Bài viết của Đệ tử Đại Pháp ở Nội Mông Cổ

[MINH HUỆ 12-11-2014]

Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Gia đình sắp tan vỡ của tôi nhờ tu Đại Pháp mà như nắng hạn gặp mưa rào, chính Sư phụ đã cứu tôi, cứu cả nhà tôi.

Những ngày tháng đau khổ

Trong huyện nhỏ của chúng tôi, có thể nói nhà tôi cũng thuộc hạng khấm khá, công việc như ý, thu nhập cũng khá, chỉ có điều vợ chồng tôi trái tính trái nết, thường hay cãi nhau, vợ tôi là một phụ nữ cứng nhắc và ngang ngược, tôi cũng không vừa, không ai nhường ai, hai người tính cách mạnh mẽ ở cùng nhau cho nên cãi cọ, động chân động tay, đập bát đập đĩa là chuyện bình thường. Sau mỗi lần cãi nhau, mấy ngày liên tiếp tôi không sao lấy lại được tinh thần, thấy sức tàn lực kiệt và khổ tâm, cơ thể như cái khung bị rung lắc một hồi mà vỡ bung ra, đành nằm dài buồn phiền trên giường, những lần cãi vã của chúng tôi càng lúc càng hăng.

Con trai tôi lớn lên thường hay trốn học, đi chơi điện tử suốt ngày, ở nhà không có việc gì là vào mạng chơi, thậm chí đi suốt mấy đêm mấy ngày không về nhà. Hết giờ làm, vợ tôi tới tất cả quán Internet trong huyện tìm con trai, tìm thấy con thì mắng con, tìm không thấy con thì mắng tôi, đôi khi còn ngồi khóc um lên ngay bên đường. Vì con cái mà hai vợ chồng tôi đánh nhau không biết bao nhiêu lần. Những lời nói gây tổn thương mạnh mẽ của vợ tôi để lại cho tôi vết thương lòng to lớn.

Điều khiến tôi đau lòng nhất là một lần, tôi phát hiện con trai mình ăn trộm tiền trong nhà, đánh nó một trận nhừ đòn mới biết là nó đã ăn trộm biết bao nhiêu lần rồi, ban đầu là 10 đồng sau tới hàng trăm đồng, trái tim tôi chai cứng lại, tôi ngồi bệt trên ghế sô pha, thấy buồn phiền mà rớt nước mắt: đây chẳng phải là nuôi kẻ cắp sao? Lúc đó tôi thấy cuộc sống thật vô vị, nhạt nhẽo, gánh nặng tinh thần càng ngày càng lớn, cảm thấy cuộc đời này sao lại khổ như vậy? Sống những ngày tháng vợ không ra vợ, con không ra con như thế này thì còn sống để làm gì?

Sau mỗi “trận chiến bốc lửa” với vợ, cả hai đều phẫn nộ hét lên: “Ly hôn! Nhất quyết phải ly hôn!” Nhưng lần nào cũng được bạn bè, người thân khuyên nhủ: “Con cái lớn như vậy rồi, còn ly hôn gì nữa? Lại tìm người khác ư? Không ở được lại ly hôn sao? Nhà ai mà không như vậy? Cứ kệ đi, lâu lâu là xong hết.”

Tôi bắt đầu lên kế hoạch của mình: Ngấm ngầm tích tiền, sau khi ly hôn không thể không có tiền, tích nhiều tiền rồi tôi sẽ lập tức ly hôn. Vợ tôi cũng nhìn thấu rằng tôi và vợ không đồng lòng, cô ấy cũng tự mình lo liệu: Cô ấy giấu tiền trong nhà, những thứ đáng giá trong nhà thì giữ bo bo.

Chất lượng cuộc sống của chúng tôi ngày càng xuống cấp. Thông thường hết giờ làm cả hai đều đùn đẩy nhau, không ai nấu cơm, hoặc ăn lại cơm thừa canh cặn, trong tâm thì oán hận nhưng vẫn phải tỏ ý hài lòng. Tôi chưa tới 30 tuổi mà bệnh tật đầy mình: đau đầu phiền muộn, viêm ruột, loét dạ dày… từ đầu tới chân không chỗ nào không đau nhức, tôi nặng chưa tới 50kg, sắc mặt xám ngoét, tôi uống hết thuốc Bắc lại tới thuốc Tây nhưng bệnh cũ chưa khỏi bệnh mới đã tới, luôn ở trong cảnh dở sống, dở chết. Không biết bao lần tôi cảm thấy mình như sắp đến bên bờ vực cuộc sống, nhưng khi thực sự bước tới đó tôi lại không cam tâm rời khỏi thế giới này, vẫn âm thầm hy vọng kỳ tích sẽ xuất hiện, như thể vẫn đang chờ đợi một điều gì đó.

Sư phụ xoay chính lại con đường nhân sinh của tôi

Mùa hè năm 1996, tôi vui mừng đắc được Đại Pháp. Ngày thứ hai khi xem băng video Sư phụ giảng Pháp, Sư phụ đã thanh lý cơ thể cho tôi. Đồng tu nói rằng: “Căn cơ của cậu thật tốt, Sư phụ đã quản cậu rồi, cậu nhất định phải tu luyện cho tốt.” Những ngày tháng đó, sức khỏe tôi ngày càng tốt, sắc diện hồng hào, tâm trạng cũng tốt, thật là nhẹ nhàng, hạnh phúc, dù đạp xe hay đi bộ trên đường trong lòng tôi đều không thể kìm nén nổi, chỉ muốn hét lên thật to: “Lần này mình được cứu rồi!” Thời khắc tươi đẹp nhất trong cuộc đời tôi bắt đầu từ khi đó. Hàng ngày tôi đều cảm thấy tràn trề năng lượng, nhất là lúc học Pháp, luyện công, đi bộ tôi cũng cắm tai nghe nghe Sư phụ giảng Pháp.

