Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-11-2014] Nằm ở vùng ngoại ô phía tây bắc thành phố Thẩm Dương, nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh là một phần của một khu phức hợp nhà tù rộng lớn. Khu phức hợp này tiêu tốn 500 triệu nhân dân tệ (khoảng 80 triệu đô la) để xây dựng trên diện tích 330 mẫu Anh (khoảng 159 hecta). Nó là nhà tù nữ duy nhất tại tỉnh Liêu Ninh.

Khoảng một phần mười số tù nhân là học viên Pháp Luân Công, tất cả họ đều bị giam giữ vì niềm tin của mình. [1] Hàng trăm học viên đã trải qua nhiều hình thức tra tấn tại đây và nhà tù này là một trong những nơi khét tiếng nhất cả nước về việc ngược đãi dẫn đến tử vong. [2]

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ 15 năm trước, các quan chức chính phủ tại tỉnh Liêu Ninh đã tuân thủ triệt để chính sách đàn áp này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – đến nỗi mà số học viên bị bức hại đến chết tại Liêu Ninh thuộc danh sách năm tỉnh đứng đầu trong 23 tỉnh của Trung Quốc. [3]

Vì “sự đối xử điển hình” đối với các học viên Pháp Luân Công mà nhà tù nữ Liêu Ninh đã nhận được giải thưởng “Nhà tù quốc gia” của ĐCSTQ trong năm 2003. [4]

Tổng quan về nhà tù

4459f48bd95eb38b61ed7eaeadf83026.jpg

Nhà tù nữ Liêu Ninh

Nhà tù nữ Liêu Ninh, cũng được biết đến là nhà tù nữ Thẩm Dương, là một nhánh của nhà tù Đại Bắc, tên chung của khu phức hợp nhà tù gồm năm nhà tù độc lập thuộc tỉnh Liêu Ninh. [5]

Trong một gói nâng cấp do chính quyền tỉnh tài trợ, khu phức hợp nhà tù này đã được chuyển tới làng Bạch Tân Đài (Baixintai), thị trấn Bình La (Pingluo), quận Dự Hồng (Yuhong) thuộc Thẩm Dương. [3]

Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh có 11 khu, mỗi khu có vài đội và các học viên Pháp Luân Công bị phân vào mỗi đội. Mỗi đội có khoảng 20 lính canh, điều đó có nghĩa là có trên 200 lính canh tham gia trực tiếp vào việc bức hại các học viên tại đây. [6]

Trong năm 2005, chính quyền tỉnh đã được cấp thêm kinh phí để xây một bệnh viện – bản chất là một trung tâm riêng biệt để thực hiện việc bức hại. [7]

ĐCSTQ đã phân hoạch lại hệ thống trại lao động cưỡng bức vào cuối năm 2013. Tại thời điểm đó, trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã biến thành một khu mới của nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, vẫn là những nhân viên cũ cùng với các thủ đoạn cũ tại chính cơ sở cũ. [8]

Dựa theo một báo cáo trên Minh Huệ trước đây, có ít nhất 84 học viên vẫn đang bị giam giữ trong nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh cho đến tháng 05 năm 2014. [9]

“Trung tâm cải tạo”

Được thành lập vào năm 2010, “Trung tâm cải tạo” [10] nằm trong bệnh viện nhà tù đã trở thành một nơi tập trung nhiều hơn vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công – bao gồm những người mới và những người vẫn kiên định vào niềm tin của họ.

Tại đây, các lính canh yêu cầu tù nhân giám sát các học viên suốt ngày đêm và “chuyển hóa họ bằng mọi cách có thể.” Ở đó, mỗi học viên bị giam trong một căn phòng riêng biệt với những bức tường đệm.

Lao động cưỡng bức

Ngoài việc bị tra tấn và tẩy não, các học viên Pháp Luân Công còn trở thành những công nhân chịu lao động cưỡng bức của nhà tù – may quần áo, dệt, làm đồ thủ công phục vụ tiêu dùng cả trong nước lẫn xuất khẩu [11].

Mỗi người phải lao động trong nhiều giờ – thỉnh thoảng nhiều hơn 14 tiếng một ngày, gồm cả ngày cuối tuần. Nếu ai đó từ chối lao động hoặc không thể hoàn thành đủ chỉ tiêu, các lính canh sẽ sốc điện họ bằng dùi cui điện, phơi họ ra trong lúc nhiệt độ đóng băng hoặc dùng những hình thức tra tấn khác.

