Bài viết của Iris Cooper

[MINH HUỆ 14-08-2014]

Sau khi trại lao động cưỡng bức Nội Mông bị đóng cửa vào năm ngoái, ông Tô Thanh Hà, một cựu quân nhân bị giam giữ tại đó vì niềm tin vào Pháp Luân Công, đã không được thả như người ta mong đợi. Thay vào đó, ông đã bị chuyển tới Trung tâm tẩy não Hạc Cương ở tỉnh Hắc Long Giang và tiếp tục bị bức hại thêm ở đó.

Trung tâm tẩy não là một nhà tù ngầm, một cơ sở giam giữ ngoài vòng pháp luật, nơi tra tấn và ép các học viên từ bỏ niềm tin của họ.

Cũng như ông Tô, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị chuyển tới các trung tâm tẩy não hoặc trại cải tạo khi các trại lao động cưỡng bức đóng cửa vào năm ngoái.

Tổ chức Ân xá quốc tế quan ngại rằng việc bãi bỏ các trại lao động chỉ là “thay đổi cái vỏ bên ngoài”, “việc lạm dụng và tra tấn vẫn tiếp tục diễn ra dưới hình thức khác.”

Họ đã đúng.

Có ít nhất là 158 trung tâm tẩy não đang hoạt động vào năm 2013 ở 21/23 tỉnh, 3/4 thành phố và 3/5 khu tự trị.

Thay tên đổi biển

Trong một số trường hợp, “đóng cửa một trại lao động” chỉ đơn giản là thay tấm biển hiệu. Ví dụ, tên của trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng được đổi thành “Trung tâm cải tạo bắt buộc Mã Tam Gia”, và trung tâm này trở thành một chi nhánh của Nhà tù nữ Thành phố Thẩm Dương. Vẫn là những nhân viên cũ làm việc trong chính những tòa nhà đó, tiếp tục thực hiện chính sách bức hại các học viên được chuyển tới từ các trại lao động hay nhà tù gần đó.

Trong suốt 15 năm của cuộc bức hại, Phòng 610, cơ quan được thành lập vượt ra ngoài khuôn khổ hệ thống tư pháp của Trung Quốc, đã xây dựng một hệ thống tẩy não toàn diện, thuần thục và được thể chế hóa trong các trại lao động và các trung tâm tẩy não. Việc sử dụng bạo lực, tra tấn thể xác và chiến thuật tâm lý để “chuyển hóa” học viên thường được thấy ở cả hai nơi này.

Với chính các nhân viên cũ từ các trại lao động cũ làm việc cho các trung trâm mới được đổi biển thì việc lạm dụng thể xác và tinh thần đối với các học viên không hề giảm đi.

Chi Tú Hoa, một học viên Pháp Luân Công, bị chuyển từ nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh tới Trung tâm cải tạo bắt buộc Mã Tam Gia.

Gia đình cô Chi đã đến thăm cô ngay sau khi cô bị đưa tới “Trung tâm cải tạo bắt buộc Mã Tam Gia” và thấy cô hoàn toàn thay đổi: gương mặt cô xanh xao và thiếu sức sống, cô không thể ngẩng đầu hay mở mắt, và cô không có sức để nói.

Tiếp tục phát triển các chiến thuật

Tẩy não luôn luôn là một phần lớn trong cuộc bức hại, bất kể nó diễn ra trong các nhà tù, các trại lao động cưỡng bức hay các trung tâm tẩy não. Thế hệ các trung tâm tẩy não sau này đã phát triển các chiến thuật mới để đánh lừa sự giám sát quốc tế.

Không như các trại lao động cưỡng bức, nơi mà người ta chỉ có thể bị nhận vào sau một loạt quy trình thủ tục, các trung tâm tẩy não là những hắc lao nơi mà các học viên có thể bị giam giữ mà không cần qua một thủ tục nào với thời gian giam giữ không xác định.

Tồn tại ngoài vòng pháp luật, việc mở hay đóng cửa một trung tâm tẩy não không cần được công khai cho công chúng. Đặc trưng bởi tính chất bí mật của nó, các trung tâm tẩy não có thể được đặt tại các khách sạn, nhà hàng, các khu dân cư hay thậm chí ở ngay giữa trường học trong những khoảng thời gian khác nhau. Các cấp quản lý có thể từ cấp tỉnh, thành phố, quận, thị trấn hoặc thậm chí tại đơn vị làm việc của học viên, trực tiếp hay gián tiếp do Phòng 610 giám sát.

Khi cần thiết, họ sẽ xuất hiện trước mắt công chúng như là một “Trung tâm giáo dục pháp luật” hay “Trung tâm cai nghiện ma túy”. Nó được mô tả với thế giới bên ngoài là một nơi để giáo dục và cải tạo tích cực các “học viên”, trong khi những gì diễn ra đằng sau những cánh cửa đang đóng kia lại hoàn toàn khác hẳn.

Nếu một trung tâm thu hút quá nhiều những lời chỉ trích của quốc tế, nó chỉ đơn giản bị đóng cửa và được mở lại dưới một cái tên khác hay chuyển tới một địa điểm khác.

Đó là trường hợp của “Trung tâm tẩy não Kiến Tam Giang” đã gây xôn xao dư luận quốc tế đầu năm nay do việc giam giữ các luật sư nhân quyền. Sau khi nó bị đóng cửa, nó nhanh chóng được mở ra và biết tới dưới tên gọi Trung tâm cai nghiện ma túy Tề Tề Cáp Nhĩ.

“Cố Tống Hải, người của  Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang đã tới trung tâm tẩy não (Trung tâm cai nghiện ma túy Tề Tề Cáp Nhĩ) vào đầu tháng 05 để gây áp lực buộc tôi từ bỏ Pháp Luân Công. Anh ta tát tôi 30 lần, khiến mặt tôi trở nên sưng vù.

“Anh ta lấy một cái điều khiển tivi để tiếp tục đánh vào mặt tôi sau khi bàn tay anh ta bị đau vì tát tôi. Anh ta túm lấy tóc tôi và đập trán tôi vào tường, và buộc tôi phải xem các đoạn phim phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi đã bị tra tấn trong một tuần, và cũng bị cấm ngủ. Sỹ quan Tiền đã bắt tôi đứng trong thời gian dài, và đánh tôi bất cứ khi nào tôi khuỵu xuống vì kiệt sức. Mặt tôi bị tê liệt, thâm tím, bầm dập, và sưng vù”, một học viên đã nhớ lại thời gian kinh hoàng ở “Trung tâm cai nghiện ma túy Tề Tề Cáp Nhĩ” mới này.

Nghị sỹ quốc hội Mỹ, ông Christopher Smith đã nhận định “Đảng cộng sản tin rằng cách duy nhất để tồn tại là phải trấn áp những ý kiến và niềm tin trái chiều bất kỳ nơi nào có mầm mống. Đối với các học viên Pháp Luân Công, điều này có nghĩa là từ bỏ niềm tin của các bạn và bị “chuyển hóa” thông qua cải tạo.

“Sự bắt giữ tùy tiện phải dừng lại. Sự vu khống phải chấm dứt. Tra tấn phải chấm dứt. Các nhà tù đen phải đóng cửa. Mổ cướp nội tạng từ bất kỳ tù nhân nào ở Trung Quốc phải chấm dứt …thủ phạm của tội ác chống lại nhân loại này phải chịu trách nhiệm.” ông đã phát biểu như vậy trong cuộc biểu tình gần đây tại Tòa nhà quốc hội Mỹ.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/14/2507.html

Đăng ngày 07-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share