[MINH HUỆ 22-12-2013] Tiếp theo Phần 1

14 năm chống lại cuộc bức hại đã minh chứng cho nguyên lý bất biến – chính luôn thắng tà. Bài này và Phần 3 trình bày mốc thời gian và các trường hợp cụ thể để lại một báo cáo cho lịch sử, cũng như đưa ra một lời cảnh báo đối với những ai vẫn đang tham gia vào cuộc bức hại.

Thêm vào tóm tắt theo mốc thời gian, những sự kiện chính cũng được diễn tả theo các mục sau đây:

Bên ngoài Trung Quốc: Những nghị quyết và ủng hộ Quốc tế khác đối với việc ĐCSTQ đưa cuộc bức hại ra bên ngoài để ngăn chặn các nỗ lực pháp lý và kết quả

Bên trong Trung Quốc: Các nỗ lực pháp lý và kết quả người Trung Quốc ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Tóm tắt các mốc thời gian của 14 năm qua

1999

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Lúc bắt đầu bầu không khí tà ác dường như tràn ngập lên mọi cấp độ xã hội và dường như là bất khả chiến bại.

Tuy nhiên, nhiều học viên Pháp Luân Công không hề sợ hãi và bắt đầu phản kháng lại cuộc bức hại. Có hàng trăm ngàn cuộc phản đối ôn hòa đến các cấp bậc chính quyền khác nhau vào ngày 22 tháng 07 năm 1999, ngày mà ĐCSTQ công bố về cuộc bức hại.

Ngày 25 tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo của ĐCSTQ, đã phỉ báng Pháp Luân Công là tà giáo. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã đến Quảng trường Thiên An Môn và Đại lễ đường Nhân dân của Quốc hội Nhân dân để phản đối.

Khoảng 1000 học viên đã đến Quảng trường Thiên An Môn và Văn phòng Thỉnh nguyện Quốc gia để phản đối vào ngày hôm sau. Khoảng 600 học viên đã trưng bày biểu ngữ tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 27 tháng 10 năm 1999. 17 học viên đã trải các biểu ngữ Pháp Luân Công tại bục của Quảng trường Thiên An Môn.

Một cuộc họp báo đã được tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 10 năm 1999. Không che giấu thân phận, khoảng 30 học viên Pháp Luân Công đã nói chuyện với các phóng viên của Associated Press (AP), Reuters, Agence France-Presse (AFP), the New York Times and các hãng truyền thông phương Tây khác. Đây là lần đầu tiên các học viên Trung Quốc đưa sự thật về cuộc đàn áp đến truyền thông phương Tây.

Một bức ảnh được chụp tại cuộc họp báo vào ngày 28 tháng 10 năm 1999

AP và Reuters đã đăng một báo cáo điện tử vào ngày hôm đó. Ngày hôm sau, The New York Times, South Morning China Post và nhiều tờ báo châu Âu khác đã công bố các bài báo cáo và hình ảnh.

Tháng 11 năm 1999, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua một nghị quyết đồng thời thúc giục Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

2000

Mặc dù mục tiêu của ĐCSTQ là “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng” đã bị thất bại, nhưng Giang Trạch Dân vẫn không ngừng lại. Cuộc bức hại đã leo thang.

Các học viên Pháp Luân Công đã kiên định niềm tin và bắt đầu nhiều cách tiếp cận sáng tạo để giảng chân tướng về cuộc bức hại cả trong và ngoài Trung Quốc.

Chu Kha Minh

Ngày 29 tháng 08 năm 2000, học viên người Hồng Kông ông Chu Kha Minh và học viên Bắc Kinh Vương Kiệt đã gửi một đơn khiếu nại pháp lý đến Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc, yêu cầu xét xử Giang Trạch Dân và hai kẻ đồng lõa vì vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và những điều luật khác trong cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

2001

Giáo sư Trương Côn Luân, một công dân Canada, đã được thả vào ngày 10 tháng 01 năm 2001, hai tháng sau khi ông bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Đây là lần đầu tiên giải cứu thành công các học viên Pháp Luân Công với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

ĐCSTQ đã dựng nên vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 01 năm 2001 – Đêm giao thừa Tết Nguyên Đán, và tuyên bố là do các học viên Pháp Luân Công thực hiện. Các học viên ngay lập tức chỉ ra rằng đó là mộtmàn kịch lừa đảo.

