Bài viết của một học viên ở Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 21-06-2014] Tôi muốn chia sẻ với các đồng tu về quá trình giúp tôi có thể tiến bộ hơn trong việc đạt được trạng thái giảm thiểu các tư tưởng và quan niệm của người thường. Tôi vẫn còn một chặng đường dài phải đi nhưng bằng cách cố gắng buông bỏ những tư tưởng mà không có lợi cho bản thân hay những người khác, một cánh cửa đã mở ra để tôi có thể nhận thấy chấp trước của bản thân và đề cao tâm tính của mình.

Tôi đã bắt đầu quá trình đó như thế nào

Khi tôi lo lắng, tôi sẽ mất thăng bằng và rất dễ để các tư tưởng tiêu cực bắt đầu “kéo đến” trong tâm tôi. Tôi cố gắng hết sức để không cấp thêm năng lượng cho các tư tưởng tiêu cực. Bước đầu tiên là nhận ra khi chúng đang hình thành. Khi tôi cảm nhận rằng những quan niệm tiêu cực này đang cố gắng hình thành, ngay lập tức tôi cố gắng lệnh cho chúng rời đi và tôi thấy chúng giải thể ngay trước mắt tôi và rồi chúng biến mất. Tôi nhận ra rằng bằng cách không chú ý gì tới chúng, không cấp thêm cho chúng năng lượng và “không nuôi dưỡng chúng”, chúng sẽ không thể tồn tại và giải thể.

Ban đầu việc này cần phải có ý chí và sự tập trung. Tôi nhớ rằng khi tôi lo lắng về một hạng mục Đại Pháp đang rất gấp gáp. Trong hai tuần những tư tưởng tiêu cực này đã cố gắng hình thành. Tôi biết rằng một khi chúng hình thành, cựu thế lực sẽ lợi dụng và tôi sẽ tạo ra một sơ hở nếu tôi tiếp tục nghĩ về chúng. Tôi có những suy nghĩ tiêu cực rằng mình không đủ tốt, lượng công việc quá nhiều và việc này sẽ gây ra nhiều xáo trộn cho gia đình tôi, v.v…

Tuy nhiên, thay vì để những tư tưởng tiêu cực này thao khống, tôi liên tục học Pháp và luyện công. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp tôi kiên định trong việc loại bỏ những nhân tố phụ diện. Tôi mất hai tuần để hoàn toàn tận diệt được chúng đến độ khiến chúng không thể quay trở lại. Tôi tin rằng khi tâm bạn càng thuần tịnh thì bạn càng phù hợp với Pháp. Loại bỏ những quan niệm của người thường và có được một tâm trí thanh tỉnh là điều mà tôi đã luôn nỗ lực rèn luyện để đạt được trong một thời gian dài. Làm như vậy đã giúp tôi thực hiện được  tốt hơn việc không phán xét người khác hay hoàn cảnh và nó giúp tôi nhìn nhận mọi thứ một cách rõ ràng hơn từ góc độ Pháp lý. Và nó cũng giúp tôi trở thành một người “quan sát” thay vì trở thành người “phán xét” hoặc có những quan niệm hay cảm xúc khi có một tình huống phát sinh.

Sư phụ giảng:

“Dẫu thế nào đi nữa, thì chỉ có kiên trì học Pháp, mới có thể vứt bỏ tâm người thường, mới có thể vứt bỏ chấp trước, từ đó đạt đến bất động trước bất kể điều gì nơi người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)

Trước  tiên tôi chắc chắn rằng nếu có bất kể tư tưởng tiêu cực nào xuất hiện trong tâm tôi, tôi sẽ quan sát chúng giải thể ngay trước mắt tôi hay giải thế chúng và rồi chúng sẽ phải biến mất. Nếu chúng thực sự mạnh, tôi sẽ thay thế những tư tưởng đó bằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo” hay những câu đơn giản khác từ Pháp. Trong một thời gian tôi đã đạt đến độ mà các tư tưởng tiêu cực đều không thể hình thành. Việc này đòi hỏi một nỗ lực không ngừng nghỉ nhưng đồng thời tôi cũng phải buông bỏ cả phần con người của mình. Sau đó tôi tập trung vào việc buông bỏ những tư tưởng người thường mà không hẳn là tiêu cực nhưng là những suy nghĩ vẩn vơ hay là những tạp niệm. Đó cũng là cả một quá trình và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Chúng ta đã bị ngấm những tạp niệm mà được tạo nên bởi những quan niệm của chúng ta.

Giờ đây khi tôi chứng kiến một sự việc nào đó, tôi cố gắng để không phán xét hay phân tích mà chỉ quan sát. Nếu lúc đó tôi không nghĩ đến bất kể điều gì mà một tư tưởng xấu xuất hiện trong tâm tôi, tôi hiểu rằng đó không phải là tôi…đó là nghiệp tư tưởng đang can nhiễu đến tôi. Tôi cũng hướng nội xem chấp trước ẩn sâu trong đó là gì.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện trên cao tầng hoàn toàn không có hoạt động ý niệm; bởi vì chư vị ở nơi người thường gây cơ sở trên tầng này, bộ cơ sở ấy đã được lập xong. Đến tu luyện tại cao tầng, đặc biệt là công pháp của chúng tôi [nó] là tự động, hoàn toàn là tu luyện tự động.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng:

Đệ tử: Ý nghĩa tồn tại cuối cùng của sinh mệnh là gì?