Sau khi tu Đại Pháp, tính khí tôi thay đổi rất nhiều, mỗi lần đọc Pháp, tôi đều có thể tìm thấy khoảng cách của bản thân mình. Nhưng vợ tôi suốt ngày trách cứ đay nghiến tôi, tôi giống như một cô con dâu lật đà lật đật lúc làm cái này lúc làm cái kia, cô ấy luôn trừng mắt hằm hằm bới lông tìm vết. Suốt một thời gian rất lâu, cứ hết giờ làm về tới cửa nhà là cô ấy lại bắt đầu diễn xướng: “Cả hai cùng phải ra ngoài làm việc mệt mỏi, anh dựa vào cái gì bắt tôi phải nấu cơm nào?” Tôi vội vàng nói: “Em nghỉ ngơi đi, anh làm.” Nhưng cơm nấu xong, cô ấy lại mắng tôi: “Xem phòng bếp anh làm bày bẩn ra kìa, anh đúng là đồ con heo!”

Sau này tôi ngộ ra rằng, không phải do tôi làm việc không tốt, mà là cái tâm này của tôi không chịu nổi bị mắng mỏ, trước khi tu luyện, tâm tranh đấu của tôi rất nặng. Tôi có cái tâm này, cô ấy mới làm ra chuyện này, ma tính đó như những ngọn núi tận trong tế bào vi quan, cô ấy đang giúp tôi rũ bỏ nó đi, đây chẳng phải chuyện tốt hay sao? Nhưng tôi nhẫn rất khổ, nhiều khi không làm được cái “nhẫn của người tu luyện” mà Đại Pháp yêu cầu. Mặc dù học Pháp không ít, nhưng tôi lại đắc Pháp rất ít, nên quan gia đình vẫn tới dồn dập không ngừng nghỉ.

Một lần, tôi mua một miếng thịt nướng mình thích ăn ở bên ngoài mang về nhà. Nhưng đến khi ăn cơm lại không thấy thịt. Tôi hỏi: “Thịt đâu?” Vợ tôi hằm hằm: “Thịt gì? Anh còn muốn ăn gì?” Tôi vừa nhìn đã thấy thịt bị đổ vào thùng rác. Tôi nói: “Đắt lắm đó, sao em lại đổ đi?” “Những người kỹ tính ai ăn thứ này? Thật nông cạn!” Tôi biết rằng, ý vợ tôi không nằm ở đây, cô ấy muốn trừng trị tôi. Tôi thầm nghĩ quan này nhất định phải vượt qua cho tốt và mỉm cười. Ma nạn tới như trời sập, vượt quan chỉ trong mấy giây này. Mấy giây đó quả thực là đau thấu xương thấu thịt, sau khi qua đi, ngoảnh đầu nhìn lại, thấy cũng chẳng đáng gì.

Trước khi tu luyện tôi thường thích ăn thứ nọ thứ kia, rất chấp trước vào khẩu vị. Vì chuyện này vợ tôi trị tôi cũng không ít lần, cô ấy nấu nướng đơn giản, thường là đồ ăn thừa bưng qua bưng lại, tôi nói: “Đây gọi là chỉ cần trong máng còn cỏ thì lừa không chết phải không?” Cô ấy nói: “Chẳng phải anh tự nói mình là người tu luyện sao?” Mỗi lần nói câu này, tôi đều nhớ tới Phật Milarepa: Ông có thể tu luyện trong một môi trường gian khổ như vậy, hầu như không ăn không uống, giới hạn của ông là không bị chết đói có thể tu hành là được. Điều này phải có lòng kiên định lớn thế nào với Pháp mới có thể làm được đây! So ra tôi còn quá hạnh phúc, dù cho cơm nguội canh lạnh quanh năm thì tôi vẫn hạnh phúc hơn ông gấp nghìn gấp vạn lần. Văn hóa tu luyện mà Phật Milarepa đã lưu lại này quả thực là khắc cốt ghi tâm, tôi lấy Phật Milarepa làm tấm gương để trừ bỏ chấp trước vào khẩu vị của mình, mỗi lần ăn cơm liền nghĩ tới một niệm: Ăn no là được.

Hồi nhỏ vì nhà nghèo nên tôi thích năm mới, năm mới náo nhiệt, lại có đồ ăn ngon, có cảm giác thỏa mãn, vui vẻ. Nhưng mỗi lần năm mới đều bị vợ làm cho tanh bành, không trì chiết một trận làm mọi người mất hứng, thì lại vì chuyện vụn vặt mà la lối một trận um sùm. Một lần bố tôi từ quê ra, tới nhà tôi ăn tết, tôi luôn thể hiện bản thân nào lau nhà, rửa bát, nhặt rau… Tôi nói với vợ rằng: “Năm nay các cụ ở nhà mình ăn tết, đừng cãi cọ nhé, hãy ăn tết một cách suôn sẻ.” Vợ tôi nói: “Năm nào chẳng phải đều do anh sinh chuyện?” Tôi đành làm trái với lòng mình mà nói: “Ừ”. Nhưng nói mãi, nói mãi, cũng không biết vì sao vợ tôi lại nổi giận, đập vỡ đồ choang choang trong nhà bếp, cuối cùng cơm tết cũng không làm, nằm ỳ trên giường xem ti vi. Bố tôi chảy nước mắt mà rằng: “Có phải là con dâu không thích bố mẹ tới đây không?” Tôi nói: “Không phải, không phải đâu ạ, tính nết cô ấy vậy mà.” Lúc đó tôi nghĩ: “Nếu không phải tu luyện, chuyện này không biết kết quả sẽ thế nào.” Trong lòng buồn bã nhưng tôi cũng biết rằng việc này là để giúp tôi bỏ đi cái tâm coi trọng năm mới, nhưng tôi vẫn không muốn buông bỏ, day dứt biết bao năm mới coi như bỏ được cái tâm này.

