[MINH HUỆ 17-07-2014] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999 để tiêu diệt những gì nó sợ nhất, chính là nguồn gốc của đức tin và cảm hứng cho người dân Trung Quốc. Đó là điều mà ĐCSTQ chưa từng đối mặt.

Mặc dù ĐCSTQ đã huy động lực lượng lớn mạnh để phục vụ cuộc đàn áp, nhưng sau 15 năm, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định đối mặt với cuộc bức hại, bởi vì đứng trước lựa chọn giữ vững đức tin của mình vào Chân – Thiện – Nhẫn hay chịu khuất phục cuộc bức hại phi nhân tính thì họ không cần phải đắn đo.

Một vị cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình cấp thành phố của tỉnh Sơn Đông đã bị giáng chức làm nhân viên uỷ ban nông nghiệp cấp quận vào ngày 12 tháng 07 năm 1999, 1 tuần trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công chính thức diễn ra ở Trung Quốc.

Sau nhiều lần bị tẩy não kéo dài hơn 1 tháng, ông Dương Bình Cương và vợ là bà Thường Lệ Quân đã bị đưa “tối hậu thư” vào đầu tháng 01 năm 2000, đó là lựa chọn giữa đức tin vào Pháp Luân Công hay ĐCSTQ. Hai vợ chồng đã viết tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ, họ hiểu rất rõ lựa chọn này sẽ dẫn đến điều gì.

Tiếp theo đó là nhiều năm bị giam giữ nhưng ông Dương Bình Cương và bà Thường Lệ Quân chưa bao giờ dao động với sự lựa chọn của mình.

Có lẽ đoạn hồi ký dưới đây của một nghệ sĩ trẻ ở tỉnh Quảng Đông sẽ kể cho chúng ta hiểu rõ hơn về những lựa chọn như vậy:

“Một tia nắng chiếu rọi vào bức tường trước mặt tôi. Ngồi đếm số ngày kể từ khi tôi vào đây {trại tạm giam}, tôi có cảm giác đã bị lột đi nhiều lớp da… Trước khi đến đây, tôi được nằm trên chiếc giường ấm áp, tiện nghi và có tất cả mọi thứ mà ai cũng phải ghen tỵ: một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một công việc lý tưởng, một tương lai tươi sáng và tôi có thể cầm cây bút vẽ của mình để thể hiện những điều tốt đẹp trong tâm. Tất cả đã thay đổi chỉ sau một đêm, và tôi bắt đầu tĩnh tâm nhìn lại bản thân mình, nhìn lại đức tin và cuộc đời mình…”

“Tôi sẵn sàng đánh đổi danh vọng và tiền tài để giữ lương tâm và công lý. Ô cửa sổ là phân cách của hai thế giới; bức tường cao có thể uy hiếp đạo đức và lương tri của người dân. Nhưng chính niệm vững chắc có thể giúp tôi vượt qua bất kỳ hoàn cảnh nguy hiểm nào”. Cô Hà Văn Đình tâm sự về sự lựa chọn của mình.

Người mẹ này đã quyết định rời khỏi Trung Quốc, nhưng trước đó cô đã phải trải qua hàng năm trời khổ ải: bị bắt, bị tẩy não, bị giam cầm, đủ loại bức hại cho tới những giờ phút phải đối mặt với sự lo lắng và bất an về việc gia đình có thể ly tán.

“Tôi nhớ lại những lần lén gạt nước mắt để không cho mẹ biết nỗi buồn sâu thẳm trong trái tim tôi. Tôi nói với đứa con gái một tháng tuổi của mình đang say ngủ: ”Mẹ hứa sẽ cho con một tương lai tương sáng, nhưng bây giờ, mẹ phải để con ở lại Trung Quốc.”

Sáu tháng sau khi rời khỏi Trung Quốc vào năm 2004 để làm nghiên cứu sinh tại Viện Y tế Quốc gia, cô Trương Ngọc Vĩ đã có thể đoàn tụ cùng chồng và con gái của mình ở thành phố Washington DC. Cô và con gái của mình bây giờ hầu như mỗi cuối tuần đều tham gia nhóm luyện công ở trước Bảo tàng Không gian Quốc gia.

Trong khi đó, mặc cho môi trường khắc nghiệt ở Trung Quốc, số lượng các học viên Pháp Luân Công mới vẫn tiếp tục gia tăng.

Một thương nhân bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 05 năm 2010 đã chia sẻ về lựa chọn của mình trên trang web Minh Huệ Net: “Tôi đã vứt hết những bao bì hàng nhái, và dán lại nhãn hiệu đúng của những sản phẩm đó. Dù giá cả có giảm đi một nửa tôi cũng không lo lắng, vì tôi tu luyện Chân Thiện Nhẫn.” Anh cũng đã bắt đầu nói cho những người khác về cuộc bức hại, những điều ĐCSTQ đang che giấu kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu.

Liệu có phải những lựa chọn này có được từ sự can đảm dám thách thức cả một chế độ độc tài? Chắc chắn sự can đảm có thể giúp nhưng chỉ mình nó không đủ để duy trì được nhiều người như vậy trong suốt một thời gian dài, khi họ phải đối mặt với tra tấn, giam giữ và những bất hạnh thảm khốc cho những người thân yêu của họ.

Sự lựa chọn mà những học viên Pháp Luân Công đưa ra nằm ở đức tin và niềm tin không lay chuyển, không bị sợ hãi làm sờn lòng.

Một câu nói của Viktor Emil Frankl, nhà thần kinh học và tâm lý học người Áo, và cũng là người sống sót khỏi nạn diệt chủng người Do Thái, đã miêu tả điều này rất đúng: “Một ngọn lửa nhỏ bị dập tắt bởi một cơn bão nhưng một đám cháy lớn sẽ được thổi bùng lên nhờ nó – cũng giống như một niềm tin yếu ớt có thể bị suy giảm trước khó khăn và khổ ải nhưng một niềm tin mạnh mẽ sẽ được củng cố trước những khó khăn đó.”

Ngày 20 tháng 07 năm 2014 kỷ niệm 15 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công, gia đình, bạn bè và những người ủng hộ sẽ quây quần tổ chức buổi diễu hành và thắp nến tưởng niệm ở Washington DC vào ngày 17 tháng 07. Những hoạt động tương tự sẽ được diễn ra trên khắp thế giới vào những ngày tiếp theo, thể hiện lựa chọn của các học viên và người ủng hộ là họ sẽ đứng lên vì Chân Thiện Nhẫn. Họ sẽ chào đón bạn tới để nhìn thấy những nỗ lực của họ và có thể để đưa ra lựa chọn cho chính mình.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/17/2078.html

Đăng ngày 20-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share