“Chư vị có biết rằng khi chư vị nói ra lời thì những quan niệm hình thành lúc hậu thiên, quan niệm hình thành trong các thời kỳ khác nhau và nghiệp lực tư tưởng tạp nham ở bên trong đang khởi tác dụng không? Tư tưởng con người sẽ vĩnh viễn không thuần tịnh. Có những thứ có thể phản ánh tới chư vị đây [và] chư vị biết, có những thứ không phản ánh tới chư vị đây [và] chư vị không biết; kỳ thực có những người mà đã phản ánh ra rồi mà họ còn không biết.  Cho nên nhân tố bên trong lời của một cá nhân nói ra, bên trong bao hàm rất nhiều những thứ phức tạp. Đối với con người mà nói thì những lời Thần giảng ra là tuyệt đối thuần tịnh. Chư vị nói rằng chư vị từ bi, kỳ thực từ bi của chư vị pha lẫn rất nhiều thành phần quan niệm của con người hình thành tại các thời kỳ khác nhau ở bên trong. Bởi vì tư duy của chư vị chính là tư tưởng của con người chư vị, trong tư tưởng của chư vị thứ gì cũng có, bên trong tư tưởng mà tư duy chư vị phát xuất ra thì cái gì cũng có. Tu luyện chính là tu bỏ tất cả những thứ không thuần tịnh, tất cả những chỗ yếu kém của chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc 1999)

Lợi ích từ việc xả bỏ những tư tưởng người thường

Tôi không còn nhiều tư tưởng bất thuần nổi lên trong khi luyện tĩnh công và tâm tôi trở nên thanh tịnh hơn. Những tư tưởng người thường vẫn nổi lên nhưng không nhiều.

Khi phát chính niệm tôi có thể tập trung hơn và lâu hơn. Tôi vẫn phải nỗ lực cố gắng nhưng tư tưởng người thường của tôi đã ít hơn rất nhiều.

Tâm trí tôi dường như ngày càng trở nên thanh tỉnh hơn và việc học Pháp của tôi đã được cải thiện một cách đáng kể. Tôi không có trí nhớ tốt. Tôi đã thử một kỹ thuật khác mà có hiệu quả tốt hơn đối với tôi. Tôi đọc Chuyển Pháp Luân rất rất chậm. Thực tế, trong một tiếng tôi chỉ đọc được khoảng ba trang. Tôi đọc đi đọc lại mỗi đoạn cho đến khi nó chạm đến nhiều tầng sinh mệnh của tôi. Điều này thật sự giúp Pháp thấm sâu vào tâm trí tôi. Từ khi bắt đầu làm như vậy, tôi cảm thấy rằng sự hiểu biết và thể ngộ của tôi đã được cải thiện. Tôi cảm thấy lúc trước tôi không tiến bộ được nhiều nhưng dần dần tôi đã được đề cao hơn rất nhiều.

Bằng việc loại bỏ những tư tưởng người thường, dường như một cánh cửa đã được mở ra để dung nạp và hiểu thấu Pháp lý. Việc đứng ngoài làm người quan sát và không hình thành định kiến từ quan niệm đã giúp giảm trừ tạp niệm, từ đó tập trung hơn vào việc giữ vững ngôn hành theo Pháp. Tôi cảm thấy rằng tâm tôi đã rộng mở mà tâm từ bi cũng sâu sắc hơn. Tất cả đều là nhờ có Sư phụ.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn mới nhất của Ngài: “kỳ thực cái tâm nào cũng là chấp trước.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới)

Từ tận đáy lòng mình tôi vô cùng biết ơn Sư phụ bởi sự dẫn dắt và kiên trì giúp đỡ của Ngài. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề rất nghiêm túc trong tu luyện.

Tôi muốn kết lại bằng một đoạn mà tôi thích học thuộc,“Đạo Trung” (Hồng Ngâm)

Đạo Trung

Tâm bất tại yên – Dữ thế vô tranh.
Thị nhi bất kiến – Bất mê bất hoặc.
Thính nhi bất văn – Nan loạn kỳ tâm.
Thực nhi bất vị – Khẩu đoạn chấp trước.
Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo trung.
Tĩnh nhi bất tư – Huyền diệu khả kiến.

Tạm dịch:
Đạo Trung
Tâm không để đây — Không tranh với đời.
Nhìn mà chẳng thấy — Không mê không hoặc.
Nghe mà chẳng theo — Tâm đâu rối loạn.
Ăn chẳng theo vị — Miệng dứt chấp trước.
Làm mà chẳng cầu — Luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng nghĩ — Thấy được huyền diệu.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/21/1734.html

Đăng ngày 18-07-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share