Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-08-2014] Trong khoảng từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2014, 7 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ phi pháp. Đội An ninh Mạng, một đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát địa phương đã giám sát và lần theo họ.

Từ tháng 09 năm 2013, ít nhất 14 học viên đã bị Đội An ninh Mạng bắt giữ. 6 học viên hiện đã bị kết án và 3 học viên khác vẫn đang phải đối mặt với các phiên xét xử.

Đội An ninh Mạng thuộc Sở cảnh sát thành phố Đan Đông

Đội An ninh Mạng thuộc Sở cảnh sát thành phố Đan Đông nằm dưới sự kiểm soát của Cục An Công an tỉnh Liêu Ninh và Sở cảnh sát thành phố Đan Đông. Bộ phận bao gồm các đội có chuyên môn về: điều tra phá án, tình báo và trinh sát, theo dõi, phân tích dữ liệu và quản lý giám sát, mỗi đội chịu trách nhiệm tại các khu vực khác nhau.

Đội An ninh Mạng thiết lập các hệ thống mạng rộng khắp để theo dõi lưu lượng Internet, nhận diện và lọc các nội dung mang từ khóa Pháp Luân Công. Hệ thống của họ cũng có nhiệm vụ phong tỏa truy nhập đối với các trang web liên quan tới Pháp Luân Công như Minh Huệ, đồng thời quảng bá những tuyên truyền phỉ báng của Đảng đối với môn tập.

Để hoàn thành việc này, họ cũng cài đặt các thiết bị trong các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ mạng, các hãng điện thoại và những nơi như quán cà phê để giám sát và lần theo bất cứ thông tin nào về Pháp Luân Công hay các địa chỉ IP tương ứng.

Cảnh sát làm việc trong các bộ phận này thường được gọi là “cảnh sát mạng”. Họ giám sát các học viên Pháp Luân Công trên các blog, phòng chat, mạng QQ và các trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Họ lần theo tin nhắn, thư điện tử và các hoạt động trực tuyến khác của học viên để tìm “bằng chứng” bức hại họ.

Đội An ninh Mạng phối hợp với Đội An ninh Nội địa đóng vai trò tích cực trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở thành phố Đan Đông. Họ theo dõi, xác định vị trí, thu thập các “bằng chứng” cho cảnh sát bắt giữ và thẩm vấn các học viên.

Các thành viên chủ chốt của Đội An ninh Mạng bao gồm đội trưởng Đỗ Cường, chính ủy Trịnh Hạo, phó đội trưởng Dương Hồng Nguyệt và 3 cảnh sát: Cảnh Húc, Hoàng Việt Bảo và Lý Cường. Đội trưởng Đỗ Cường đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận vào tháng 09 năm 2012. Kể từ đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở khu vực Đan Đông trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

bfe22fc6e3dba3c7ab1982d0dd90dc15.jpg

Đội trưởng Đội An ninh Mạng Đỗ Cường

Dưới đây là một số ví dụ về trường hợp bức hại tại khu vực Đan Đông mà Đội An ninh Mạng phải chịu trách nhiệm:

Bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù vì gửi thư điện tử mang nội dung liên quan đến Pháp Luân Công

Anh Hàn Xuân Long và anh Trần Tân Dã là các học viên tại thành phố Thẩm Dương. Họ bị bắt khi đang đi công tác ở thành phố Đan Đông vào tháng 12 năm 2012. Sáu cảnh sát, bao gồm Đỗ Quốc Quân thuộc Đội An ninh Nội địa, đã đột nhập vào phòng và bắt giữ họ tại khách sạn. Họ được thông báo rằng cảnh sát mạng đã phát hiện ra họ gửi thư điện tử có nội dung liên quan tới Pháp Luân Công.

