Bài viết của Phi Minh

[MINH HUỆ 25-04-2014] Trong ngày lễ giáng sinh 2011, nhiều tờ báo Hồng Kông đã đưa tin về một câu chuyện cảm động: Dù bị chĩa súng và dưới sự đe doạ của một quả bom, một nhân viên thu ngân 41 tuổi tại một cửa hàng tạp phẩm đã thuyết phục kẻ cướp từ bỏ ý định cướp cửa hàng, và chạy chốn khỏi hiện trường. Nhiều người tự hỏi sức mạnh và lòng can đảm của nhân viên thu ngân này đã đến từ đâu?

Nhân viên thu ngân này là một học viên Pháp Luân Công. Quan điểm của anh ấy như sau: “Là một học viên Pháp Luân Công, tôi không thể đồng lõa với hành vi phạm tội như vậy được. Tôi phải có trách nhiệm với xã hội. Sư phụ của tôi dạy tôi trở thành người tốt hơn nữa, sống theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn. Tôi không muốn một tên cướp tự làm hại chính mình do phạm tội ăn cướp.”

Sự việc này không phải là ngoại lệ. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa bởi các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 04 năm 1999 cũng được diễn ra bởi một lý do tương tự.

b794e467b5b8e080a179ceb9d16302eb.jpg

Vào ngày đó, hơn 10 nghìn học viên lặng lẽ thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Họ có ba yêu cầu: thả các học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân, công nhận quyền tu luyện hợp pháp của họ, và gỡ bỏ lệnh cấm việc xuất bản các tài liệu Pháp Luân Công. 10 nghìn người đã rời đi một cách hòa bình vào cuối ngày hôm đó, sau khi thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã gặp mặt với một vài đại diện Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ đã đồng ý thả tự do cho các học viên ở Thiên Tân và đảm bảo rằng chính phủ sẽ không phản đối Pháp Luân Công.

b3893322232bf3d76a5872b244b2e79d.jpg

Lý do tập trung: 45 học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân

Lý do trực tiếp mà các học viên đến Bắc Kinh là việc bắt giữ và tạm giam 45 học viên ở Thiên Tân. Các học viên khác biết được từ chính quyền Thiên Tân, một đặc khu tự trị, là Bộ trưởng Bộ Công an có liên quan, và vụ việc này chỉ có thể được giải quyết với sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh.

Vào ngày 11 tháng 04 năm 1999, một bài báo có tựa đề: “Tôi không đồng ý với giới trẻ tập luyện khí công” được xuất bản trên tạp chí Độc giả trẻ của Viện giáo dục Thiên Tân. Những ví dụ vu khống Pháp Luân Công đã được liệt kê, và cũng tương tự như những gì được đưa ra trên một chương trình đài truyền hình ở Bắc Kinh vào năm 1998.

Những ví dụ đó đã được chỉnh sửa hoàn toàn ở Bắc Kinh ngay sau khi chương trình truyền hình được phát sóng vào năm trước.

Khi bài viết ở Thiên Tân xuất hiện, một số học viên ở Thiên Tân cảm thấy rằng họ chỉ đơn giản cần phải giải thích những sự thật tới các quan chức ở Thiên Tân. Họ cũng hi vọng giảm bớt tác động tiêu cực của bài viết thông qua việc liên hệ với các biên tập viên tạp chí.

Vào ngày 18-24 tháng 04 năm 1999, các học viên đã đi đến Viện giáo dục Thiên Tân và các cơ quan chính phủ có liên quan ở Thiên Tân để tìm kiếm một giải pháp.

Vào ngày 23-24 tháng 04 năm 1999, Văn phòng Công an của Thiên Tân đã điều động cảnh sát chống bạo động đánh đập các học viên đã đến nói chuyện với các quan chức Thiên Tân, làm bị thương các học viên và bắt giữ 45 người.

Từ các cuộc tấn công bằng phương tiện truyền thông trong những năm trước đây, đến vụ bạo lực đối với các học viên ở Thiên Tân, thì sự leo thang của cuộc đàn áp là đáng báo động. Cụm từ “Sự cố Thiên Tân” nhanh chóng lan rộng khắp nơi trên cả nước.

