chúng tôi đã thấy và đã tự trải nghiệm cuộc bức hại tà ác. Cảnh sát đối xử tàn ác với chúng tôi. Mọi người có thể dễ dàng tưởng tượng ra họ sẽ đối xử với các học viên Trung Quốc tà ác và man rợ như thế nào. Qua trải nghiệm của bản thân mình, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về những gì mà các đồng tu Trung quốc đang phải chịu đựng. Sau một vài giờ nữa, chúng tôi sẽ đến Copenhagen. Tôi cảm thấy rất tốt rằng mình sẽ sớm về nhà.”

“Tôi là Anne, và đây là lần thứ hai tôi bị bắt tại Trung Quốc. Lần đầu tiên thật sự tệ – Tôi đã bị tra tấn dã man. Tôi biết các đồng tu Trung Quốc đang phải chịu đựng điều khủng khiếp gấp hàng trăm lần. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy chuyến đi này rất đáng giá và người Trung Quốc sẽ biết sự thật trong tương lai.”

“Tôi là Maria Salin. Nhìn xem, nhân viên đại sứ quán, Rigmor, đang đợi chúng tôi ở cổng. Cô ấy rất vui vì chúng tôi không bị thương. Họ đã rất chú ý tới nhân quyền và tự do ngôn luận. Cô nói với chúng tôi rằng những ngày vừa qua họ đã tìm kiếm chúng tôi, nhưng chưa từng nghĩ rằng họ sẽ tìm thấy chúng tôi theo cách này.”

Yvonne cũng ghi lại những suy nghĩ của mình: “Xin chào, đây là đoạn thu âm của tôi. Chúng tôi hiện giờ đang trên máy bay và Trung Quốc ở ngay bên dưới chúng tôi. Tất cả các học viên từ Thụy Điển đang trên máy bay. Đối với tất cả chúng tôi, đây là một chuyến đi đáng nhớ, giúp chúng tôi có cơ hội buông bỏ nhiều chấp trước. Thật hữu ích. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng nhất là thế giới có thể thức tỉnh… Mặc dù chúng tôi bị đối xử một cách tàn bạo, nhưng nó không đáng so sánh với những gì mà các học viên Trung Quốc đang phải trải qua. Nếu lại có cơ hội, tôi sẽ vẫn chứng thực Đại Pháp. Bây giờ tôi sẽ tiếp tục phỏng vấn những người khác để xem họ suy nghĩ những gì.”

Thực tế, trước khi họ rời sân bay Stockholm, Yvonne cũng đã phỏng vấn mọi người vì cô muốn biết mọi người cảm thấy thế nào về chuyến đi tới Bắc Kinh. Cô đã có một phản hồi rất tích cực.

“Lúc đó, tôi không biết tại sao tôi làm điều đó. Ngày trước khi khởi hành, tôi đã ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Sau đó, khi nghe đoạn ghi âm mà tôi vừa thực hiện thì tôi đã hiểu ra. Chúng tôi sẽ làm điều rất mạo hiểm.”

4.Cuộc đời của tôi kết nối với Đại Pháp

Cuộc đời của Yvonne bắt đầu được kết nối với Đại Pháp kể từ lúc cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cô đã thay đổi từ một người lấy bản thân làm trung tâm thành người luôn cân nhắc cho người khác trước, tâm cô trở nên rộng mở và sáng suốt. Để giúp thêm nhiều người nhận được lợi ích thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô tham gia vào một đài phát thanh địa phương và trở thành một phát thanh viên tình nguyện. Cô gọi chương trình của cô là “Falun Gong Time.” Cô đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công từ các khu vực khác nhau và liên tục nói chuyện về Pháp Luân Công với người dân địa phương. Từ đó cô đảm nhận công việc phát thanh viên tình nguyện như một công việc thứ hai. Điều này đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô.

Yvonne nói rằng trong trái tim cô, Sư phụ luôn là vĩ đại nhất. Lần đầu tiên, cô nhìn thấy Sư phụ là trong một giấc mơ. Cô cũng đã trực tiếp nhìn thấy Sư phụ tại Pháp hội quốc tế Washington D.C.

“Mặc dù, tôi chưa bao giờ được nhìn Sư phụ gần và cũng chưa từng nói chuyện trực tiếp với Ngài, nhưng tôi biết sức mạnh và nhân cách vĩ đại của Sư phụ. Không gì Ngài không thể làm. Người thường có thể không bao giờ hiểu điều này. Điều tôi muốn nói là dù Sư phụ không thể lúc nào cũng ở cạnh chúng ta, nhưng những lời dạy của Ngài chỉ cho chúng ta phải bước đi như thế nào. Chiểu theo lời Sư phụ mà làm là quan trọng nhất! Chúng ta chỉ phải cố gắng để Đại Pháp bám rễ sâu trong tâm chúng ta. Tất cả những điều kỳ diệu và rực rỡ đã ở đó rồi.”

Yvonne cảm thấy thật sự hạnh phúc rằng cô là một phần của Đại Pháp. Chuyến đi cuối cùng của cô tới Quảng trường Thiên An Môn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm cô. Mặc dù cô không còn có thể tới Trung Quốc [dưới sự cai trị của ĐCSTQ] nữa, cô chưa bao giờ thôi nghĩ về mảnh đất tươi đẹp đó và về các đồng tu của mình.

“Tôi thực sự muốn quay trở lại Trung Quốc, càng sớm càng tốt. Tôi muốn gặp các đồng tu của tôi, không phải đến đó để bị giam. Tôi nhớ lần chúng tôi ăn Tết cùng nhau ở Đại Liên. Tôi nhớ những người bạn của tôi ở đó. Tôi biết vì cuộc đàn áp mà nhiều người không còn ở đó nữa. Nhưng với những người vẫn còn sống, thật tuyệt nếu chúng tôi có thể gặp lại nhau! Tôi mong chờ ngày đó tới!”

Hết!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/29/300857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/7/147195.html

Đăng ngày 13-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share