Bài viết của Lý Ngọc Thư

[MINH HUỆ 23-08-2014] Tôi tên là Lý Ngọc Thư. Tôi là một học viên Pháp Luân Công 65 tuổi từ Đại Hưng An Lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang. Sau 15 năm bị bức hại dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi từ một người khỏe mạnh đã bị biến thành một người già yếu mang nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tôi bị liệt nửa thân bên trái, toàn bộ cơ thể sưng phù và cảm thấy tê bì. Phần lớn da tôi đã bị bong tróc do những ngược đãi mà tôi phải chịu đựng, ngón cái chân trái của tôi bị phủ bởi những vết thâm đen. Người thân và bạn bè tôi tin rằng tôi bị tiêm các thuốc độc hại trong đợt bức thực cuối vào ngày mà tôi được trả tự do.

ĐCSTQ cũng bức hại người nhà tôi. Chồng và một người anh trai tôi đã qua đời do liên tục bị đe dọa, tống tiền, và lo lắng quá mức.

Bà Lý Ngọc Thư và chồng của bà, ông Hầu Điển Ngạn

fa0aed9cceba267b4664eb5a3e3bdb5c.jpg

Bà Lý Ngọc Thư sau khi bị bức hại: Miệng và vai của bà lệch sang một bên và nước dãi tự chảy ra ngoài

01b31b0d6f5cedb15cc83979e5060a86.jpg

Ngón cái bên chân trái của bà có vết thâm đen

Ngụy tạo vật chứng

Tôi bị kết án 12 năm tù vào năm 2002, kể từ đó, gia đình tôi phải chịu những đe dọa hàng ngày. Họ đã phải chịu đựng đau khổ và áp lực về tinh thần rất lớn, đặc biệt là anh trai Lý Thụ Nham (một quan chức cấp thấp trong Cục Lâm nghiệp Trung ương tỉnh Hắc Long Giang.)

Năm 2004, tôi đã tuyệt thực để phản đối sự bức hại tàn bạo tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang (Còn gọi là Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân). Vì kháng nghị mà tôi bị đối xử tàn ác khiến sức khỏe của tôi ngày càng xấu đi.

Để trốn tránh trách nhiệm, nhà tù đã ngụy tạo các tài liệu chống lại tôi. Tiểu Lâm, trưởng Phòng 610, đã tự quay lén các hình ảnh giả mạo về trưởng Khu số 5 trò chuyện với tôi trong khi một tù nhân đút cho tôi ăn. Họ cũng ngụy tạo hồ sơ, lừa các thân nhân của tôi ký chúng để hợp thức hóa việc bức hại.

Anh trai qua đời

Vào tháng 03 năm 2005, nhà tù thông báo cho anh trai tôi rằng tôi sắp chết và yêu cầu anh ấy đến nhà tù ngay lập tức. Khi nghe tin, anh tôi đã rất lo lắng. Con trai anh ấy theo anh cùng đến nhà tù, và khi họ đến, các cai ngục đã đe dọa họ: “Anh phải bảo Lý Ngọc Thư ăn gì đi.” Họ nói: “Hoặc nếu không anh phải ký xác nhận rằng cái chết của bà ấy không liên quan gì đến chúng tôi.”

Trong 40 ngày bị biệt giam, tôi đã bị bức hại rất tàn bạo. Tôi trở nên vô cùng tiều tụy và khi anh trai nhìn thấy tôi, anh ấy đã không thể cầm được nước mắt. Cai ngục sau đó đã cố gắng bắt anh ký vào một văn bản khác bắt anh thừa nhận rằng tôi không hề bị ngược đãi.

Nhà tù vẫn tiếp tục bức hại các thân nhân của tôi về tài chính, thể chất, và tinh thần. Họ thường đến tống tiền anh trai tôi, lừa gạt rằng số tiền đó là để chi trả cho tiền thuốc của tôi. Họ cũng không cho phép anh ấy đến thăm tôi. Tất cả điều này đã khiến sức khỏe của anh ấy bị suy nhược và qua đời vào cuối năm 2005, người thân của tôi không cho tôi biết về cái chết của anh ấy cho đến khi tôi được thả ra và trở về nhà.

Đơn khiếu nại của chồng bị phớt lờ

Sau khi anh trai tôi từ chối ký các văn bản của họ, nhà tù đã chuyển sang sách nhiễu chồng tôi. Họ đã sử dụng các thủ đoạn tương tự để bắt chồng tôi đến nhà tù bằng cách nói rằng tôi sắp chết. Khi nghe tin, chồng tôi đã vội vã đến nhà tù.