Động cơ tụ tập: Một dạng quấy rối

Hình thức quấy rối đã bắt đầu từ đầu năm 1996.

Quang Minh Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Hội đồng nhà nước, đã xuất bản một bài báo qua một chuyên mục vu cáo Pháp Luân Công vào ngày 17 tháng 06 năm 1996. Ngày 24 tháng 07 năm 1996 Văn phòng Xuất bản Tin tức Trung Quốc ban hành thông tư cấm phân phối tất cả các ấn phẩm của Pháp Luân Công trên khắp toàn quốc.

Vào đầu năm 1997, Văn phòng công an đã bắt đầu một cuộc điều tra trên toàn quốc để thu thập chứng cứ với hi vọng tuyên truyền Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Tuy nhiên, tất cả các trạm cảnh sát trên khắp cả nước cuối cùng đã báo cáo sau nhiều cuộc điều tra: “Hiện tại không tìm thấy bằng chứng nào,” và cuộc điều tra đã kết thúc.

Vào cuối tháng 05 năm 1998, Hà Tộ Hưu đã vu cáo Pháp Luân Công trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Bắc Kinh, nói rằng môn tập là có hại. Tiếp theo, khi trình chiếu một cuộc phỏng vấn tại một điểm tập Pháp Luân Công, chương trình nói rằng Pháp Luân Công là “Mê tín dị đoan.”

Sau khi chương trình được phát sóng, các học viên mà thực sự biết những người mà Hà Tộ Hưu sử dụng làm như những ví dụ trong chương trình, ngay lập tức chỉ ra cho ông ta và đài truyền hình rằng chương trình là sai sự thật bởi vì những người đó thậm chí không phải là học viên Pháp Luân Công.

Ngay sau đó, đài truyền hình đã sửa sai bằng việc phát sóng một chương trình tích cực về Pháp Luân Công.

Bộ phận thứ nhất của Văn phòng Công an ban hành vào ngày 21 tháng 07 năm 1998, thông tư số 555 năm 1998 “Thông báo về việc khởi động một cuộc điều tra Pháp Luân Công”. Bản “thông báo” cáo buộc rằng một số học viên đã tham dự vào các hoạt động bất hợp pháp với danh nghĩa Pháp Luân Công. Hậu quả của “thông báo” là Sở công an địa phương ở một số khu vực trên khắp cả nước đã đột kích các điểm tập luyện Pháp Luân Công, ép các học viên giải tán, lục soát nhà, đột nhập vào nơi ở của họ, tịch thu tài sản cá nhân, v.v.

Nguyên nhân và ảnh hưởng

Nhiều người nghĩ rằng cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 đã khơi mào cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, mà nó đã chính thức bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Trong thực tế, với kiểu leo thang sách nhiễu của ba năm trước ngày 25 tháng 04 năm 1999, ĐCSTQ đã rõ ràng đang tìm kiếm một cách nào đó để bào chữa cho cuộc đàn áp.

Cuộc thỉnh nguyện là nỗ lực của các học viên để ngăn chặn một cuộc đàn áp đang nhen nhóm. Đó là nỗ lực có lợi cho tất cả các thành phần xã hội, trong đó có cả Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khi những người dân vô tội đang bị tổn hại, tất cả mọi người có trách nhiệm với việc chấm dứt nó. Sự kiện ngày 25 tháng 04 năm 1999, đã làm nổi bật phẩm giá của một nhóm người Trung Quốc và sự cam kết của họ để khẳng định niềm tin và công lý.

Trải qua 15 năm, các học viên đã tiếp tục thể hiện tinh thần tương tự bằng cách giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, giành ngày càng nhiều sự ủng hộ của dân chúng ở Trung Quốc. Những công dân sống theo Chân–Thiện–Nhẫn đã trở thành nền tảng của xã hội Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/25/290476.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/26/356.html

Đăng ngày 02-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share