Các học viên bắt đầu giảng chân tướng trực diện cho người Trung Quốc. Các học viên bên ngoài Trung Quốc bắt đầu đệ đơn kiện để đưa các thủ phạm ra công lý.

Trang web Pháp Võng Khôi Khôi được thành lập vào ngày 04 tháng 01 năm 2001 chuyên dùng để thu thập về những trường hợp bức hại cũng như tên của các thủ phạm và các thông tin khác.

Ngày 21 tháng 12 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công đã thắng kiện, theo đó, Triệu Chí Phi, trưởng Cục Công an tỉnh Hồ Bắc, phải bồi thường thiệt hại. Triệu đã từ chối xuất hiện tại tòa để đối chất về tội tra tấn, giết người và những tội ác chống lại nhân loại.

Chu Vĩnh Khang, khi đó là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, cũng bị kiện ở Hoa Kỳ vào năm 2001 vì những tội ác tương tự.

2002

Tuyên truyền của ĐCSTQ không dám đăng những báo cáo công khai để lăng mạ Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng, khi đó chỉ còn giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.

Trong chuyến thăm Chicago, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư của ĐCSTQ, đã bị kiện vào ngày 22 tháng 10 năm 2002 vì đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Một đơn khiếu nại pháp lý liệt kê sự tra tấn và diệt chủng đã được nộp tại Tòa án Hoa Kỳ của Khu vực phía Bắc bang Illinois.

Ngày 22 tháng 10, Cao ủy Liên Hợp Quốc cho người tị nạn (UNHCR) đã chấp thuận sáu học viên Pháp Luân Công ở Nhật Bản. Nỗ lực giải cứu toàn cầu đã được thực hiện ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các học viên được giải cứu đến châu Âu, Úc và bắc Mỹ thông qua quy chế tị nạn của UNHCR.

2003

Minh Huệ Net, trang web chính thức của Pháp Luân Công, đã đăng một thông báo vào ngày 14 tháng 11 năm 2003, đề nghị các học viên ở Trung Quốc bắt đầu giữ lại bằng chứng về cuộc bức hại và gửi ra ngoài Trung Quốc.

Nhiều đơn kiện hơn đã được đệ trình ở các quốc gia để chống lại Giang Trạch Dân và những thủ phạm chính khác. Vui lòng xem chi tiết ở Phần 3.

Trang web Pháp Võng Khôi Khôi đã gửi hai báo cáo dày hơn 4.000 trang đến bộ phận giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Các báo cáo chứa thông tin của hơn 11.000 công an, viên chức ĐCSTQ và những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong cuộc bức hại.

2004

Cán cân giữa thiện và ác đã nghiêng về phía chính nghĩa. Cuối năm 2004, người Trung Quốc bắt đầu thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Phong trào thoái ĐCSTQ lấy cảm hứng từ Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản, một loạt các bài xã luận của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

Giang Trạch Dân đã mất vị trí duy nhất của ông ta trong ĐCSTQ: Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương

Trần Chí Lập, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và khi đó là thành viên của Hội đồng Nhà nước, bị bắt buộc phải ra tòa ở Tanzania vào ngày 19 tháng 07 năm 2004. Bà ta bị kiện trong khi đến Tanzania bởi một nhóm các luật sư nhân quyền quốc tế đại diện cho các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc.

Sau một năm xét xử, vào ngày 08 tháng 12 năm 2004, thẩm phán Wilkin của Tòa án Bắc California tại Hoa Kỳ đã khẳng định một phán quyết rằng Lưu Kỳ, tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bắc Kinh, phải chịu trách nhiệm cho các tội ác tra tấn và chống lại nhân loại do công an dưới quyền ông ta thực hiện trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

2005

Theo một công bố của Đại Kỷ Nguyên vào ngày 18 tháng 10 năm 2005, đã có 5 triệu người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Vào ngày 09 tháng 10 năm 2005, Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tuyên bố rằng tất cả quan chức ĐCSTQ nên lập tức dừng tham gia bức hại Pháp Luân Công. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ thông qua các vụ kiện dân sự và hình sự. Tuyên bố cũng đề nghị những người hiểu rằng họ đã phạm tội ác hãy gửi lời xin lỗi đến Minh Huệ Net hay các Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp địa phương.

