Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Ukraine

[MINH HUỆ 02-12-2014] Các tác phẩm nghệ thuật của các học viên Pháp Luân Công gần đây đã thu hút sự quan tâm chú ý trong triển lãm ở Odessa, Ukraine. Đài truyền hình địa phương đã phát sóng một cuộc phỏng vấn chuyên sâu về các tác phẩm nghệ thuật trong cuộc triển lãm nghệ thuật 10 ngày, vừa mới kết thúc vào ngày 29 tháng 11 vừa qua.

Chương trình truyền hình khám phá nguồn cảm hứng của các nghệ sỹ và các vấn đề đương đại có liên quan ở Trung Quốc, Ukraine, và phần còn lại của thế giới. Người dẫn chương trình đã khen ngợi các nhà tổ chức triển lãm vì đã làm nên một sự kiện rất quan trọng và cần thiết.

Bà nói rằng Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn sẽ giúp cho mọi người tìm lại những giá trị và tinh thần đã bị mất.

Theo bà Svetlana, một trong những người tổ chức sự kiện, nhiều du khách, đặc biệt là trẻ em, rất thích xem các bức tranh, và nhiều người đã chú ý và nhận xét về sự ấm áp và năng lượng mà các tác phẩm mang lại.

Theo bà Alexandria, một người tổ chức sự kiện khác tại cuộc phỏng vấn, triển lãm ở Odessa là một trong 22 triển lãm được tổ chức ở Ukraine kể từ lần đầu tiên vào năm 2008.

ae3ca9176ff0ac4611f377d36d0b8860.jpg

Ảnh chụp màn hình truyền hình trực tiếp

7bb14c2bb2495e96f8b361f75bbc4d4f.jpg

Bà Alexandria, một trong những nhà tổ chức của triển lãm nghệ thuật

Mô tả sự tra tấn, khơi dậy thiện lương

Một số trong 40 tác phẩm được trưng bày đã mô tả các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tàn bạo vì kiên định đức tin của mình vào Chân – Thiện – Nhẫn.

“Ở Trung Quốc diễn ra tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng,” bà Alexandria nói. “Trước năm 1999 [khi ĐCSTQ bắt đầu một chiến dịch đàn áp toàn quốc chống lại Pháp Luân Công], có tới hơn 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp [còn gọi là Pháp Luân Công],” bà nói thêm.

Đáp lại câu hỏi có cần thiết phải mô tả sự tra tấn tàn bạo trong các bức tranh như vậy hay không, bà Alexandria nói: “Mô tả sự tra tấn là cần thiết. Trình bày theo cách này, các tác phẩm không hề nhằm làm nổi bật cái ác, mà khơi dậy thiện lương.”

“Tôi có hai cuốn sổ lưu bút ghi lại ý kiến phản hồi của khách tham quan. Nhiều người nói rằng xem những bức tranh [mô tả sự tra tấn] đánh trúng vào tâm lý họ. Họ cảm thông hơn, từ bi hơn, và ý thức được trách nhiệm chung của chúng ta.”

Người dẫn chương trình nói rằng chủ đề của các tác phẩm liên quan đến lịch sử Ukraine, bởi vì Ukraine đã trải qua nạn đói lớn và cuộc đàn áp chính trị trong lịch sử, dẫn đến cái chết của 3 đến 7 triệu người. Cho đến nay số người chết chính xác vẫn chưa rõ ràng. Để tránh việc lặp lại những bi kịch này, mọi người nên biết làm thế nào để phản ứng lại. Triển lãm nghệ thuật đã cung cấp một giải pháp khả thi.

Nghệ thuật độc đáo của những người tu luyện

Chương trình cũng phát sóng các cuộc phỏng vấn với các nghệ sỹ có các tác phẩm trưng bày trong triển lãm, trong đó có giáo sư Trương Côn Lôn, Trần Tiêu Bình, và Kathleen Gillis.

Bà Alexandria nói rằng triển lãm nghệ thuật được đặt tên như vậy là bởi các tác phẩm được trưng bày là của các nghệ sỹ ở nhiều quốc gia. Họ có điểm chung – đức tin với Pháp Luân Công và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Bà cũng chỉ ra sự độc đáo của các bức tranh, chẳng hạn như chúng kết hợp ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau và phản ánh đức tin từ một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Bà nói, nội dung của các bức tranh cũng là độc nhất vô nhị.

Theo bà, nhiều khách tham quan đã lắng nghe người hướng dẫn nói trong nhiều giờ. Mỗi bức tranh có một câu chuyện đằng sau nó. Những người tu luyện – những nghệ sỹ là các học viên Pháp Luân Công – đã thổi vào tác phẩm của mình năng lượng đặc biệt và sự từ bi, khiến các khách tham quan đặc biệt chú ý và yêu thích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/2/301022.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/7/147192.html

Đăng ngày 13-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share