Vấn đề tôi thường gặp phải ở nhà là: không học Pháp, luyện công thì không có chuyện gì, hễ học Pháp luyện công, vợ tôi liền sai làm này làm nọ, làm thế nào cũng không vừa ý cô ấy, cũng đều sai, cho tới khi khiến tôi phát cáu lên thì mới thôi, cô ấy mới thu cờ thu trống lại. Tôi dâng hương cho Sư phụ, cô ấy nói hun khói cho đen nhà; tôi dập đầu trước Sư phụ cô ấy lẩm bẩm “mê tín”, vài lần còn đá vào chân sau lưng tôi; tôi dâng hoa quả cho Sư phụ, vừa mới bưng lên, cô ấy đã lấy xuống ăn: “Ai nhìn thấy Phật nào? Vẫn chẳng phải cho người ăn thôi hay sao?” Tôi kể cho cô ấy những câu chuyện luân hồi và chân tướng Đại Pháp, chưa nói được mấy lời, cô ấy đã trừng mắt lên: “Được rồi, câm ngay cái miệng anh lại, ai có thể tu thành chứ anh thì không thể tu thành!” Tôi hỏi: “Vì sao?” Cô ấy nói: “Ma tính lớn, tính cách bất ổn.” Tôi nói: “Đó là trước kia thôi.” “Bây giờ anh cũng không hơn là mấy, còn hành đức gì nữa.” Tôi ngộ ra rằng, Sư phụ thấy tôi loanh quanh tại một tầng thứ quá lâu nên đã mượn miệng cô ấy điểm hóa tôi, tôi cần nhanh chóng đề cao lên, nhanh chóng thoát ly khỏi con người.

Ma tính của con trai tôi cũng không kém vợ tôi, mới hơn 10 tuổi mà đã yêu hết cô này tới cô khác, còn giao du với những đứa trẻ lang thang ngoài xã hội, cả ngày ngồi lỳ ở quán Internet. Nửa đêm nó mới mò về, ngủ tới hơn 1 giờ chiều, ăn được miếng cơm lại tiếp tục lên mạng. Gặp tôi nó liền quay mặt đi, không thèm nói lời nào. Cả nhà có ba người nhưng rất ít khi ngồi lại cùng ăn với nhau một bữa cơm.

Một hôm đã 9 giờ tối, bên ngoài trời mưa nhỏ, con trai vẫn chưa về nhà, vợ tôi khó chịu nghiến răng chỉ trích tôi: “Anh cứ đọc sách niệm Phật đi, con trai cũng không thèm đi tìm.” Tôi nói: “Tìm được con trai thì làm được gì? Về rồi nó cũng lại vẫn đi thôi?” “Anh còn giống một người cha hay không vậy?” “Anh đã làm được gì cho con chưa? Ngoài chút việc đó của anh ra, trong nhà này anh quản việc gì?” Tôi nghĩ, đúng vậy, đây chẳng phải là sự ích kỷ sao? Tôi không thể trượt dốc, tôi cần phải đề cao lên. Tôi không tranh luận nữa, đặt sách xuống ra ngoài tìm con trai.

Ngoài trời mưa bay bay, trên đường không có lấy một bóng người, chỉ có ngọn đèn đường mù mịt lay động thứ ánh sáng yếu ớt trong mưa gió. Khi đi ngang qua đường, xung quanh tôi không thấy bóng người nên sải bước tiến về phía trước. Vừa mới bước được vài bước, đột nhiên tôi nghe thấy có âm thanh phía sau mình, tôi định quay đầu nhìn lại, còn chưa kịp quay đầu thì cảm thấy mình bị xe tông hất bổng lên trời. Thời khắc đó, trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ: “Mình bị xe tông rồi.” Ngay sau đó tôi phát chính niệm cường đại: “Không sao! Đảm bảo không có chuyện gì!” Lúc này, chân tôi đau đớn khó có thể chịu đựng được, tưởng như gãy mất chân, máu còn đang chảy. Tôi lại phát chính niệm cường đại. “Không sao! Mình nhất định không sao!” Vừa nghiến răng tôi vừa cố đứng lên, cũng không nhìn tới chân mình, tôi đi thẳng về phía chiếc xe máy cách đó hơn chục mét. Lái xe ngồi xổm trên mặt đất, hai tay ôm đầu, tôi hỏi: “Cậu làm sao vậy?” Cậu ấy nói: “Tôi đau đầu, không được rồi.” Tôi nói: “Cậu đứng lên đi, tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi không sao, cậu đi đi.” Cậu ấy lập tức đứng lên: “Đại ca, anh thực sự không sao chứ ạ?” Tôi nói: “Không sao, nếu tôi không tu Đại Pháp thì hôm nay đã nằm thẳng cẳng trên mặt đất không thể đứng lên được rồi, có đưa đi viện cũng nằm đó không ra nổi. Cậu nhất định phải nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Cậu ấy nói: “Vâng, vâng, hôm nay tôi may gặp được người tốt rồi.” Khi sắp rời đi, cậu ấy nói: “Đại ca, cho tôi dập đầu trước anh một cái.” Nói rồi liền quỳ xuống. Tôi vội vàng đỡ cậu ấy dậy: “Không cần dập đầu, hãy nói với người nhà và bạn bè thân thích của cậu nhất định phải nhớ kỹ Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” Cậu cảm kích nói: “Tôi nhớ! Tôi nhất định sẽ nhớ kỹ!” Nói xong cậu ấy liền hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!” và âm thanh dần mất hút trong đêm mưa.

