Bài viết của Hoa Thanh, phóng viên báo Minh Huệ tại Sydney, Australia

[MINH HUỆ 28-08-2014] Ngày 24 tháng 08 năm 2014, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức sự kiện “Vạn lý Trường thành Sự thật”, giữ những tấm biểu ngữ đứng sát cạnh nhau dọc theo vỉa hè, kết hợp cùng với chiến dịch vận động thu thập chữ ký ở Campsie – một thành phố nổi tiếng về mật độ tập trung đông đúc của các cao ốc văn phòng và các trung tâm mua sắm, nằm ở phía Tây Nam Sydney. Những người dân ở đây đã bày tỏ sự ủng hộ của họ với Pháp Luân Công, và hơn 50 người Trung Quốc đã thoái đảng cùng các tổ chức liên đới của nó trong sự kiện này.

Một cư dân Campsie ký thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống một cách có hệ thống của ĐCSTQ, và hỏi học viên xem ấy có thể giúp đỡ họ bằng cách nào

Học viên Pháp Luân Công, bà Tú Cầm (bên phải), đang giúp một người phụ nữ Trung Quốc thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó

Một cư dân Campsie ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống một cách có hệ thống của ĐCSTQ

Nhiều người dân sau khi xem các bảng trưng bày và các biểu ngữ đã nhận thức rõ sự độc ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống một cách có hệ thống của chính quyền này. Vài người còn hỏi liệu họ có thể làm gì hơn nữa để giúp đỡ Pháp Luân Công.

Một người đàn ông mặc áo sơ mi kẻ sọc đã ký tên thỉnh nguyện, ông lấy một số báo đặc biệt với một tập hợp các báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và nói chuyện với các học viên. Ông cho biết ông đã quan tâm theo dõi cuộc bức hại trong nhiều năm, và đã nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện một cách ôn hòa gần Lãnh sự quán Trung Quốc. Ông ca ngợi nỗ lực của các học viên trong việc tiếp cận với quần chúng, và nói nhiều người hơn nữa nên biết về cuộc bức hại và giúp đỡ để chấm dứt nó càng sớm càng tốt.

Hơn 50 người Trung Quốc đã đăng ký thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó trong suốt ba giờ diễn ra sự kiện. Vài người Trung Quốc khác nói rằng họ cũng đã làm như vậy thông qua các Trung tâm phục vụ thoái đảng, tại địa phương hay ở những thành phố lân cận.

Cũng có vài người Trung Quốc vốn chưa từng gia nhập ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, nhưng họ vẫn quyết định thoái đảng sau khi biết được sự thật về cuộc bức hại. Một người phụ nữ Trung Quốc đến Sydney thăm con gái là một người trong số họ.

Bà đi ngang qua một tấm biểu ngữ và dừng lại để xem xét kỹ hơn. Bà Tú Cầm, một học viên Pháp Luân Công đang cầm tấm biểu ngữ đã hỏi bà: “Bà đã thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó chưa?”

“Tôi không phải là thành viên của bất cứ tổ chức nào,” bà đáp.

Bà Tú Cầm đã kể cho bà ấy nghe câu chuyện về người phụ nữ trong ảnh in trên tấm biểu ngữ, cô Cao Dung Dung với khuôn mặt bị méo mó, biến dạng vì bị tra tấn bằng dùi cui điện trong các nhà tù Trung Quốc, và sau đó đã bị chết trong trại giam của cảnh sát.

Cảm thấy xúc động sâu sắc, người phụ nữ này đã hỏi bà Tú Cầm về “Vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” và nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Bà Tú Cầm chỉ cho bà xem một số bức ảnh trên các tấm biểu ngữ khác và giải thích rằng cái gọi là “vụ tự thiêu” thực chất chỉ là một trò tuyên truyền rộng lớn được ĐCSTQ dàn dựng nhằm phỉ báng Pháp Luân Công.

Bà Tú Cầm nói với bà ấy rằng mọi người đều phải lựa chọn giữa chính và tà trước việc các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, tra tấn, và thậm chí bị cướp nội tạng trong khi họ vẫn đang còn sống, đơn giản chỉ vì để giữ vững đức tin của họ đối với Chân – Thiện – Nhẫn.

Người phụ nữ đã đồng ý và quyết định sử dụng hóa danh để thoái khỏi Đội thiếu niên tiền phong (một tổ chức liên đới của ĐCSTQ). Sau đó, bà đã lấy tờ rơi thông tin và bắt đầu đọc chúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/28/悉尼民众支持法轮功-我能为你们做什么-(图)-296610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/3/2829.html

Đăng ngày 11-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share