Bài viết của phóng viên Minh Huệ Hạ Thuần Thanh

[MINH HUỆ 03-01-2015] “Tôi biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Một đồng nghiệp của tôi tham gia vào Hiệp hội các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), nên thông qua đó tôi đã nghe đến cuộc bức hại,” ông Gerald Mathew, bác sỹ tâm lý tại Geelong, Australia nói. Vào đêm giao thừa, ông Mathews đã ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói ông cũng muốn gia nhập vàoDAFOH.

Ông là một trong số gần 500.000 người đổ về trung tâm Melbourne để xem pháo hoa.

faa5f22d609ad9c111b31083c550542c.jpg
Bác sỹ Gerald Mathews ký tên thỉnh nguyện lên án việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Trong suốt dịp lễ, các học viên Pháp Luân Công đã lập một khu trưng bày tại Quảng trường thành phố Melbourne. Họ trình diễn các bài công pháp và phát các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công cùng cuộc bức hại.

Nhiều du khách đến từ Trung Quốc và cư dân địa phương người Trung Quốc dừng lại khu vực trưng bày, lên án cuộc bức hại và quyết định thoái ĐCSTQ.

Trong vòng ba giờ, tình nguyện viên cô Hiểu Mai và cô Lô đã giúp hơn 80 người thoái ĐCSTQ và/hoặc các tổ chức đoàn, đội. Cô Tiểu Mỹ nói: “Một số gia đình cùng nhau thoái. Một số đồng ý thoái sau khi nói chuyện một chút. Một số nói rằng họ rời bỏ Trung Quốc để thoát khỏi đảng. Một số vẫn bị những tuyên truyền của đảng lừa dối. Nhưng mỗi khi họ nói chuyện với chúng tôi hoặc lấy tài liệu giảng chân tướng, họ có thể tiếp cận thêm được nhiều thông tin.”

be686de6b79f7d58fcbddaa4b658fd57.jpg

b11b4f969f5eefd1b3e6d325e3267bfd.jpg
Nhiều du khách và người dân địa phương ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.

8b5e30f6fdd8ab6de1c34377234df6e1.jpg
Chị Nelly Duthic từ Pháp và chị Moeko Sugie từ Nhật Bản dừng lại tìm hiểu về Pháp Luân Công.

Chị Nelly Duthic từ Pháp và chị Moeko Sugie từ Nhật Bản tới Australia làm việc ngắn hạn trong kỳ nghỉ lễ. Họ dừng tại khu vực trưng bày của Pháp Luân Công để tìm hiểu thêm và bày tỏ ủng hộ đối với việc chấm dứt cuộc bức hại.

Anh Nicolas, 18 tuổi cùng anh trai Jake đã dừng chân ở điểm trưng bày. Anh Nicolas nói: “Việc tra tấn bức hại cần phải bị ngăn cấm. Không một quốc gia nào có thể cho phép việc này tiếp diễn.” Anh nói anh sẽ chia sẻ thông tin về cuộc bức hại cho mọi người thông qua mạng xã hội.

196b76822ae43f464515a66d096139fc.jpg

Học sinh trung học Adam Henrell và Brandon ký tên thỉnh nguyện.

Em Adam Henrell và Brandon là những học sinh trung học ra phố ngắm pháo hoa. Họ đã ký tên thỉnh nguyện, các em chia sẻ rằng gia đình mình đã từng du lịch sang Trung Quốc và nhận thấy người dân Trung Quốc không có tự do ngôn luận. Đây là lần đầu tiên các em từng nghe đến Pháp Luân Công, các em bày tỏ hi vọng cuộc bức hại sẽ sớm chấm dứt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/3/302695.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/5/147847.html

Đăng ngày 13-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share