Về tới nhà, tôi nhìn tới cái chân trái bị đau của mình, bị đâm cả một vệt tím bầm, quần áo rách tơi tả, cả người ướt như chuột lột. Con trai tôi đã về tới nhà, nó tức giận nói: “Ai bảo bố đi tìm con? Tự con không biết về nhà sao?” Vợ tôi vừa xem ti vi vừa trách móc rằng: “Sao lại bị xe đâm vậy? Một người sống sờ sờ ra đó, mà chẳng làm được trò trống gì cả.” Lúc đó tâm thái tôi rất hòa ái, tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra, tôi lập tức đả tọa, song thủ hợp thập, cảm tạ đại ơn cứu mạng của Sư phụ, trong tâm trào dâng lòng cảm kích vô hạn.

Giúp vợ và con trai nhận thức Đại Pháp một cách chính diện

Sau ngày 20 tháng 07, tà ác bức hại Đại Pháp, vợ tôi cảnh cáo tôi: “Muốn luyện thì luyện ở nhà! Đừng sinh chuyện cho tôi, càng không cho phép tiếp xúc với người của bọn anh.” Khi có đồng tu tới, cô ấy liền đuổi ra ngoài. Có lần, khi tôi giảng chân tướng cho người khác, cô ấy biết được, về nhà mang sách Đại Pháp và băng luyện công vứt trên sàn nhà. Lúc này tôi nổi giận bừng bừng: “Đại Pháp là tốt hay xấu, người khác không biết, cô cũng không biết sao? Muốn ly hôn, được thôi, muốn không cho tôi học Đại Pháp thì hết cách!” Lúc đó lòng tôi vững như bàn thạch, từng chữ phát ra đều khiến cô ấy khiếp sợ, cô ấy nhìn tôi, không nói nửa lời. Từ đó, cô ấy không bao giờ quản tôi nữa, khi đồng tu tới tìm tôi cô ấy cũng không đuổi ra ngoài nữa.

Cựu thế lực muốn hại người trong gia đình quả thực dễ như trở bàn tay. Nếu không có uy lực của Pháp và chính niệm chính hành thì bản thân sẽ thực sự thất bại nghiêm trọng. Khi cảm thấy khó khăn nhất, tôi đều vững tin: “Là mình thay đổi họ, không phải họ thay đổi mình, trong gia đình này mình là nhân vật chính. Tiền vợ mình có thể quản, việc vợ mình có thể lo liệu, nhưng mình là chủ gia đình, là mình dẫn dắt hoàn cảnh gia đình, kéo họ về phía mình, hơn nữa sẽ càng ngày càng tốt hơn, họ đều là vai phụ.” Tôi không thể bị cựu thế lực thao túng người nhà tôi để chèn ép tôi chẳng ra thứ gì, chỉ thành cái túi trút giận ở nhà mà không hề có chút địa vị gì. Sư phụ không bảo tôi tu như vậy, Đại Pháp không bảo tôi tu như vậy, khoan dung nhường nhịn là cảnh giới của đệ tử Đại Pháp, người tốt không phải là người dễ bị bắt nạt, đây là Thiên lý.

Mỗi khi phát chính niệm tôi đều thêm vào một niệm: Triệt để phủ định mọi an bài của cựu thế lực! Thanh trừ tất cả những vật chất bại hoại trong trường không gian của vợ và con trai ta, diệt trừ hết thảy những nhân tố tà ác thao túng họ! Sinh mệnh của họ đều tới vì Pháp, phải có một tương lai tốt đẹp. Đồng thời tôi phải giữ vững tâm tính, vượt tốt từng quan, từng nạn, tôi không thể dùng lý do này gây trở ngại cho sự đề cao của bản thân. Trong tâm tôi có Pháp, vượt quan cũng có phương hướng, học Pháp tốt đảm bảo có thể vượt quan tốt.

Tôi nhớ rõ Pháp Sư phụ đã giảng:

“Chúng ta đều phải giữ vững tâm tính, người khác có thể không đúng, bản thân chúng ta không thể không đúng. Nếu bản thân có thể giữ vững tâm tính, một thời gian sau những chuyện này đều sẽ qua đi, sẽ không dài lâu, cuối cùng, khẳng định là anh ta sẽ phát sinh biến hóa nhờ đột phá tầng thứ tu luyện của bản thân chúng ta, đảm bảo là như vậy” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ quốc) (Tạm dịch)

Tôi tin rằng, nhất định sẽ có một ngày, gia đình tôi nhất định sẽ thay đổi! Người thân của tôi, đều là ưu tú nhất, ít nhất là họ sẽ là những tinh anh của lô đắc Pháp sau khi Pháp Chính nhân gian.

Những năm đó, điều tôi lo lắng nhất chính là làm thế nào để vợ, con trai tôi nhận thức Đại Pháp một cách chính diện, không bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của tà Đảng, bởi vì tôi thấy rằng: Dù cho tôi giảng Đại Pháp tốt như thế nào, họ vẫn luôn nhắc lại những tà thuyết do tà Đảng tuyên truyền. Tôi nghĩ: Ngay cả người thân của mình tôi cũng không thể cứu độ, làm sao có thể đi cứu người khác đây? Làm thế nào để chứng thực sự vĩ đại và tốt đẹp của Pháp? Sư phụ bảo chúng ta “Tu nội mà an ngoại” (Tinh Tấn Yếu Chỉ). Tôi tin rằng, trường năng lượng chính của mình, hành vi chính của mình, biểu hiện đạo đức chính của mình có thể ảnh hưởng và dẫn động mọi thứ xung quanh. Nói cho cùng, vẫn phải minh bạch dựa trên Pháp, đề cao trong Pháp, minh bạch càng nhiều, buông bỏ càng nhiều, thay đổi của họ sẽ càng nhanh.

Nhà là tổ ấm tình cảm, mỗi một người thân như trăm ngàn sợi tơ giăng mắc cột chặt trái tim bạn. Một người thường có thể sa sẩm mặt mày, sống đi chết lại bởi ma tình; một người tu luyện chính niệm không vững cũng có thể bị tình dẫn động mà sức tàn lực kiệt, khó có thể tinh tấn. Khi là người thường, tôi rất nặng tình, sau khi tu luyện tôi cũng bị tình làm tổn thương tới mức đầy thương tích. Phải mất một khoảng thời gian rất dài, tôi vẫn nhận thức rằng: Tôi đối xử với vợ và con trai tốt như vậy, họ còn đối xử như vậy với tôi sao? Trong nhà này tôi đã phó xuất lớn như vậy, họ còn gây khó dễ, trong tâm tôi vẫn thấy bất bình.

