Bài viết của Trần Tâm Ninh và Hạ Thuần Thanh ở Canberra, phóng viên báo Minh Huệ tại Australia

[MINH HUỆ 19-07-2014] “Chúng ta phải làm gì đó. Mặc dù mổ cướp nội tạng không trực tiếp tác động đến tôi, nhưng nó là một vấn đề đạo đức mà không một ai có thể làm ngơ được,” giáo sư Maria Fiatarone Singh nói về những nỗ lực của mình nhằm vạch trần và chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng.

Giáo sư Singh, giáo sư y học của Trường đại học Sydney, đã phát biểu tại phiên điều trần đầu tiên được tổ chức bởi các Nghị sỹ chống Mổ cướp tạng (Against Forced Organ Harvesting  – PAFOKH) ở Canberra, thủ đô của Australia, để thúc đẩy những hành động mang tính pháp lý nhằm chấm dứt tội ác phản nhân loại này.

Bà đã mất vài tháng để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình về “Mổ cướp nội tạng sống: Luật, Y đức, và Trách nhiệm xã hội”, được phát biểu vào ngày 16 tháng 07.

Nói về động lực khiến bà tham gia vào sáng kiến toàn cầu để chấm dứt mổ cướp tạng ở Trung Quốc, giáo sư Singh đã chia sẻ rằng lần đầu tiên bà biết về tội ác này là vào năm 2006 từ David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế và chuyên gia về vấn đề mổ cướp tạng.

Sau đó giáo sư Singh đã có cơ hội gặp mặt các học viên Pháp Luân Công, những người đang phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc này. Bà đã có ấn tượng rất sâu sắc trước việc thấy rằng ở họ không có chút oán hận hay thù hận gì: “ Phẩm cách và sự kiên định của họ khiến người khác rất cảm động.”

Trong bài thuyết trình của mình vào ngày 16, giáo sư Singh đã đưa ra những ví dụ về hành động mang tính pháp lý của nhiều quốc gia trên toàn thế giới nhằm chống nạn mổ cướp tạng. Bà hy vọng rằng chính phủ Australia sẽ ban hành luật để giúp chấm dứt hoàn toàn tội ác phản nhân loại này.

Maria Fiatarone Singh, giáo sư y học của Trường đại học Sydney đã chụp ảnh với một học viên Pháp Luân Công, người đã từng bị bức hại ở Trung Quốc tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra sau khi kết thúc buổi điều trần về việc chấm dứt mổ cướp tạng ở Trung Quốc

Sử dụng các dữ liệu và các kết quả điều tra được, bà đã chỉ ra rằng so sánh với các quốc gia khác: “Gần như không có việc tự nguyện hiến tạng, và từ những con số mà chúng ta biết trong 20 năm qua, số lượng ca ghép tạng ngày càng tăng ở Trung Quốc.”

Bà liệt kê ra một số các nhà điều tra có chuyên môn đã nghiên cứu về vấn đề này từ năm 2006.

• David Kilgour và David Matas, người Canada, được đề cử giải Nobel Hòa bình, cả hai đều là luật sư nhân quyền, đã ước tính rằng có khoảng 41.500 ca ghép tạng không lý giải được nguồn tạng ở Trung Quốc.

• Ethan Gutmann, một nhà nghiên cứu điều tra và là một nhà báo đã đoạt giải, thông qua phỏng vấn hơn 100 nhân chứng, đã chỉ ra rằng có ít nhất 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy tạng ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2008.

Bà cũng chỉ ra rằng thống kê riêng của Bộ Y tế đã chỉ ra rằng trên 95% nguồn tạng của các ca ghép tạng ở Trung Quốc là lấy từ các tù nhân bị hành quyết và tù nhân lương tâm.

Giáo sư Singh kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo sức ép lên chính quyền Trung Quốc yêu cầu chấm dứt ngay lập tức việc mổ cướp tạng sống này.

Bà cũng thấy khích lệ khi các thượng nghị sĩ và các dân biểu tham dự phiên điều trần rõ ràng muốn thể hiện quan ngại về vấn đề này. Bà hi vọng rằng những điều tốt đẹp sẽ lần lượt tiếp nối đến. Bà cũng nhận thấy rằng thượng nghị sĩ Madigan và dân biểu Craig Kelly, những người sáng lập của PAFOH, rất quan tâm đến vấn đề này và họ thực sự đã rất nỗ lực thúc đẩy việc đó.

Ngày 21 tháng 03 năm 2013, Thượng nghị viện Australia đã nhất trí thông qua một bản kiến nghị kêu gọi chính phủ ủng hộ động thái phản đối hoạt động mổ cướp tạng sống ở Trung Quốc của Liên Hợp quốc và Hội đồng Châu âu.

Giáo sư Singh cho rằng đây là một khởi đầu tốt đẹp, nhưng cần phải ban hành những luật lệ cụ thể để đối phó với hoạt động mổ cướp tạng sống, những người và những nhóm người buôn bán tạng bất hợp pháp, thậm chí là cả người mua tạng, nhằm ngăn chặn những sự việc tương tự có thể xảy ra.

Bà cho rằng một người sẽ trở thành đồng phạm nếu nhận tạng khi không có sự đồng ý của người hiến tạng. Do đó, cần ban hành luật để thay đổi tình trạng này.

Giáo sư Singh lạc quan cho rằng các hành động nâng cao nhận thức về nạn mổ cướp tạng sống ở trong và ngoài Australia sẽ giúp chấm dứt tội ác này. Bà tin tưởng rằng sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/19/悉尼大学教授呼吁立法打击活摘器官罪行-294872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/21/2146.html

Đăng ngày 26-07-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share