2006

Nạn mổ cướp tạng sống các học viên Pháp Luân Công bị công bố. Tội ác này được gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này.”

Tháng 05 năm 2006, hệ thống chính trị và pháp luật ĐCSTQ đã phát hành một tài liệu nội bộ, thông báo đến mọi cấp về việc 400 luật sư Trung Quốc công khai đề nghị khôi phục lại danh tiếng cho Pháp Luân Công. Dù tài liệu yêu cầu mọi cấp đe dọa các luật sư Trung Quốc, nó đã cho thấy sức mạnh thống nhất của các chuyên gia pháp lý chính nghĩa ở Trung Quốc.

2007

Đoàn Trình diễn Nghệ thuật Thần Vận, bao gồm chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, đã thực hiện 81 buổi diễn ca múa nhạc cổ điển ở 33 thành phố trên 4 châu lục từ ngày 03 tháng 01 đến 16 tháng 05 năm 2007. Hơn 200.000 khán giả thuộc các dân tộc khác nhau rất thích các màn trình diễn, trong đó giới thiệu nền văn hóa truyền thống thiêng liêng của Trung Hoa. Thần Vận đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu kể từ đó.

Quyền lực của Giang Trạch Dân và đồng bọn trong ĐCSTQ đang yếu đi. Nhóm của Giang là nhóm chính duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nhiều đơn kiện chống lại những thủ phạm chính đã được đệ trình ở bên ngoài Trung Quốc. Vui lòng xem chi tiết ở Phần 3.

2008

Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, ĐCSTQ cố gắng thực hiện một chiến dịch mới nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cuộc bức hại đang yếu đi, và không thể thực hiện với mức độ giống như năm 1999 hay 2000.

Hai học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đến Hàn Quốc đã thắng kiện tại một tòa án di trú vào ngày 16 tháng 01 năm 2008. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Á công nhận tình trạng di trú của các học viên Pháp Luân Công do bị bức hại tại Trung Quốc.

2009

Cán cân ngày càng nghiêng về phía chính nghĩa hơn.

Tháng 11 năm 2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố năm quan chức cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cùng đồng bọn là La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm và Ngô Quan Chính, vì tội diệt chủng và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Tòa án đã ban hành giấy triệu tập đến năm quan chức này và yêu cầu họ giải thích hành vi diệt chủng, bao gồm mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống vì lợi nhuận béo bở.

Ngày 17 tháng 12 năm 2009, sau bốn năm điều tra, thẩm phán Octavio Araoz de Lamadrid của Tòa án Liên bang Số 9 Argentina đã đưa ra một quyết định lịch sử. Thẩm phán Lamadrid đã ra trát bắt giữ đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân, cùng La Cán, cựu giám đốc Phòng 610, vì vai trò của họ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hai quan chức ĐCSTQ cấp cao bị buộc tội chống lại nhân loại. Thẩm phán Lamadrid đã ra lệnh cho Cục Interpol của Cảnh sát Liên bang Argentina thực hiện lệnh bắt giữ.

2010

Các học viên Pháp Luân Công đã thắng vụ kiện chống lại chính phủ Hồng Kông vì cúi đầu trước áp lực từ Bắc Kinh và ngăn chặn trình diễn Thần Vận ở Hồng Kông. Tòa án quyết định rằng hành động của chính quyền Hồng Kông là phi pháp.

Tháng 04 năm 2010, Hoàng Lễ Kiều, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân, đã kiện nơi làm việc của ông là Công ty ống thép Thiên Tân vì phi pháp cắt hợp đồng lao động của ông trong thời gian ông bị giam trong các trại lao động. Dù ĐCSTQ đã cấm các toà án thụ lý những trường hợp của Pháp Luân Công, nhưng nhờ chính niệm của các học viên, Tòa án Đông Lệ của thành phố Thiên Tân đã buộc phải xử lý trường hợp của ông Hoàng.

Cũng có những trường hợp mà nhân phẩm và sự ngay chính của các học viên Pháp Luân Công đã chiến thắng. Họ có thể trở về nhà sau phiên xử. Vui lòng xem chi tiết trong mục “Những nỗ lực pháp lý và kết quả ở Trung Quốc” trong Phần 3.