49b9a71d9d99fae6defc4e7e4b205ead.jpg

Anh Hàn Xuân Long trước và sau khi bị bức hại

Anh Hàn và anh Trần bị đưa tới Đồn cảnh sát Tứ Đạo Kiều để thẩm vấn. Cả hai người đều từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào, vì vậy họ đã bị tra tấn tàn bạo. Anh Hàn bị bức thực và tra tấn trên “giường chết” trong 24 giờ. Kết quả là chân anh bị sưng lên khiến anh không thể đi lại được. Anh không thể nghe được bằng tai trái và bị chẩn đoán suy thận, ứ nước tiểu, rách lỗ niệu đạo.

0338c21c6131497882a39cab1b7a53ca.jpg

 Minh họa phương thức tra tấn: Giường chết

Ngày 28 tháng 05 năm 2013, Tòa án quận Chấn Hưng tại thành phố Đan Đông đã xét xử anh Hàn và anh Trần mặc dù anh Hàn vẫn rất yếu. Khi đến nơi xét xử, anh được đưa ra khỏi xe cảnh sát bằng một chiếc xe lăn. Anh trông rất xanh xao và hốc hác.

Anh Hàn và anh Trần nói trong lời khai của mình rằng việc sử dụng Internet để gửi thư điện tử là quyền hợp pháp và họ không vi phạm bất cứ điều luật nào. Họ chỉ ra rằng việc chính quyền tước đoạt quyền lợi hợp pháp của họ là bất hợp pháp.

Dù vậy, tòa án vẫn kết án họ 4 năm tù vào ngày 31 tháng 05 năm 2013.

Bài viết liên quan: Anh Hàn Xuân Long và anh Trần Xuân Dã bị các cơ quan cảnh sát và tư pháp ngược đãi nghiêm trọng

Giáo viên trường trung học bị kết án 3 năm tù vì gửi thư điện tử đính kèm sách Chuyển Pháp Luân

Anh Phạm Hiểu Linh là giáo viên Trường trung học số 01 Phượng Thành. Anh đã sử dụng phần mềm vượt tường lửa để truy cập vào trang web Minh Huệ. Anh tải xuống sách điện tử “Chuyển Pháp Luân” và chia sẻ với ba người bạn của mình thông qua thư điện tử. Mặc dù anh đã có thể giữ an toàn khi dùng phần mềm vượt tường lửa để truy cập vào Minh Huệ, tuy nhiên anh đã không thể bảo mật được kết nối Internet khi gửi thư điện tử, vì vậy Đội An ninh Mạng đã lần ra anh.

Anh Phạm đã bị Đội cảnh sát mạng Đan Đông và Phòng cảnh sát Phượng Thành bắt giữ tại lớp học của mình vào tháng 10 năm 2012. Ngày 08 tháng 11 năm 2013, anh bị Tòa án Phượng Thành kết án 3 năm tù.

Bài viết liên quan: Giáo viên trung học Phạm Hiểu Linh bị kết án tù phi pháp

Bị kết án 3 năm tù vì truy cập trang web Minh Huệ

Học viên Tôn Quế Thanh bị bắt tại nhà vì truy cập vào trang web Minh Huệ. Một vài cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ cô. Theo một số nguồn tin thì cảnh sát mạng Đan Đông đã theo dõi và lần theo cô một vài lần khi cô lên mạng.

Cô Tôn bị kết án 3 năm tù vào tháng 04 năm 2013.

Bài viết liên quan: Cô Tôn Quế Thanh bị cáo buộc phi pháp

Bị kết án 03 năm tù vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng QQ

Học viên Chúc Duyên Ba bị kết án vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng QQ. Hơn 10 cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ cô vào ngày 24 tháng 12 năm 2013.

Ngày 22 tháng 04 năm 2014, cô bị xét xử tại Tòa án Đông Cảng. Luật sư kháng nghị cô vô tội và biện hộ rằng các bài đăng của cô Chúc hoàn toàn phù hợp với quyền tự do ngôn luận, phán quyết đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng được quy định trong hiến pháp của cô Chúc.