Sư phụ giảng:

“Chư vị đến một gia đình cũng vậy, đến thế gian cũng vậy, cũng giống như ở trọ, ở trọ một đêm, ngày hôm sau thì chia tay nhau, đến đời sau ai còn quen biết ai nữa. Xung quanh chư vị chính là người chồng ân ái và những người thân khác trước đây, chư vị có nhận ra không? Họ có nhận ra chư vị không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston năm 1996(Tạm dịch)

Tôi xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần đoạn Pháp này của Sư phụ, tôi cảm thấy đây quả là “đại thiên cơ”. Tôi ngộ ra rằng: Sinh mệnh vãng hồi trong luân hồi, trên bề mặt thấy bạn quyến luyến với bạn bè người thân, vì yêu hận tình thù mà chết đi sống lại, kỳ thực, những điều này cũng là vì đền ơn mà đền ơn, vì trả nợ mà trả nợ. Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp, không đắc Phật Pháp tu xuất khỏi tam giới thì kết cục cuối cùng chỉ có một: “Tiếp tục luân hồi và chịu hủy diệt”. (Chuyển Pháp Luân)

Sự tụ hợp nhất thời tại khách sạn nhân gian chẳng qua chỉ là một nơi đòi nợ và đền ơn cho nhau. Nếu không phải là Sư phụ giảng những chân tướng này cho chúng ta, nếu không phải gặp được Đại Pháp, trong luân hồi biển khổ mênh mang này còn có bờ bên kia của tôi không? Ngộ được những điều này, trong lòng tôi lập tức thấy nhẹ nhõm, vứt bỏ cái tình cũng thật dễ dàng.

Tôi ngộ ra rằng: Buông bỏ càng nhiều chấp trước vào con trai thì thay đổi của nó càng lớn; không nhìn vào khuyết điểm, nhìn vào ưu điểm của nó trong tâm tôi lại nảy sinh thiện cảm với nó. Con trai tôi cũng là một trong số vô vàn chúng sinh, đời trước nó là ai? Đời sau nó là ai? Đời sau nữa thì sao? Đời sau tiếp nữa thì sao? Tôi cố gắng làm tròn trách nhiệm giúp nó quy chính ở một mức độ nhất định, nhưng tôi minh bạch rằng: Tôi không thể thay thế nó, cũng đừng nghĩ tới việc cải biến một chút quỹ đạo sinh mệnh của nó, những năm tháng sinh mệnh đằng đẵng đó tôi không thể nhìn thấu hết thảy, cũng không phải tôi nói là được tính. Đời này gặp gỡ chẳng qua chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, chỉ có Phật Pháp vạn năng mới có thể khiến con người thăng hoa và thay đổi, những điều khác đều là vô ích.

Sau khi nhận thức của tôi về con trai thay đổi một cách căn bản, lòng từ bi của tôi cũng lớn thêm lên, tôi biết nghĩ cho nó, gồm cả một vài chi tiết nhỏ trong cuộc sống của nó, như: giặt quần áo bẩn cho nó, trời lạnh bảo nó mặc nhiều áo… Tâm tính tôi đề cao, thay đổi của con trai lại càng rõ nét. Ví như: Khi ăn cơm điều con trai tôi thường làm là hễ nhìn thấy cháo là không vui. Lúc này vợ tôi dỗ dành: “Mẹ làm cơm cho con.” Cảm thấy điều này trái với quan niệm của mình, tôi rất phản cảm: “Từ thời tổ tiên đến nay, trẻ nhỏ phải nghe lời người lớn. Quy tắc này đảo ngược rồi sao?” Nhưng vợ tôi lại nghiêng về phía con trai: “Anh còn nói mình là người luyện công nữa, con nó khó khăn lắm mới ăn cơm ở nhà một bữa, anh đâu có quan tâm, anh thì ăn no bụng rồi.” Tôi nói: “Không thể nuông chiều cho thói đó? Ai là bố?” Con trai mới thấy cãi nhau, cơm không ăn đã bỏ đi mất. Vợ tôi mới thấy con bỏ đi liền nổi giận mắng cho tôi một trận, vứt đũa xuống đất, cơm cũng không ăn, sinh chuyện xong ai nấy bực mình bỏ đi hết.

Tôi làm sai sao? Tôi đã làm sai điều gì? Suy xét dựa trên Pháp, tôi nhận thức được rằng: Vẫn là tôi sai, Sư phụ dạy chúng ta:

“Làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng, quan niệm của tôi cần thay đổi, chẳng phải là ăn một bữa cơm thôi sao? Nhìn vấn đề tại một góc độ khác, thay đổi quan niệm về con trai mình, chúng ta không đối lập, chẳng phải sẽ hòa hợp sao?

Khi lại ăn cháo, tôi nói với con trai: “Con trai, bố sẽ đích thân rang cho con bát cơm, con đợi chút nhé.” Ban đầu con trai tôi cũng không khách khí, ra oai đợi tôi làm cho. Nhưng sau vài lần, con trai tôi đã thay đổi: “Bố, đừng làm nữa, con và bố mẹ sẽ ăn giống nhau.” Tôi cười nói: “Con chắc chứ, đừng có để con trai bố chết đói đó nhé.” Vợ tôi ở bên nói: “Ừ, như vậy mới giống một người luyện công.”