Các trường hợp tử vong

Cùng với 25 ca tử vong ghi nhận tại nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh, hầu hết các học viên đã phải chịu đựng các hình thức tra tấn khác nhau và kéo dài bao gồm nhiều hình thức như đánh đập, ngồi trên ghế gai, bức thực, phơi ngoài thời tiết đóng băng, sốc điện, cấm ngủ, cấm ăn hay sử dụng nhà vệ sinh, đâm bằng tua vít hoặc các vật nhọn khác, gây bỏng bằng nước sôi, treo lên, lạm dụng tình dục, và/hoặc bị buộc tiêm thuốc, cùng các hình thức khác. [12]

Bà Dương Xuân Linh

Bà Dương Xuân Linh (杨春玲) [13] đã bị kết án bảy năm tù vào năm 2006. Bà Dương bị kết án vì đã bất chấp kiểm duyệt truyền thông của nhà nước để thâm nhập vào mạng truyền hình cáp và phát một đoạn video vạch trần lịch sử đẫm máu của chế độ cộng sản tại Trung Quốc và sự đối xử của nó đối với Pháp Luân Công.

Tại nhà tù nữ Liêu Ninh, bà đã bị các tù nhân tra tấn, cấm ngủ cũng như ăn uống và không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Theo cách này, bà đã trở nên vô cùng yếu và bị rối loạn nhịp tim.

Khi ra tù vào ngày 11 tháng 03 năm 2013, bà đã có ba cục u cứng trong ngực của mình. Sau đó không lâu, tình trạng của bà trở nên xấu đi và bà đã qua đời vào ngày 02 tháng 04 năm 2014.

Bà Vương Tú Hà

Bà Vương Tú Hà (王秀霞) [14] đã bị bắt khi đang phân phát tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công vào năm 2002. Bà đã bị kết án bốn năm tù.

93c266a20531794b370fe56b0e2b177f.jpg

Bà Vương Tú Hà

Vì giữ vững niềm tin của mình nên bà bị các lính canh nhà tù cấm không cho nói chuyện với bất cứ ai và họ ép bà phải lao động nặng nhọc với chỉ tiêu không tưởng. Khi bà không thể hoàn thành công việc được giao, các tù nhân sẽ đánh, véo núm vú của bà và không cho phép bà ngủ.

Sau khi làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày, các tù nhân buộc bà phải ngủ trên sàn nhà và dội nước lạnh lên người bà. Ngay sau đó sức khỏe của bà đã xấu đi nhanh chóng.

Khi gia đình bà tới thăm vào tháng 07 năm 2005, bà Vương gầy đi trông thấy. Tuy nhiên, hai lính canh đã đe dọa bà và bà chỉ nói với gia đình rằng mình không có cảm giác ngon miệng.

Sức khỏe của bà tiếp tục xấu đi và nhà tù đã thả bà vào tháng 12 năm 2005. Tuy nhiên, việc thả ra này chỉ là một nỗ lực của nhà tù để trốn tránh trách nhiệm cho cái chết cận kề của bà.

Lúc đó, bà Vương đã ở trong tình trạng nguy kịch và bị thương khắp cơ thể. Ngực của bà đầy những vết thương, bà đã mất hết răng cửa và chân bị sưng đến nỗi không thể đi được.

Khi gia đình đưa bà tới bệnh viện, bà bị chuẩn đoán mắc bệnh lao kép và suy tim. Bà đã sớm qua đời ở tuổi 41, chưa đầy một tháng sau khi được thả.

Các trường hợp bị bức hại nghiêm trọng

Bà Lưu Phẩm Đồng

Bà Lưu Phẩm Đồng (刘品彤) [15] đã bị kết án tám năm tù vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Khi đến nhà tù vào ngày 11 tháng 12 năm 2012, đầu tiên bà bị đưa tới “Trung tâm cải tạo,” tại đó bà bị buộc đứng im và sau đó phải ngồi trên một chiếc “ghế đẩu nhỏ.” Bà không được phép tắm hay sử dụng nhà vệ sinh – ngay cả trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Các lính canh còn cấm ngủ và nhiều khi đánh bà vô cớ.

Khi chị bà tới thăm bà vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, bà ấy đã bị sốc và đau khổ khi thấy chân tay của bà Lưu bị trói chặt vào giường. Lúc đó, bà Lưu hốc hác và quá yếu để nói chuyện. Những sợi dây thừng trói quá chặt và chân của bà đã bị sưng.

