Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 05-09-2014] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn ở Hamilton, Ontario, Canada khai mạc vào ngày 03 tháng 09 năm 2014. Trong số những vị khách mời đặc biệt gồm có nghị sỹ Wayne Marston, ông đã tới tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc, ông đã nhấn mạnh tính trọng yếu của việc chú trọng đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn ở Hamilton, Canada

Nghị sỹ Marston đã phát biểu tại lễ khai mạc rằng ông đã tham dự một số phiên điều trần về vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông đã biết tường tận về cuộc bức hại, bao gồm cả tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống hòng kiếm lời.

Ông đã nói với thính giả rằng các cuộc điều đều đưa đến kết luận rằng các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu của nạn mổ cướp tạng. Một bác sỹ người Trung Quốc đã thực hiện cấy ghép giác mạc ở Trung Quốc làm chứng cho điều này.

Nghị sỹ Marston biểu dương các học viên Pháp Luân Công về nỗ lực kiên trì phản bức hại một cách ôn hòa. Ông nói rằng triển lãm này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chân tướng cuộc bức hại.

Linda Lannigan, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của Fix Our World, tìm hiểu về bức tranh “Ánh sáng trong màn đêm”

Linda Lannigan, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Fix Our World, đã ca ngợi các tác phẩm nghệ thuật bởi vẻ đẹp và tính siêu thường của nó. Bà đã rất xúc động trước vẻ đẹp cũng như linh hồn của mỗi tác phẩm. Bà đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về bức tranh “Ánh sáng trong màn đêm”, và nói rằng các nhân vật trong bức tranh sống động như thật và họ đã chạm tới tâm hồn của mọi người.

Tổ chức của bà Lannigan hy vọng mang đến an lạc nội tâm, cân bằng giữa tâm và thân, sức khỏe tốt và đem đến cho mọi người một cuộc sống hạnh phúc. Bà nói rằng thông qua các bức họa này bà có thể thấy được tinh thần tự do của các học viên Pháp Luân Công, và đó là lý do tại sao họ có thể kiên định đối mặt với cuộc bức hại.

Ông Ros Bowyer chăm chú ngắm nhìn bức họa “Nước mắt cô nhi”

Ông Ross Bowyer từng dạy tiếng Anh cho một trường đại học ở Trung Quốc. Ông đã kể lại một trải nghiệm khó quên. Một hôm, có gần 30 sinh viên Trung Quốc cùng nhau đến nhà ông. Một sinh viên đã phát hiện thấy hai tờ rơi giảng chân tướng Pháp Luân Công.

“Họ đã rất sợ hãi, và nói với tôi: ‘Thầy không thể giữ chúng.’ Họ vẫn muốn vứt những tờ rơi đó đi. Tôi đã rất ngạc nhiên trước phản ứng của họ trước những tờ rơi này. Khoảng một nửa sinh viên trong số đó đã vội vàng rời đi.”

Ông Bowyer nói rằng bây giờ thì ông đã có thể hiểu vì sao họ lại sợ hãi đến thế. Ông Bowyer có một cảm xúc đặc biệt đối với bức họa “Nước mắt cô nhi”. Ông nói rằng bức họa này rất cảm động. Ông ấy có thể nhìn thấy sự bi thương và thắc mắc không thể lý giải nổi hiện trên khuôn mặt cô bé, cô bé không hiểu được tại sao cha mẹ cô bé lại bị chết (bởi cuộc bức hại).

Ông Mac Williams, một Giáo sư đã nghỉ hưu bày tỏ quan ngại về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Ông Reid Mac Williams, một giáo sư đã nghỉ hưu từ trường Đại học Mohawk đã nói với phóng viên rằng lần đầu tiên ông biết đến Pháp Luân Công là trong một chuyến du lịch vào năm 2008. Ông cùng vợ mình đã xem một cuộc diễu hành và đã biết một học viên Pháp Luân Công tên Jane, người có chồng bị chết vì cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Giáo sư Mac Williams và vợ ông đã rất chấn động trước cuộc bức hại tàn bạo này. Ông đã mời Jane đến và phát biểu ở một số địa phương, trong đó có Đại học Mohark. Mac Williams đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Triển lãm nghệ thuật kéo dài đến ngày 23 tháng 09. Nó mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8 giờ 30 phút sáng đến 16 giờ 30 chiều mỗi ngày trên tầng hai của Tòa thị chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/5/汉密尔顿真善忍美展开幕-民众关注(图)-296946.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/7/2885.html

Đăng ngày 21-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share