Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ Hoa Thanh, Mục Văn Thanh và Thi Huệ

[MINH HUỆ 20-11-2014] Ngày 19 tháng 11 năm 2014, một nhóm thân cộng cầm cờ Trung Quốc đã tấn công các học viên Pháp Luân Công trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2014 ở Sydney.

Trong khi những nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thạm dự Hội nghị Thượng đỉnh này, các học viên Pháp Luân Công đã được [pháp luật] cho phép kháng nghị phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ đang diễn ra trong 15 năm qua. Buổi chiều cùng ngày, những người kháng nghị ôn hòa đã bị một nhóm thân cộng xô ngã và giật biểu ngữ. Một học viên nữ đã bị đánh đập tàn nhẫn và đã ngã xuống đường trong khi một chiếc xe buýt đang đi tới. Một phóng viên AAP đã chứng kiến vụ việc này, và đã đăng tải những hình ảnh và thông tin ghi lại được trên một kênh truyền thông.

Tấn công có kế hoạch

Vào khoảng 5 giờ chiều, khi các học viên Pháp Luân Công đang cầm hai biểu ngữ tại số 200 George Street, họ đã bị tấn công. Nhóm thân Trung Cộng đã đẩy họ ra và giật lấy các biểu ngữ của họ. Học viên Pháp Luân Công cô Lâm Lỵ đã bị một người mặc áo đỏ trong nhóm thân Trung Cộng xô ngã xuống đường, và đã suýt bị một chiếc xe buýt đang tới gần cán vào người. Chiếc xe dừng lại cách chỗ cô ấy nằm chỉ vài mét.

2014-11-20-minghui-sydney-01--ss.jpg

Người qua đường đã ghi lại cảnh bạo lực của nhóm thân Trung Cộng.

2014-11-20-minghui-sydney-02--ss.jpg

Một kẻ tấn công của nhóm thân Trung Cộng (mặc áo sơ mi màu đỏ) đã huých khuỷu tay của anh ta vào tay của một học viên Pháp Luân Công. Học viên này đang cầm một biểu ngữ của Pháp Luân Công.

John Deller, một cư dân địa phương và cũng là học viên Pháp Luân Công, đã đến khu vực đó sau giờ làm. Trong khi anh ấy đang cầm tấm biểu ngữ, một người đàn ông mặc áo đỏ đã dùng khuỷu tay huých vào tay anh John, buộc anh phải thả tấm biểu ngữ ra. Anh John vẫn giữ được tấm biểu ngữ đó. Sau vài phút giằng co, các quan chức của ĐCSTQ đã đến. Họ yêu cầu cảnh sát phải đưa các học viên Pháp Luân Công đi nơi khác. Sau đó nhóm người này đã đứng vào vị trí mà các học viên đã được cho phép tổ chức [kháng nghị].

Trung Cộng đưa bạo lực đến Úc

2014-11-20-minghui-sydney-03--ss.jpg

Một học viên Pháp Luân Công phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ ngay phía trước khách sạn của phái đoàn Trung Quốc.

Các học viên Pháp Luân Công đã nhân cơ hội này để kêu gọi sự chú ý đến cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Ông Deller nói: “Có rất nhiều người qua lại trên khu vực George Street đông đúc này, cũng như có đến hàng trăm người Trung Quốc làm việc cho Lãnh sự quán Trung Quốc, nên đây là cơ hội tốt để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.”

Vụ tấn công công khai này của nhóm thân Trung Cộng trên một đường phố của Sydney thực sự gây lo ngại. Cô Lâm Lỵ đã nói với người phóng viên: “Tôi đã rất sốc trước sự tấn công của họ. Là một công dân Úc, tôi có quyền tự do ngôn luận và được Hiến pháp Úc bảo vệ nhân quyền. Tôi không ngờ lại bị những kẻ tấn công cầm cờ của ĐCSTQ đẩy ngã xuống đường ngay tại Sydney… Xem những đoạn phim và ảnh chụp lại, bất kỳ ai cũng có thể thấy được rằng các quan chức của ĐCSTQ đã chỉ đạo những kẻ tấn công này. Đó là một vụ tấn công có mưu đồ và có tổ chức.”

Người dân Úc lo ngại

2014-11-20-minghui-sydney-04--ss.jpeg

Cô Margret Rice (bên trái), thư ký tòa soạn của AAP, và một nhà báo tự do, đã lên án tội ác mổ cướp tạng của ĐCSTQ.

Cô Margret Rice, thư ký tòa soạn của AAP, và một nhà báo tự do đã rất sốc khi biết đến tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Cô nói: “Tôi nghĩ rằng đó là sự vi phạm nhân quyền rất trắng trợn. Tôi nghĩ nếu như người dân bị bỏ tù vì họ muốn tu luyện Pháp Luân Công, và không cung cấp danh tính của mình, rồi bị đẩy đến tình huống không được phép tự do quyết định về việc hiến tạng của mình, thì đó là hành vi trái đạo đức dù xét theo tiêu chuẩn của bất cứ ai, bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi cảm thấy rất bàng hoàng, hết sức bàng hoàng về hoạt động hiến tạng và cách tiến hành của hoạt động này ở Trung Quốc. Tù nhân thường là đối tượng [bị thu hoạch tạng] cho hoạt động này và họ không hề có quyền gì. Từ lâu đã có rất nhiều bằng chứng minh chứng cho những gì đã và đang diễn ra. Chúng ta cần phải làm gì đó trước vấn nạn này. Trung Quốc cần phải có hành động gì đó, và phương Tây, nhất là Úc, cần hỗ trợ những người ở Trung Quốc phản đối vấn nạn này.”

Trong khi các học viên Pháp Luân Công ở Úc không ngừng phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ, nhiều người dân Úc đã thể hiện sự ủng hộ của họ và đã giúp đỡ các học viên phổ biến thông tin. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 này, nhiều người dân Úc đã tham gia lễ mít tinh và diễu hành của các học viên, và giúp họ phát tờ rơi và cầm các biểu ngữ.

Hành động tấn công của nhóm thân Trung Cộng một lần nữa phơi bày bản chất của ĐCSTQ. Hàng chục sinh viên Trung Quốc và người Hoa kiều ở Úc đã quyết định không tiếp tục tham gia ngăn cản cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công. Thay vào đó họ đã lựa chọn thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/20/300542.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/23/147006.html

Đăng ngày 28-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share