Trong nhà, tôi luôn mang đến cho họ một bầu không khí bình yên và tươi trẻ: Tôi hát những bài hát của đệ tử Đại Pháp, tôi luyện công, tôi kể những câu chuyện luân hồi và chân tướng Đại Pháp… Họ từ việc phản đối trước kia sau này dần im lặng lắng nghe, sau đó đôi khi còn chêm vào vài câu. Tôi thấy rằng, dần dần họ đã đang thay đổi. Điều quan trọng hơn là bản thân tôi, tôi đã nhận thức được tu luyện chính là tiến gần đến Thần hơn trong quá trình không ngừng buông bỏ nhân tâm, không ngừng tiến gần tới Thần hơn, đủ tiêu chuẩn rồi bạn sẽ viên mãn.

Sự thay đổi rõ ràng của con trai tôi là khi xảy ra chuyện nó cũng có thể thương lượng với tôi. Một lần nó thất tình, cứ nằm ỳ trên giường giống như một con mèo ốm, không ăn không uống, lại còn khóc nữa. Vợ tôi sốt ruột không biết làm thế nào, hỏi tôi phải làm sao đây? Tôi thấy bộ dạng đau khổ của con trai bị cái tình dày vò, liền cười nói với nó: “Con trai à, Con tốt với cô bé ấy như thế, cô bé ấy lại bỏ rơi con, điều này chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ tình là thứ không thể tin tưởng được.” Thế là tôi giảng về Pháp của Sư phụ, giảng cách làm người như thế nào? Nói chuyện này nên xử lý như thế nào mới đúng… Trong lòng nó dần nhẹ nhõm, bèn ngồi dậy ăn một chút cơm.

Phải mất một thời gian rất lâu tôi vẫn không nắm được cách giáo dục con cái, thái độ tôi cứng nhắc, nó còn cứng đầu hơn cả tôi; tôi nổi nóng, nó còn nóng giận hơn tôi. Nhưng tôi hiểu rõ rằng, dù khó nữa cũng đều có con đường cho tôi đi, chừng mực về thời gian nằm ở việc tôi cần không ngừng vứt bỏ nhân tâm và học Pháp mới có thể minh bạch nên làm thế nào. Sư phụ giảng:

“Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt. Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ bảo chúng ta giáo dục con cái phải lý trí, thế nào là lý trí? Tôi chỉ biết dùng kỷ luật với con mình, nhưng chiêu này đâu có linh nghiệm? Sau này tôi ngộ ra rằng tôi vẫn xem trọng kết quả, quá trình mới là quan trọng nhất! Trong quá trình đó cần lý trí và trí huệ, khi giáo dục con cái, đừng nên đặt mình quá cao, phải có thái độ hòa ái, đừng nhăn cái mặt như lên lớp mà hãy thương lượng một cách bình đẳng, phải xem xét vấn đề dựa trên góc độ của đối phương, thực tâm muốn tốt cho nó, như vậy lời nói ra mới có năng lượng từ bi, nó nghe mới không chán ghét, nó sẽ cảm nhận được thiện tâm mong điều tốt đẹp cho nó, hiệu quả như vậy còn tốt hơn nhiều so với việc cả ngày lớn tiếng la mắng.

Một lần, con trai tôi ra ngoài chơi hai hôm không về nhà, vợ tôi gọi điện thoại cũng không nghe, cô ấy liền tức giận trách móc tôi. Tôi nói: “Đừng nổi giận nữa, hãy xem anh đây này.” Trước khi gọi điện thoại, tôi phát ra một niệm cường đại: “Tất cả những sinh mệnh tà ác thao túng chuyện này lập tức giải thể! Nó là một sinh mệnh tốt, cần lập tức nghe điện thoại và quay về nhà, là ta dẫn động nó, chứ không phải nó ảnh hưởng đến ta.” Thế là tôi gọi điện cho con trai, nó lập tức nghe máy, tôi nói: “Con trai, đã hai hôm rồi con không về nhà, có cần bố mang cơm đến cho con không?” Con trai tôi vội nói: “Không cần, không cần ạ.” Tôi nói: “Con về nhà ngay đi, bố rất nhớ con, chúng ta cùng ăn no uống say rồi lại chơi, được không?” Nó nói: “Con chơi thêm lúc nữa.” Tôi nói: “Đừng vậy con, nếu không thì bố lái xe đến đón con vậy? Con phải nghĩ một chút tới cảm giác của bố mẹ chứ!” Nó nói: “Vâng, vâng.” Sau khi con trai về nhà, tôi nói: “Nếu như con trai của con sau này cũng dày vò con như vậy, cả ngày ở quán Internet, con cảm thấy thế nào? Đây đâu phải là con đường đi đúng đắn, đúng không?” Con trai nói: “Vâng”. Chuyện này bị một người bạn bên cạnh để mắt tới, anh ấy kinh ngạc nói: “Cậu khách sáo với con trai mình như vậy sao? Tôi cũng phải phục cậu, nếu với tính cách này của tôi, sớm đã cho nó vài cái tát rồi, còn nói được với nó những câu như vậy?” Tôi nói: “Sư phụ chúng tôi bảo chúng tôi rằng: người luyện công cần để ý đối xử tốt với mọi người, huống hồ là con của mình?”

Thực ra đối với con cái, trong tâm chúng ta đều chôn giấu rất nhiều hy vọng vào chúng, hy vọng tương lai chúng sẽ thế này thế kia… Bạn cần buông bỏ những hy vọng này, không cần kỳ vọng tương lai nó sẽ ưu tú như thế nào, có bản sự lớn như thế nào, dù cho chúng thực sự có nên công trạng thì đó cũng là tạo hóa tạo nên trong số mệnh của chúng mà không có thì có nhọc công bạn cũng cố gắng vô ích mà thôi. Đời đời kiếp kiếp của chúng từ đâu đến, sẽ đi đâu, không hề có chút quan hệ gì với bạn cả, chúng có chuyển sinh vào trong nhà bạn thì cũng chỉ là tạm mấy chục năm, nếu quả thực nó thực sự có thành tựu, thì đó cũng không phải công lao của bạn, tất cả đều do Thần an bài, bạn chẳng qua chỉ là đứng dưới gốc cây hóng chút gió mát mà thôi, chỉ cần ly biệt thì mọi thứ đều kết thúc, đời sau biết ai là ai đây?

