Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Toronto, Canada

[MINH HUỆ 11-07-2014] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức tại Metro Hall, Toronto vào ngày 10 tháng 07. Các tác phẩm trưng bày trong cuộc triển lãm kéo dài 19 ngày này mang đến những hiểu biết độc đáo về môn tu luyện tâm linh Pháp Luân Đại Pháp và những thử thách mà các học viên phải vượt qua trong cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

Sự kiện nhận được lời chúc mừng nồng nhiệt từ các chính trị gia địa phương và được khách thăm quan đánh giá cao vì nội dung xúc động và truyền cảm của nó.

Ủy viên Hội đồng Mississauga ông Ron Starr đứng cạnh bức tranh “Ánh sáng trong đêm”.

Ủy viên Hội đồng Mississauga ông Ron Starr nhận xét rằng bức tranh “Ánh sáng trong đêm” “rất, rất ấn tượng”. Nó mô tả cảnh hai mẹ con đang dán các tấm biểu ngữ phản đối cuộc đàn áp của chế độ cộng sản trong một đêm tối. Ánh sáng từ các tấm biểu ngữ đã chiếu sáng gương mặt của người mẹ.

Ủy viên Hội đồng Starr nói rằng trong bức tranh này ông có thể nhìn thấy ánh sáng của hy vọng lóe lên trong đêm tối: “Đây là một điều gì đó mà tất cả mọi người đang cố gắng hoàn thành – tự do ngôn luận, tôn giáo và hành động.”

Ông Starr cho biết: “Bạn có thể nhìn thấy ánh sáng. Nhưng bạn phải đấu tranh vì nó. Tiếc là ở hầu hết các quốc gia, mọi người lại chết vì nó.” Lớn lên trong một gia đình có nguồn gốc từ Ukraine, ông Starr chia sẻ rằng ông bà của ông đã phải sống dưới chế độ cộng sản.

Ông Starr cho biết: “Nếu chúng ta bỏ cuộc, con cháu của chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội được sống một cuộc sống khác… Để mọi người biết về cuộc đàn áp là rất quan trọng. Cuộc đàn áp là điều không thể chấp nhận được. Cuộc chiến sẽ phải tiếp tục. Chúng ta phải cho mọi người biết rằng cần có tự do cho tất cả mọi người.”

Chủ tịch Hội Người Canada gốc Ba Lan, bà Teresa Berezowski

Bà Teresa Berezowski, Chủ tịch Hội Người Canada gốc Ba Lan, nhận xét: “Tuyệt đẹp! Bức tranh yêu thích của tôi là bức người phụ nữ và cậu bé [trong “Ánh sáng trong đêm”]. Đối với tôi, bức tranh mang thông điệp ‘hy vọng’.”

Bà Berezowski nói tiếp: “Những bức tranh này theo trường phái truyền thống. Chúng thể hiện ý tưởng của Pháp Luân Công, đem lại một cảm giác rằng bạn có thể truyền hy vọng, niềm tin và tình yêu đến những người khác.”

Bà tin rằng tất cả mọi người đều có thể nhận ra điều gì đó khác biệt trong những bức tranh. Bà nói: “Bạn sẽ nhìn thấy điều gì đó trong bạn.” Đối với bà Berezowski, điều bà nhìn thấy trong những bức tranh chính là niềm tin.

Được truyền cảm hứng bởi Phật Pháp

Những nghệ sỹ tham gia cuộc triển lãm tuy có nền tảng khác nhau, nhưng tất cả đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã hé mở cho họ ý nghĩa của cuộc sống thông qua con đường tu luyện tâm linh. Các tác phẩm của họ cho thấy ý tưởng truyền thống về sự hòa hợp giữa con người và thiên thượng, cũng như sự tôn kính đối với thánh thần.

Cô Kathleen Gillis, nghệ sỹ người Canada và bức tranh mang tựa đề “Món quà”

Bức tranh “Món quà” của cô Kathleen Gillis tả cảnh một học viên Pháp Luân Công nhỏ tuổi đang tặng hoa sen giấy có gắn thẻ thông tin cho một cụ bà. Gương mặt cô gái trẻ toát lên vẻ thuần thiện và ân cần.

Cô Gillis chia sẻ về cảm hứng trong bức tranh của mình: “Các học viên Pháp Luân Công đang đem tặng một món quà của nhân loại. Mọi người sẽ hiểu món quà đó có ý nghĩa gì. Cô bé (học viên nhỏ tuổi trong bức tranh) đang mang đến cho người phụ nữ thông tin mà bà ấy cần. Trong đời này, cụ bà chắc chắn không còn nhiều thời gian nữa. Món quà từ cô bé tại thời điểm đặc biệt này là rất đáng quý.”

Ông Sikandar Shaikh, một kỹ sư ở Toronto, đã đến thăm quan cuộc triển lãm và nói rằng các bức tranh kể về những câu chuyện phát triển tâm linh. Ông tin rằng sự bình an đến từ trong tâm mỗi người chứ không phải từ bên ngoài, cũng như hạnh phúc nằm ở tinh thần và đức tin chứ không phải từ tiền bạc. “Nếu chúng ta không giúp đỡ lẫn nhau, làm việc tốt và ca ngợi Chúa, chúng ta sẽ không thể hạnh phúc,” ông Shaikh nói.

Ông Kunga Tsering, đồng chủ tịch Hiệp hội Những người bạn của Tây Tạng, đứng cạnh bức tranh yêu thích của ông.

Ông Kunga Tsering, đồng chủ tịch Hiệp hội Những người bạn của Tây Tạng, đặc biệt yêu thích bức tranh “Phật Chủ đã đến”. Ông cho biết nó vừa truyền cảm vừa kỳ diệu. Phật luôn hòa ái và từ bi. Ông đánh giá cao việc các bài giảng của Đại Pháp bao hàm cả Thiện và Nhẫn.

Nguồn cảm hứng của nghệ sỹ: Vạch trần cuộc đàn áp và cứu người

Cô Kathleen Gillis đã chia sẻ lý do cô vạch trần cuộc đàn áp thông qua các tác phẩm của mình. Cô bắt đầu vẽ theo chủ đề này từ năm 2003. Cô muốn làm điều gì đó trong khả năng của mình để cứu các học viên ở Trung Quốc cũng như ghi lại lịch sử của cuộc đàn áp.

Khi tìm hiểu nhiều hơn về cuộc đàn áp, cô Gillis đã hiểu thêm về lý do tại sao nói Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát tâm trí của con người. Ví dụ, có một người bạn kể với cô rằng cô ấy đã nhìn thấy những thi thể được mang ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn sau cuộc thảm sát năm 1989. Nhưng TV lại phủ nhận những gì cô ấy nhìn thấy và tuyên bố rằng mọi thứ đều tốt đẹp. Đến cuối tuần, bạn của cô đã bị thuyết phục rằng những điều cô ấy nhìn thấy là không có thật.

Gillis cho biết khi vẽ các bức tranh này, cô còn nghĩ đến những người tham gia bức hại. Họ cũng là nạn nhân của một hình thức bức hại khác vì nhân tính của họ đã bị hủy hoại. “Tôi vẽ cho nhân loại; cho bạn, và cho con người trong tương lai,” Gillis nói.

Cuộc triển lãm nghệ thuật sẽ mở cửa để đón công chúng tại Metro Hall (số 55 phố John) từ ngày 10 tháng 07 đến 20 tháng 07 và Tòa thị chính từ ngày 21 tháng 07 đến 28 tháng 07.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/11/真善忍美展开幕-佛法启迪人心-294583.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/14/2041.html

Đăng ngày 24-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share