[MINH HUỆ 17-12-2014] Trong chuyến thăm tám ngày đến Đài Loan, bắt đầu từ ngày 09 tháng 12, ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Quan hệ qua eo biển Đài Loan, một tổ chức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập ra, đã gặp phải các cuộc biểu tình của học viên Pháp Luân Công ở nhiều thành phố. Các học viên kêu gọi đưa những thủ phạm chính tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công 15 năm qua ở Trung Quốc ra công lý.

3ccf112d9e0007a44b2d43d537b4d13f.jpg

Các học viên Pháp Luân Công biểu tình tại sân bay nơi ông Trần đến

Đây không phải là lần đầu tiên mà ông Trần gặp các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. Trong chuyến thăm trước của ông vào tháng 02, các biểu ngữ Pháp Luân Công chào đón ông tại mỗi điểm dừng, từ sân bay, khách sạn, đến các điểm du lịch.

Ông Trần đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công khi ông là phó thống đốc và sau đó là thống đốc của tỉnh Thiểm Tây từ tháng 05 năm 2002 đến tháng 07 năm 2007. Vào năm 2002, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với chính sách bức hại của chính quyền tại Đại hội Nhân dân tỉnh lần thứ 9. Cũng vào năm 2002, ông đã đến thăm và ra lệnh cho sở cảnh sát tỉnh gia tăng đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Trong nhiệm kỳ của ông ta, ít nhất 36 học viên đã bị tra tấn đến chết ở tỉnh Thiểm Tây.

Ở Song Bắc, Đào Viên, Hoa Đông, Bình Đông, và Tân Trúc, các học viên Pháp Luân Công đã cầm các biểu ngữ, và hô lên khi đoàn xe của ông Trần đi ngang qua: “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công!” và: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

2a8bc3ac9c22471acee04b6feb85913f.jpg

Các học viên biểu tình dọc tuyến đường đến Hoa Liên của ông Trần

fb60771b400a9d41630240f94b1acf71.jpg

Các học viên biểu tình ở Đài Trung

79f5483e49456c4b7557808dd9ddedc3.jpg

Các học viên biểu tình trước khách sạn Viên Sơn ở Cao Hùng

Người dân địa phương và cảnh sát phụ trách an ninh cho ông Trần và phái đoàn của ông đã ủng hộ các cuộc biểu tình của Pháp Luân Công. Cảnh sát ở một số thành phố cho biết rằng họ đã hiểu được lý do biểu tình của các học viên và đồng tình rằng nhân quyền cần được bảo vệ. Ở Bình Đông, sở cảnh sát thậm chí đã sắp xếp một chỗ đặc biệt cho các học viên Pháp Luân Công biểu tình để ông Trần và các quan chức chính quyền Trung Quốc khác có thể nghe rõ tiếng họ.

Chủ tịch tổng công ty Hemei, ông Hiệp Thuần Tân, đã nói với một phóng viên báo Minh Huệ: “Pháp Luân Công là một nhóm ôn hòa. Tôi ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của họ chống lại cuộc bức hại tàn bạo. Chính quyền Trung Quốc nên nghe những gì họ nói.

“Gần đây một số quan chức chính phủ cấp cao Trung Quốc đã bị bắt, trong đó có Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai. Họ đều tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sự ngã ngựa của họ cho thấy rằng sớm hay muộn, kẻ ác sẽ bị trừng phạt”.

4c7e6cf00e1ea643aea6153ac0c1f2a7.jpg

Các học viên kháng nghị tại sân bay Đào Viên khi phái đoàn của ông Trần rời đi

Mỗi ngày và tại mỗi điểm dừng, ông Trần đều được chào đón với màn biểu tình của Pháp Luân Công, kể cả ngày cuối cùng của ông ở Đài Loan. Khi ông rời đi, ông đã nghe thấy tiếng hô của các học viên ngay khi ông bước vào nhà ga sân bay Đào Viên. Nhiều khách du lịch đã chú ý và chụp ảnh, quay phim cuộc biểu tình.

Ngoài Pháp Luân Công, một số tổ chức khác đã phản đối sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trần.

Ông Thái, một học viên ở Đài Loan, nói: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn, vì thế chúng tôi cần tiếp tục cho công chúng biết về nó. Mỗi khi một quan chức chính phủ đến thăm Đài Loan, như Trần Đức Minh hay người tiền nhiệm của ông ta – cựu Chủ tịch của ARATS, ông Trần Văn Lâm – chúng tôi xem nó như một cơ hội để nhắc nhở công chúng về cuộc bức hại. Chúng tôi cũng hy vọng rằng thanh âm của chúng tôi sẽ qua các quan chức Trung Quốc mà vang về Trung Quốc”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/17/301641.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/18/147358.html

Đăng ngày 07-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share