Chúng sinh bình đẳng với nhau, con trai tôi cũng không ngoại lệ, bất kể bạn là ai thì nguyên lý của vũ trụ đối với bạn đều đồng nhất. Có một lần, tôi giáo huấn cho con trai tôi một trận,và nó không về nhà mất một ngày. Tôi gọi điện thoại hỏi: “Con trai, sao bố cứ mãi phạm sai lầm vậy nhỉ?” Con trai tưởng đã xảy ra chuyện gì, bèn nói: “Chuyện gì ạ?” Tôi nói: “Sao bố cứ hay làm con trai của bố tức giận nhỉ?” Con trai tôi cười nói: “Bố xem mấy ngày nay, mặt bố cứ ỉu sìu, còn nói bố sai rồi.” Tôi nói: “Đâu có, là bố đã sai, bố tu không tốt.” Sau khi con trai về nhà tôi nói với nó bằng tâm thái hòa ái: “Con trai à, con nghĩ hồi nãy là bố xin lỗi con qua điện thoại phải không? Sư phụ của bố giảng rằng: ‘Con không hiếu thuận với cha mẹ, [thì] sau sẽ đổi lại; nó luân chuyển qua lại như thế.’ (Chuyển Pháp Luân) Hôm nay con đối xử với bố thế nào, thì con cháu của con cũng đối xử với con như vậy. Điều này gọi là gì? Điều này gọi là Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, là thiên lý con có hiểu không?“ Con trai nhìn tôi không nói gì. Nhưng tôi nhận ra rằng lời của tôi đã có tác dụng trong lòng nó.

Những năm đó, tôi giảng chân tướng đều bị vợ ngăn cản, đặc biệt là khi trong huyện có đồng tu bị bắt giữ, cô ấy mềm nắn rắn buông: “Sống với anh, cả ngày lo lắng sợ hãi, anh có thể không giảng cho người khác được không? Nếu cảnh sát biết được, cái nhà này chẳng phải tan nát rồi sao?” Tôi nói: “Anh cũng biết là nguy hiểm, nhưng tương lai sẽ có một cuộc đại đào thải, chúng ta biết chuyện này, có thể thấy chết mà không cứu không? Lại nói tới những người bạn trong nhóm em, khi đại nạn xảy ra chẳng phải họ sẽ chết một cách không minh bạch sao? Chẳng phải đáng tiếc sao? ” Chỉ khi giảng chân tướng cho họ thì họ mới được cứu.” Vợ tôi thấy không ngăn được bèn nói: “Vậy lần sau giảng chân tướng em giúp anh, xem ai dám bắt?” Từ đó hễ trong tay tôi có tài liệu chân tướng, cô ấy sẽ âm thầm ra ngoài phát giúp tôi; hễ trong tay tôi có tiền ghi thông điệp chân tướng cô ấy tiêu giúp tôi; khi tôi giảng chân tướng cô ấy đứng bên đỡ lời: “Thoái đi, mau thoái đi, Đảng Cộng sản có gì tốt chứ…”

Sư phụ giảng:

“Hãy nhìn nhiều hơn vào chỗ tốt của người ta, nhìn ít hơn vào chỗ không tốt của người ta. (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 – Phần hỏi và trả lời vào buổi chiều)

Những năm qua tôi cố gắng chỉ nhìn vào điểm tốt của vợ và con trai, không tranh cãi cái lý của người thường, trong nhà cũng chỉ có chút việc đó, cả đời cũng chỉ có những chủ đề đó, có gì đáng nói đâu? Khi nói chuyện với họ tôi không gây tổn thương họ, không bới móc khuyết điểm, không để những vật chất xấu vào trường không gian của họ. Khi chính niệm đầy đủ, quả thực có thể thay đổi môi trường xung quanh, thậm chí khi bạn mỉm cười, xung quanh đều là ánh nắng rạng rỡ, khi bạn ủ dột, xung quanh đều là mây đen giăng kín. Trường của bản thân chính thì tất cả sẽ dần dần thay đổi, sự tồn tại của chúng ta chính là hy vọng đắc cứu của chúng sinh.

Có khoảng thời gian, khi tôi nấu cơm, tôi hay thích hát bài “Nhân sinh vi hà” trong Thần Vận, hát tới mức trong tâm trào lên bầu nhiệt huyết, mắt ngấn lệ:

“Nhân sinh bách niên vi thuỳ mang Danh lợi thân tình quải đoạn trường
Khúc chung hý tán thuỳ thị ngã
Thương thiên vô ngữ lưỡng mê mang
Đại Pháp hồng truyền tại thân bàng
Liễu giải chân tướng chỉ mê hàng
Hoán tỉnh chúng sinh minh thiện ác
Trảo hồi tự ngã hồi thiên đường.”

(Nhân sinh vi hà, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

Đời người là vì sao

Trăm năm đời người vì ai mà bận rộn
Danh lợi thân tình vướng vào làm khổ tâm
Khúc nhạc kết, vở kịch xong thì ai là tôi nhỉ
Trời cao không nói chi, chúng ta đều mê mang
Đại Pháp hồng truyền ngay bên thân
Liễu giải chân tướng sẽ chỉ ra đường lối
Đánh thức chúng sinh minh tỏ thiện ác
Tìm về ‘tự ngã’, quay về thiên đường.”