2011

Nhiều vụ kiện hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công và chống lại những kẻ bức hại được đệ trình ở Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc đã bước ra để giải cứu các học viên Pháp Luân Công địa phương. Vui lòng xem chi tiết ở mục “Người dân Trung Quốc ủng hộ các học viên Pháp Luân Công” trong Phần 3.

2012

Vào ngày 06 tháng 02 năm 2012, Vương Lập Quân, khi đó là phó thị trưởng và Giám đốc Cục Công an Trùng Khánh, đã sắp xếp một cuộc hẹn với lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, nơi ông ta ở trong vòng 24 tiếng. Ở đó Vương đã tiết lộ sự tham gia của Bạc Hy Lai trong nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công.

Khi đó Bạc Hy Lai là bí thư tỉnh ủy tỉnh Trùng Khánh. Vương Lập Quân là do Bạc bảo trợ, nhưng mối quan hệ của họ đã trở nên căng thẳng.

Chuyến thăm của Vương Lập Quân ở lãnh sự quán Hoa Kỳ đã bắt đầu một hiệu ứng đôminô, dẫn đến sự ngã ngựa của các quan chức cấp cao ĐCSTQ.

Bạc Hy Lai đã bị cách chức bí thư tỉnh ủy tỉnh Trùng Khánh vào tháng 03 năm 2012 và bị khai trừ khỏi bộ chính trị vào tháng tiếp theo.

Giang Trạch Dân đã chọn Bạc là người kế cận vì sự thành công của ông ta trong cuộc đàn áp. Với sự sụp đổ của Bạc cùng với việc từ chức khỏi Ủy ban thường trực Bộ chính trị ĐCSTQ vào tháng 11 năm 2012 của Chu Vĩnh Khang, Giang không còn phe cánh nào nữa. Nguy cơ đưa ông ta ra công lý vì cuộc bức hại đã trở nên lớn hơn.

Khương Hiểu Yến, Lạc Diễm Kiệt, Điền Hiểu Bình, Cát Tân, Nhạc Bảo Khánh và Khang Trường Giang đã bị Tòa án Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang xét xử phi pháp vào ngày 28 tháng 05 năm 2012. Họ đã thuê năm luật sư biện hộ.

Sáu học viên yêu cầu tất cả thành viên Đảng Cộng sản rời khỏi phòng xử. Họ nói rằng họ thực hiện yêu cầu này vì có một sự xung đột lợi ích giữa họ và thành viên của ĐCSTQ. Thẩm phán bất ngờ và quyết định nghỉ năm phút trước khi tiếp tục. Ông ta đã nhanh chóng báo cáo lên cấp trên. Một luật sư nói rằng điều này là chưa từng có trong lịch sử các vụ liên quan đến Pháp Luân Công.

2013

Bạc Hy Lai, khi đó là bí thư tỉnh ủy tỉnh Trùng Khánh và là kẻ chủ mưa đằng sau nạn mổ cướp tạng các học viên Pháp Luân Công, đã bị kết án chung thân vào tháng 09 năm 2013.

ĐCSTQ tuyên bố rằng nó sẽ đóng của tất cả trại lao động vào cuối năm nay.

Theo phương tiện truyền thông quốc gia ở Trung Quốc, Lý Đông Sinh, thứ trưởng Bộ Công an và là giám đốc Phòng 610, đã bị điều tra. Có tin đồn rằng Chu Vĩnh Khanh, cựu giám đốc Bộ Công an và là một trong những người bảo trợ chính của Lý trong Đảng, đã bị bắt giữ hoặc bị giám sát tại nhà. Chu giữ một vai trò chính trong việc thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công thông qua Phòng 610 và các tổ chức Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC).

Tất cả điều này cho thấy ngày mà những kẻ bức hại phải chịu trách nhiệm đã sắp đến.

Phần tài liệu tiếp theo đề cập đến các sự kiện chính trong các chuyên mục khác nhau.

(Còn nữa)

Các bài liên quan (Hán ngữ):

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/十四年反迫害-扫除邪恶(上)-284334.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/23/十四年反迫害-扫除邪恶(中)-284335.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/24/十四年反迫害-扫除邪恶(下)-284337.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/十四年反迫害-扫除邪恶(上)-284334.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/31/143922.html

Đăng ngày 03-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share