Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 07-08-2014] Gia đình cô La Hi Trân được thông báo rằng có một quy định nôi bộ là các học viên Pháp Luân Công không được phép thuê luật sư riêng. Khi gia đình cô La yêu cầu quan tòa cho xem quy định này, họ chỉ nhận được những câu trả lời vòng vo.

Cô La bị bắt vào ngày 26 tháng 06 năm 2014 vì phân phát DVD Thần Vận. Hồ sơ vụ án của cô được gửi lên tòa án địa phương vào ngày 21 tháng 07 năm 2014.

Gia đình cô La bị gây khó dễ

Gia đình cô La đã cố liên lạc với thẩm phán Trâu Hỉ Sơn thuộc tòa án quận Đông Xương trong nhiều ngày. Họ hỏi ông Trâu qua điện thoại rằng khi nào luật sư có thể xem hồ sơ. Ông Trâu trả lời: “Bất kỳ lúc nào, chỉ cần luật sư đem giấy phép hành nghề và chứng minh thư đến.” Nhưng khi gia đình cô La gọi lại cho ông Trâu vào ngày 28 tháng 07 để xác nhận ngày và thời gian, ông ấy nói rằng ông ấy cần xin chỉ đạo từ cấp trên.

Ngày hôm sau, ông Trâu thông báo với gia đình cô La rằng họ không được tự phép thuê luật sư mà chỉ có thể dùng luật sư do tòa chỉ định. Gia đình của cô La đã phản đối điều này.

Ông Trâu bảo với gia đình rằng: “Các người phải báo cáo với chúng tôi nếu muốn thuê luật sư riêng. Chúng tôi cần phải được sự cho phép từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật.”

Gia đình cô La đã đi đến Tòa án quận Đông Xương vào ngày 30 tháng 07 để tìm gặp ông Triệu Nham, chánh án tòa án hình sự, và yêu cầu một bản sao của quy định này. Ông Triệu nói: “Đây là nội quy được ban hành bởi Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Nó nói rằng, trong các vụ án Pháp Luân Công, luật sư phải do tòa chỉ định. Đây là thông báo miệng, vì vậy chúng tôi không có bản sao của nó. Các người không được tự phép thuê luật sư.”

Sáng ngày 04 tháng 08, gia đình của cô La lại đi đến Tòa án Đông Xương để nói chuyện với phó giám đốc tòa án Diêu Quế Anh. Bà Diêu nói qua điện thoại rằng bà sẽ tham khảo ý kiến cấp trên. Nhưng khi gia đình của cô La gọi lại cho bà ấy thì lại nhận được câu trả lời giống như của ông Triệu.

Sau đó, gia đình cô La gọi điện cho văn phòng khiếu nại và văn phòng thanh tra và giám sát nhưng không ai trả lời. Họ lại gọi cho bà Diêu và nói với bà: “Chúng tôi có quyền thuê luật sư. Quy định của các người là vô lý.” Họ cũng yêu cầu bà Diêu đưa ra bản sao của quy định. Bà Diêu lại nói rằng bà sẽ hỏi cấp trên.

Vào buổi chiều ngày 04 tháng 08, gia đình của cô La đi đến tòa án. Người ở văn phòng thỉnh nguyện nói với họ rằng bà Diêu là người có tiếng nói cuối cùng trong vấn đề này, vì vậy gia đình của cô La đã gọi lại cho bà Diêu. Bà Diêu khăng khăng rằng điều mà bà nói trước đó vẫn giữ nguyên. Gia đình của cô La lại gọi lại cho bà, và bà Diêu vẫn lặp lại giống như vậy và rồi gác máy. Sau đó, bà Diêu không trả lời điện thoại của họ nữa.

Các bên chịu trách nhiệm bức hại cô La Hi Trân:

Lưu Đông Hải (刘东海), giám đốc tòa án quận Đông Xương: 86-435-3947299 +, + 86-13704353350 (di động)

Diêu Quế Anh (姚桂英), phó giám đốc tòa án quận Đông Xương: + 86-435-3947298, 86 -13844587677 (di động)

Triệu Nham (赵岩), quan tòa của tòa án hình sự tại tòa án quận Đông Xương: 86-435-3947289 +, + 86-15844587666 (di động)

Trâu Hỉ Sơn (邹 喜 山), thư ký vụ án tại tòa án quận Đông Xương : + 86-435-3947285, + 86-13069276789 (di động)

Thôi Nhạc Cầm (崔岳琴), người chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra và giám sát: + 86-435-3947216, + 86-13804458466 (di động)

Dương Bình (杨 萍), nhân viên tại văn phòng khiếu nại tòa án Đông Xương: + 86-435-3947294, + 86-13324358895 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/7/295714.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/21/2616.html

Đăng ngày 01-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share