Bài viết liên quan: Học viên tại tỉnh Liêu Ninh bị bí mật kết án 03 năm tù

Phòng An ninh Mạng Đan Đông bắt giữ 7 học viên vào năm 2014

Anh Lưu Bân bị bắt giữ tại nơi làm việc vào ngày 19 tháng 05 năm 2014. Anh được cho biết cảnh sát mạng đã phát hiện ra anh chia sẻ các thông tin về Pháp Luân Công qua thư điện tử. Con gái của anh, cô Lưu Dương, cũng bị bắt vì đã giúp cha mình lập tài khoản email. Cô Lưu đã được bảo lãnh tại ngoại 10 ngày sau đó. Anh Lưu hiện đang phải đối mặt trước phiên xét xử của Tòa án quận Nguyên Bảo.

Anh Kim Bưu và anh Lữ Tuấn bị cảnh sát mạng và các cảnh sát từ Phòng cảnh sát Phượng Thành bắt giữ vào ngày 02 tháng 07 năm 2014. Cảnh sát đã lục soát nhà họ và lấy đi máy tính, máy in, điện thoại di động và các sách của Pháp Luân Công. Hai học viên đang phải đối mặt với những cáo buộc từ Viện kiểm sát Phượng Thành.

Cô Đơn Ngọc Hoa bị bắt vào đầu tháng 07 năm 2014 khi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên mạng. Cô đã bị cảnh sát mạng Đan Đông giám sát và theo dõi.

Hai học viên tại Đông Cảng bị các cảnh sát nhận lệnh từ Đội An ninh Mạng Đan Đông bắt giữ vào ngày 31 tháng 07 năm 2014. Họ đã được thả cùng ngày.

Phần kết

Kiểm duyệt Internet được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc kể từ khi Đảng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. ĐCSTQ đã phong tỏa truy cập vào trang web Minh Huệ và sử dụng mọi phương thức để giám sát, lần theo các học viên, cả lúc họ trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Để đột phá tường lửa phong tỏa Internet của Trung Quốc, các phần mềm như FreeGate đã được phát triển để giúp hàng triệu cư dân mạng tại Trung Quốc có thể đột phá phong tỏa, tự do truy cập vào các trang thông tin trực tuyến. FreeGate và các phần mềm tương tự được các học viên Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc phát triển.

Tập đoàn Dynamic Internet Technology có trụ sở đặt tại Mỹ, đã thống kê có 690 triệu lượt người truy cập tới cổng dịch vụ tra cứu Internet. Trang web Minh Huệ cho biết, năm 2009, 200 nghìn điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công đã được thiết lập ở Trung Quốc đại lục.

Rõ ràng rằng bất chấp tường lửa của Trung Quốc, các học viên vẫn có thể đột phá phong tỏa Internet, truy cập trang web Minh Huệ để lấy thông tin về cuộc đàn áp và chuẩn bị các tài liệu chân tướng của họ. Với 200 nghìn điểm sản xuất tài liệu, số cư dân mạng tại Trung Quốc mà các học viên có thể mang chân tướng về cuộc bức hại đến là rất lớn.

Mặc dù chính quyền cộng sản đã đầu tư tới 10 tỷ đô la Mỹ, nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn có thể đột phá thành công phong tỏa Internet của ĐCSTQ để gửi đến Trung Quốc những thông điệp tự do và hòa bình. Những câu chuyện ở trên trong bài viết này chỉ ra số phận của những người không sử dụng phần mềm như Freegate và Ultrasurf để bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trực tuyến.

Bài viết liên quan: Đột phá phong tỏa Internet của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Những người liên quan: Đỗ Cường (杜强), trưởng Đội An ninh Mạng Đan Đông: +86-13941580111, +86-415-2103300 (Văn phòng), +86-415-2169988 (H) Trịnh Hạo (郑浩), chính ủy: +86-13841539166, +86-415-2103254 (Văn phòng), +86-415-2170900 (Nhà riêng) (Thông tin liên lạc của những người liên quan khác được cung cấp trong bản tiếng Hán)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/18/296128.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/17/3289.html

Đăng ngày 24-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share