Vợ tôi nói: “Lời bài hát thực là hay, anh chép lại cho em, em cũng hát.” Thế là tôi chép ra dán lên tường nhà bếp, cô ấy học thuộc hết lượt này tới lượt khác. Có lần tôi và vợ đi chợ mua rau, cô ấy nói với một người phụ nữ mua rau: “Tôi đọc cho chị lời một bài hát nhé” “Trăm năm đời người vì ai mà bận rộn, Danh lợi thân tình vướng vào làm khổ tâm, Khúc nhạc kết, vở kịch xong thì ai là tôi nhỉ, Trời cao không nói chi, chúng ta đều mê mang,” (Nhân sinh vi hà, Hồng Ngâm III). Người phụ nữ rất kinh ngạc nói: “Chị hai chị biết làm thơ à?” Tôi nói: “Đây là lời bài hát của Pháp Luân Đại Pháp, có hay không?” Người phụ nữ nói: “Hay, hay.” “Vậy thì cô hãy nhớ kỹ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.” Người phụ nữ nói: “Nhớ rồi, nhớ rồi.” Vợ tôi đọc tiếp: “Đại Pháp hồng truyền tại thân bàng, Liễu giải chân tướng chỉ mê hàng, Hoán tỉnh chúng sinh minh thiện ác, Trảo hồi tự ngã hồi thiên đường.”

Người phụ nữ nói: “Nhìn hai vợ chồng chị kìa, thật hạnh phúc.” Chúng tôi cùng giúp cô ấy tam thoái, đi mua rau và vui vẻ trở về nhà.

Mỗi lần đi công tác vợ tôi đều cung kính dâng lên Sư phụ một nén hương. Tôi hỏi: “Nói gì đây?” Cô ấy nói: “Cầu xin Sư phụ Lý che chở cho con ra ngoài thuận lợi, bảo hộ cho gia đình chúng ta phát tài.” Tôi nói: “Phật không quản chuyện phát tài.” Cô ấy nói: “Anh nói lung tung, điều gì Phật cũng đều quản. Lại còn anh nữa, trước khi tu luyện ai quản nổi, giờ thì tốt rồi, chỉ có Sư phụ Lý giữ được anh.” Tôi nói: “Em xem anh có tu thành được không?” Cô ấy nói: “Được! Khẳng định sẽ tu thành!” Vừa dứt lời, lại thấy tâm trạng cô ấy trùng xuống: “Anh nói anh tu thành rồi, vậy em thì làm thế nào?” Tôi nói: “Cũng tu luyện thôi, con người tới thế gian, chính là để tu luyện, đây là thiên cơ, chỉ có con người không biết, ngoài tu luyện ra không còn con đường nào khác. Cả ngày tranh chấp chút thứ đó của con người, không biết khi nào vô thường lại tới.” Cô ấy nói: “Em không bắt chéo chân được.” Tôi nói: “Đó chỉ là chuyện nhỏ, học Pháp tu tâm mới là điều căn bản.”

Tôi nói với con trai: “Con phải nói với tất cả bạn bè của con câu này: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!”, chỉ cần các bạn tin theo thì con đã cứu được các bạn ấy. Con trai tôi nói: “Vâng, vâng.” Tôi nói: “Nếu giảng chân tướng mà vẫn không minh bạch thì con dẫn về nhà, bố nói cho các bạn ấy.” Có lần tôi gọi điện gọi con trai về nhà, nó nói: “Con chưa về đâu.” Tôi hỏi: “Con đang làm gì đó.” Con trai nói: “Con đang ở với các bạn, với nói các bạn ấy cái gì cái gì tốt, cái gì cái gì tốt (Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân Thiện – Nhẫn – Hảo!)” Nghe thấy lời này, tôi nghĩ dù nó giảng thế nào thì tại không gian khác cũng sẽ hồn kinh phách lạc.

Có lần, con trai tôi hoảng hốt chạy về nhà: “Bố ơi, nhanh giấu sách đi, có một người bạn của con nói: [Cảnh sát] lại bắt bớ mấy người các bạn rồi, mấy ngày này bạn đừng giảng nữa.” Tôi nói: “Chúng ta có thể thấy chết không cứu sao?” Con trai tôi nói: “Con thấy bố giảng cũng không ít đâu, tạm dừng thôi.” Tôi nói: “Đây là sứ mệnh, con trai ạ, con không hiểu đâu, là sứ mệnh đó.”

Lúc đó tôi nghĩ: Nếu không phải là Sư phụ, không phải là tu Đại Pháp, đứa con trai này của tôi có còn là con trai không? Cái nhà này của tôi có còn là nhà nữa không? Ngay cả bản thân tôi sống dở chết dở thế này e rằng cũng không biết sẽ đi tới đâu.

Lời kết

Cùng là một gia đình, trước và sau khi tu Đại Pháp lại khác nhau một trời một vực. Có thể bước ra khỏi ma nạn trong gia đình không phải do chút bản sự của tôi, mà là kết quả sự từ bi khổ độ của Sư phụ, thậm chí Sư phụ còn đẩy tôi tiến về phía trước, từng bước từng bước đều thấm đẫm tâm huyết của Sư phụ; từng chút đề cao của tôi đều ẩn chứa sự phó xuất to lớn của Sư phụ; từng chút nhận thức và đề cao, đều là kết quả từ bi khổ độ của Sư phụ. Không có Sư phụ sẽ không có mọi thứ của tôi, càng không thể có tôi ngày hôm nay. Viết tới đây, tôi quả thực cảm thấy xót xa chỉ trực rơi lệ, sự từ bi của Sư phụ tôi không cách nào dùng lời mà có thể biểu đạt được. Chính Pháp kết thúc chỉ trong giây lát, tôi nhất định sẽ tinh tấn, càng thêm tinh tấn hơn nữa, nhất định phải đạt được tiêu chuẩn của Đại Pháp, theo Sư phụ về nhà.

Cảm tạ Sư tôn! Cảm ơn đồng tu!

(Giao lưu tâm đắc thể hội của Đệ tử Đại Pháp Đại Lục lần thứ 11 trên Minh Huệ Net)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/12/299779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/14/146847.html

Đăng ngày 25-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share