Bài viết của Anh Tử, một phóng viên báo Minh Huệ ở Canada

[MINH HUỆ 01-12-2014] Trong một chuyến thăm gần đây đến Trung Quốc, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã yêu cầu các nhà chức trách Trung Quốc trả tự do cho một học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam. Yêu cầu này gần đây đã được một viên chức chính phủ Canada xác nhận.

Học viên Pháp Luân Công được yêu cầu trả tự do là cô Trần Anh Hoa, con gái của bà Hoàng Kim Linh, một cư dân ở Calgary. Cô Trần đã bị cầm tù từ tháng 03 năm 2014 vì tín ngưỡng của mình.

Hai vợ chồng bà Hoàng đã liên lạc với văn phòng Thủ tướng vào tháng vừa rồi trước chuyến thăm của Thủ tướng Canada đến Trung Quốc, hy vọng rằng ông có thể giúp giải cứu cô Trần.

Bà Hoàng đã kể với phóng viên Minh Huệ rằng: “Một nhân viên của Đại sứ quán Canada ở Trung Quốc đã gọi điện cho tôi vào ngày 20 tháng 11, thông báo đến tôi rằng Thủ tướng đã đề xuất trường hợp của con gái tôi khi ông gặp gỡ các quan chức Trung Quốc…”

Theo lời bà Hoàng, người nhân viên đó còn cho biết Bộ trưởng Bộ ngoại giao Canada đã cung cấp một danh sách các học viên Pháp Luân Công đến Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc.

Ngay sau khi con gái bà bị cảnh sát Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc bắt giữ, bà Hoàng đã liên lạc với các nhà chức trách Canada để nhờ giúp đỡ. Khi buổi xét xử được tổ chức bí mật vào 21 tháng 08 năm 2014, Đại sứ quán Canada đã phái một nhân viên vào phòng xử án, nhưng ông đã bị buộc phải rời khỏi phòng.

Bà Hoàng nói rằng bà rất biết ơn sự giúp đỡ của ngài Thủ tướng và Đại sứ quán Canada: “Họ biết rằng con gái tôi đã không phạm tội và nên được tự do.” Chồng của bà, ông Trần Chí Minh, hy vọng rằng các tổ chức và chính phủ Canada sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình.

Mổ cướp nội tạng sống

Theo lời bà Hoàng, con gái bà đã bị tra tấn tàn bạo sau khi cô bị giam giữ. “Cô ấy bị còng tay và bị treo lên cao, là một ví dụ.” Thêm vào đó, cô đã bị cưỡng bức lấy các mẫu máu.

“Sau khi đọc về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống ở Trung Quốc, tôi lo lắng rằng con gái tôi có thể trở thành một nạn nhân,” bà Hoàng cho biết tại một cuộc họp báo được tổ chức trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Calgary vào ngày 04 tháng 11.

606a384e619d3173922c06a03e62f47f.jpg

Bà Hoàng Kim Linh kêu gọi sự giúp đỡ cho con gái mình tại buổi họp báo

Nghị sĩ Judy Sgro cũng đã nêu ra vấn đề này trong Hạ nghị viện trước chuyến thăm của ông Harper tới Trung Quốc: “Thủ tướng đến Trung Quốc, và các học viên Pháp Luân Công tại Hill mong ông vui lòng đề xuất vấn nạn mổ cướp nội tạng, đặc biệt hiện tại vấn đề này đang uy hiếp 10 thành viên gia đình của người dân Canada bị giam giữ ở đó.

“Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng có một kế hoạch cấm thu hoạch nội tạng từ các tù nhân, nhưng các học viên Pháp Luân Công biết rằng điều này chưa hề được thực hiện. Thực tế hoạt động này đã được chứng thực một cách độc lập nhiều lần. Một báo cáo thậm chí còn trích dẫn một danh sách giá cả trên một trang web của Trung Quốc cung cấp dịch vụ ghép thận là 62.000 đô-la và ghép phổi là 170.000 đô-la. Tất cả chúng ta đều biết rằng tội ác mổ cướp nội tạng là sai trái và muốn khuyến cáo Trung Quốc chấm dứt hoạt động này.

“Các quốc gia mà vi phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền phải chấm dứt hoạt động dã man này hoặc có lẽ chúng ta nên xem sự không hành động của họ như là một phần của các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai với các thỏa hiệp nhân quyền này.”

Sau khi gặp gỡ các quan chức Trung Quốc, ông Harper nói rằng ông đã đề xuất một loạt các mối quan tâm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc: “Các bạn có thể yên tâm rằng mọi vấn đề về lãnh sự, nhân quyền, quản chế, các quyền lợi của người thiểu số thì đều quan trọng – Tôi đã nêu ra từng vấn đề trong số đó.”

“Đó là những điều mà tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đang tiến hành đối thoại. ”

Tiếp tục được ủng hộ từ các nhà chức trách Canada

Vì Pháp Luân Công đã và đang bị bức hại tàn bạo ở Trung Quốc trong hơn 15 năm qua, chính phủ Canada đã bày tỏ mối lo ngại liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền này nhiều lần.

Vào ngày 23 tháng 01 năm 2012, hai tuần trước chuyến thăm của Thủ tướng Harper đến Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada John Baird, trong chuyến thăm Vương quốc Anh của mình, đã bày tỏ sự bất mãn của ông về hành động đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các nhóm tín ngưỡng, và công khai lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Ngày 19 tháng 02 năm 2013, ông Harper đã công bố việc thành lập Văn phòng Tự do Tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế. Trong bài phát biểu của mình tại buổi họp báo đánh dấu việc chính thức mở văn phòng mới, Thủ tướng đã đề cập rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một trong những mối quan tâm của chính phủ Canada.

Khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) tổ chức phiên họp lần thứ 23 vào ngày 05 tháng 06 năm 2013, phái đoàn Canada đến tham dự một lần nữa đến bày tỏ mối quan ngại của mình đối với việc đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới, đặc biệt là liên quan đến Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Phiên họp lần thứ 17 của Nhóm Kiểm tra Định kỳ của Hội đồng Nhân quyền (UPR) được tổ chức tại Geneva vào ngày 21 tháng 10 năm 2013, và kéo dài trong hai tuần. Các đại diện đến từ gần 20 quốc gia đã đưa ra vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, và các đại diện từ Canada một lần nữa đề cập đến việc đàn áp tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Trong phiên họp định kỳ lần thứ 25 của UNHRC vào ngày 12 tháng 03 năm 2014, Chính phủ Canada đã nêu lên vấn nạn mổ cướp nội tạng được nhà nước phê chuẩn ở Trung Quốc.

Thủ tướng Harper đã liên tục chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp và Tháng Pháp Luân Đại Pháp trong chín năm liên tiếp. Trong thư chúc mừng năm nay ông viết rằng: “Tôi xin biểu dương Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Canada vì đã chia sẻ môn tập luyện này với các đồng tu người Canada. Các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn là trọng tâm của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cộng hưởng mạnh mẽ trong xã hội đa nguyên của chúng tôi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/1/300976.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/2/147134.html Đăng ngày 07-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share