Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở Singapore

[MINH HUỆ 13-12-2014] “Thực sự rất sốc! Tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ biết về tội ác này và hẳn là họ cũng sốc và bất bình như tôi.”

“Nếu bạn nhắm mắt làm ngơ trước nỗi đau của một ai đó, thì bạn chính là kẻ đồng lõa [phạm tội]. Đã đến lúc chúng ta phải đứng lên vì những người không thể lên tiếng cho chính mình.”

Những lời này là của ông Kristian Goodchild, một nhân viên liên lạc đối ngoại của Tổ chức Nhân đạo về Kinh tế học Di trú có trụ sở tại Vương Quốc Anh. Ông ấy nhận thấy rằng bản thân mình cần phải ký tên cho chiến dịch [thỉnh nguyện] này nhằm nỗ lực chấm dứt vấn nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Hoạt động này đã được tổ chức tại công viên Hong Lim ở Singapore vào ngày 10 tháng 12, ngày Nhân quyền Quốc tế.

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-01--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-02--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-03--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-04--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-05--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-06--ss.jpg

2014-12-12-minghui-falun-gong-singapore-07--ss.jpg

Người dân ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống

Một tội ác ở Trung Quốc có liên lụy đến người dân Singapore

Nhiều người Singapore cũng có ý kiến giống như ông Goodchild khi lên án tội ác mổ cướp tạng được Đảng Cộng sản bảo hộ này.

Điều phối viên của chiến dịch xin chữ ký [thỉnh nguyện], ông Khổng, đã nói rằng, có đến gần 40.000 người đã ký tên thỉnh nguyện trong một năm rưỡi qua.

Đợt thỉnh nguyện này được một tổ chức phi chính phủ – Hiệp hội các Bác sỹ chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) khởi xướng vào tháng Bảy năm ngoái. “Đa phần những người ký tên đều là người dân Singapore. Cũng có khách du lịch, nhân viên của các công ty và du học sinh,” ông Khổng nói.

“Nhiều tầng lớp người dân Singapore, sau khi nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công và biết đến cuộc bức hại tàn bạo này, đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ các học viên và nói rằng sẽ tìm hiểu thêm các thông tin về vấn đề này qua Internet.” Ông Khổng nói tiếp: “Một số người đã giúp người nhà, bạn bè và đồng nghiệp của họ nâng cao nhận thức [về buộc bức hại], nên có những lần cả một gia đình hoặc một số đồng nghiệp và bạn bè cùng ký tên thỉnh nguyện.”

Một giáo viên người Singapore, sau khi ký tên thỉnh nguyện đã gửi một tin nhắn cho người bạn của anh ấy, một học viên Pháp Luân Công. Anh ấy nói: “Tôi mong các hoạt động của các bạn sẽ thành công. Học sinh của tôi đều đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi cầu nguyện cho họ [những học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc].”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/13/301450.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/15/147310.html

Đăng ngày 20-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share