Ông không thể hiểu tại sao tôi lại bị đối xử tàn nhẫn như vậy. Tôi nói với ông ấy hành xử theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công mới là điều quan trọng nhất và bất cứ ai đối xử với những người theo nguyên lý này một cách tàn ác như vậy chỉ có thể là tà ác. Chồng tôi hiểu, vì vậy ông đã từ chối ký vào các văn bản.

Sau khi trở về nhà, ông đã kháng cáo lên Viện kiểm soát địa phương về bản án phi pháp đối với tôi. Ông đã đi khắp nơi để nghe ngóng thông tin về đơn kháng cáo của mình, nhưng ông đã không nhận được câu trả lời qua nhiều năm. Chồng tôi đã rất thất vọng, và khi ông đến thăm tôi vào năm 2005, ngay khi ông bắt đầu kể cho tôi nghe về việc khiếu nại, một lính canh đã cắt ngang và lôi tôi đi.

Năm 2006, tôi gặp chồng mình một lần nữa. Vào thời điểm đó, tóc ông ấy ngả màu xám và hàm răng đã rụng hết. Ông nói với tôi: “Tất cả là vì tôi cảm thấy vô cùng lo lắng cho bà.”

Gia đình không được vào thăm

Chồng tôi đã đi một quãng đường dài từ Sơn Đông đến thăm tôi mỗi năm, nhưng nhiều lần, nhà tù từ chối cho ông vào thăm tôi với đủ loại lý do. Mặc dù bị xua đuổi, nhưng ông vẫn thử hết lần này đến lần khác.

Gia đình không biết bất cứ điều gì về tôi, họ lo lắng rằng tôi có thể đã chết. Họ viết thư cho tôi nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ lá thư nào của họ. Đương nhiên, họ cũng chưa bao giờ nghe được bất cứ điều gì về tôi.

Một lần, tôi nghe nói có một lá thư từ người nhà gửi cho mình, tôi đã đến hỏi đội trưởng Triệu Tiểu Phàn. Ông ấy nói: “Đúng, có một lá thư cho bà. Nhưng không có gì trong phong bì cả.”

Vì không biết bất cứ thông tin gì về tôi, chồng tôi đã ngã bệnh vì quá lo nghĩ.

Một ngày vào năm 2013, người đứng đầu nhà tù nói với tôi rằng anh ta có thể sắp xếp cho gia đình đến thăm tôi, vì vậy tôi nói cho anh ta biết số điện thoại của cháu gái mình. Cháu đã đến và tôi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, khi các lính canh thấy đầu tôi đầy vết thương và vết bầm tím do bị đánh đập, họ tìm cớ và đuổi cháu gái tôi về. Chồng tôi đã lo lắng chờ đợi tin tức về tôi, nhưng một lần nữa ông lại thất vọng.

Các vết sẹo trên mặt tôi cần một thời gian dài để lành lại. Cuối cùng khi chúng đã lành, tôi yêu cầu họ báo cho gia đình tôi tới thăm, nhưng lúc đó chồng tôi đã quá ốm yếu để có thể đi. Chị dâu tôi gần 80 tuổi đã đi cùng với cháu gái tôi, nhưng các lính canh một lần nữa gây khó dễ cho họ bằng cách yêu cầu chứng minh thư và thư xác nhận rằng họ không phải là các học viên Pháp Luân Công.

Cháu tôi đã nói lý lẽ với họ: “Các anh bảo chúng tôi đến và các anh chưa bao giờ đề cập đến bất kỳ thư xác nhận nào. Chúng tôi đã đi một quãng đường dài để đến đây, vì vậy xin hãy cho chúng tôi gặp bà để chúng tôi biết rằng bà vẫn còn ở đây. Những người còn lại trong gia đình vẫn đang chờ đợi tin tức.” Tuy nhiên, các lính canh vẫn không đồng ý cho vào thăm, và một lẫn nữa, các thân nhân của tôi phải đi một chặng đường dài vô nghĩa.

Chồng qua đời

Suốt khoảng thời gian đó, chồng tôi chờ đợi tin tức về tôi mà rất lo lắng, nhưng lính canh đã không cho chúng tôi một cơ hội được gặp nhau trước khi ông qua đời. Ông ấy đã qua đời vài ngày sau khi chị dâu và cháu gái tôi cố gắng đến thăm. Khi đó, ông 63 tuổi.

12 năm bức hại tàn ác, tôi đã may mắn sống sót mà ra. Nhiều học viên Pháp Luân Công khác và thân nhân của họ đã không vượt qua được.

Hiện vẫn còn rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại các trại tạm giam, trung tâm tẩy não và nhà tù đang phải chịu đựng những điều tàn bạo nhất của cuộc bức hại. Thế giới không thể cho phép việc đối xử như vậy với những người tốt được tiếp tục thêm nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/23/296328.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/23/3399.html
Đăng ngày 30-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share