10567791134c613fb1b7af81d817ca5c.jpg

Tái hiện tra tấn: Trói vào giường

Bất chấp tình trạng sức khỏe của bà, các lính canh vẫn từ chối thả bà ra để điều trị y tế vì chị gái của bà không thể trả một khoản “lệ phí” lớn.

Bà Đằng Tú Linh

Sau khi bị bắt giữ trái phép vào ngày 25 tháng 06 năm 2013, bà Đằng Tú Linh (滕秀玲) [16] đã không chịu nổi sự tàn ác của cảnh sát và mất đi khả năng nói. Bà đã bị kết án ba năm rưỡi tù vào ngày 16 tháng 09 năm 2013.

Nhà tù đã cấm luật sư đến thăm bà và mãi cho đến tận ngày 19 tháng 06 năm 2014 thì luật sư của bà cuối cùng đã xoay sở gặp được bà lần đầu tiên kể từ khi bà bị bắt.

Sau khi vào thăm thì gia đình bà cho biết rằng các lính canh đã cưỡng bức tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho bà tại bệnh viện nhà tù. Gia đình bà đã mô tả rằng bà trông “hốc hác và tay chân run rẩy. Bà đã mất khả năng nói và đầy lo âu.”

Bất chấp tình trạng thảm hại của bà Đằng, nhà tù vẫn từ chối thả bà để điều trị y tế.

Bà Quách Vận Lan

Bà Quách Vận Lan (郭运兰) [17] đã bị đưa đến khu Mã Tam Gia thuộc nhà tù nữ Liêu Ninh vào ngày 21 tháng 08 năm 2013 để thực thi bản án ba năm tù của mình. Các bác sĩ đã chẩn đoán bà bị huyết áp cao và có triệu chứng đột quỵ.

Nhà tù đã giam bà tại Bệnh viện nhà tù Mã Tam Gia và khi chồng bà tới thăm, bà đã không thể đi được.

Bất chấp tình trạng của bà, các lính canh vẫn từ chối thả bà vì bà cự tuyệt từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.

Nhà tù cũng ngăn không cho luật sư của bà thăm bà lần nào nữa.

Bà Vương Hồng

Bà Vương Hồng (王红) [18], 47 tuổi, đã trải qua nhiều hình thức tra tấn trong suốt ba năm rưỡi tù tại nhà tù nữ Liêu Ninh. Để có thể chuyển hóa bà, các lính canh đã sốc điện bà bằng dùi cui điện, còng tay bà ra sau lưng, đánh đập và cấm bà ngủ.

Có lần một lính canh kéo bà vào phòng tắm, xé quần áo của bà và dội ướt người bà bằng nước lạnh. Sau đó lính canh đã mở cửa sổ để khiến bà bị lạnh cóng và bà bị nhốt trong phòng tắm lạnh trong nhiều giờ.

Bà Vương đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Các lính canh liền trói chặt bà vào giường trong tư thế “đại bàng sải cánh” và bức thực bà. Họ cũng không cho bà sử dụng nhà vệ sinh.

Sau đó, bà đã bị nhốt trong phòng biệt giam. Gia đình cũng không được phép vào thăm bà.

Tham chiếu:

[1]https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/4/284373.html

[2]https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/12/283673.html

[3]https://library.minghui.org/index.html

[4]https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/4/299878.html

[5]https://library.minghui.org/company/c8786.html

[6]Những tra tấn tôi đã trải qua tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

[7]Bà Đằng Tú Linh bị từ chối thả ra điều trị y tế bất chấp tình trạng sức khỏe nguy kịch

[8]Thay tên đổi biển: Các trại lao động cưỡng bức tai tiếng của Trung Quốc trở thành các nhà tù

[9]84 học viên Pháp Luân Công được xác nhận vẫn bị giam tại Nhà tù nữ Liêu Ninh

[10]https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/22/270286.html

[11]https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/19/300482.htmll

[12]Các phương thức tra tấn sử dụng ở nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh

[13]Bà Dương Xuân Linh qua đời do bị tra tấn và ngược đãi vì phát chèn sóng truyền hình các chương trình của Pháp Luân Công

[14]https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/7/299982.html

[15]Bà Lưu Phẩm Đồng tiếp tục bị bức hại trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

[16]Nhà tù Liêu Ninh từ chối thả điều trị y tế cho người phụ nữ đang trong tình trạng nguy kịch

[17]Nhà tù từ chối cho Bà Quách Vận Lan được bảo lãnh dù đã bị liệt vì tra tấn

[18]https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/15/300132.html

———————————————————————————————————————

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/7/299982.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/4/147158.html

Đăng ngày 13-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share