Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 12-06-2014]

Tôi xin được bắt đầu bằng một câu chuyện:

Vào thời kỳ Xuân Thu, Tấn Văn Công đã trở thành vua Tấn sau 19 năm lưu vong gian khổ. Ông đã ban thưởng cho những người giúp đỡ và ở bên cạnh ông trong lúc khó khăn. Công trạng cao nhất thuộc về những người đã theo ông lưu vong. Xếp hạng hai là những người đã giúp đỡ ông và thứ ba là những người đón chào ông trở về. Chỉ dụ cũng nêu rõ: “Nếu ai bị bỏ qua, xin hãy thông báo”.

Giới Tử Thôi, một người trung thành với công tước đã không đi lĩnh thưởng mặc dù ông đã luôn ở bên cạnh hoàng tử, và ông thậm chí đã cắt thịt từ chân mình để nấu súp cho hoàng tử ăn khi lương thực khan hiếm trong những ngày khó khăn đó. Khi mọi người hỏi ông tại sao ông từ chối lĩnh thưởng, ông nói: “Tấn Hiến Công có 9 người con trai, và hoàng tử Tấn Văn Công là người có năng lực nhất. Ông trở thành người cai trị là thuận theo Thiên ý. Tuy nhiên, một số người nhầm tưởng rằng đó là kết quả của tài năng và công đức của họ”.

“Một người bị gọi là kẻ trộm nếu anh ta trộm thứ gì đó của người khác. Đối với tôi, thậm chí thật là xấu hổ khi nhận thưởng từ Tấn Hầu, vì điều đó không khác gì nhận công trạng  từ những gì người khác làm. Làm sao tôi có thể hưởng công trạng cho những gì là Thiên ý? Tôi thà khổ sở suốt cả cuộc đời còn lại của mình hơn là đi đòi lĩnh thưởng.” Sau đó, Giới Tử Thôi đã đưa mẹ đi theo mình và sống ẩn dật trên một ngọn núi.

Giới Tử Thôi được tôn trọng không chỉ vì sự trung thành của mình, mà quan trọng hơn là vì đức tin của ông vào Thiên thượng.

Mọi thứ diễn ra trong thế gian đều là theo Thiên ý

Là người tu luyện, chúng ta thậm chí phải biết rõ ràng hơn về nguyên lý “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Mọi thứ chúng ta có được trong tu luyện đến từ Pháp và từ lòng từ bi vô hạn của Sư phụ tôn kính của chúng ta. Các học viên Đại Pháp đã tham gia vào nhiều hạng mục chứng thực Pháp khác nhau, và khi chúng ta làm tốt, chúng ta có khuynh hướng phát triển tâm đố kỵ và tâm hiển thị. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được Sư phụ đã ban cho chúng ta bao nhiêu thứ và lặng lẽ bảo vệ chúng ta như thế nào. Do đó chúng ta nên luôn luôn khiêm tốn biết ơn và không bao giờ nên kể công vì những gì mà người khác làm – chúng ta không bao giờ được coi uy lực vĩ đại của Sư phụ và Pháp như là khả năng của bản thân chúng ta.

Tôi nhận thấy một số nhân tâm trong các đồng tu và sau khi chia sẻ với mọi người về vấn đề “kể công về những gì người khác đã làm”, tôi nhận ra rằng không phải ngẫu nhiên mà tôi được nghe và thấy những nhân tâm này. Cũng có chỗ mà tôi cần phải tiếp tục ngộ ra và tu chính bản thân mình.

Có nhiều bài chia sẻ đăng trên trang Minh Huệ về vấn đề này; tôi vẫn cảm thấy rằng chúng ta chưa có được sự hiểu biết rõ ràng về điều đó.

Thông qua học Pháp và đọc các bài chia sẻ, tôi đã hiểu được rằng con người do Thần tạo nên,cũng vốn là đấng kiểm soát mọi thứ trong thế giới con người. Chỉ khi những gì chúng ta làm phù hợp với Thiên ý, chúng ta mới được ban năng lực và trí huệ và các Thần sẽ giúp chúng ta thành công. Nếu một người đi ngược lại với Thiên ý, người đó cuối cùng sẽ thất bại. Cổ nhân có câu: Hành sự tại Nhân, thành sự tại Thiên.

Vì tất cả những thành công của con người phụ thuộc vào Thiên Ý, bất kỳ sự kiêu ngạo hay tự ca ngợi chính mình không gì hơn là kể công vì những gì do người khác làm. Đó chính là đã đặt bản thân cao hơn Thiên ý và chứng thực bản thân chứ không phải chứng thực Đại Pháp.

Biểu hiện của việc kể công về những gì người khác làm

Khoe khoang về những gì mình đã làm cho Đại Pháp hoặc cho các đồng tu, một cách cố ý hay vô thức, thực sự là rất nguy hiểm.

Một trở ngại lớn vẫn ngăn cản chúng ta hình thành nên chỉnh thể chính là nhân tâm chứng thực bản thân, và vì chúng ta không thể buông bỏ tự ngã, chúng ta phân biệt đối xử với nhau.

Dưới đây là một số các chấp trước của chính bản thân tôi và những gì tôi đã nhận thấy trong các đồng tu:

1. Lưu giữ các bài chia sẻ do tôi viết hoặc hiệu đính đã được đăng, với suy nghĩ rằng những bài chia sẻ này do tôi viết hoặc tôi hiệu đính, và do đó tôi đóng vai trò quan trọng. Lưu giữ danh sách những người tôi đã giúp thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, nghĩ rằng tôi đã giúp họ, do đó họ đã được cứu bởi tôi.

2. Thường xuyên nói cho người khác về những việc tôi đã làm cho Đại Pháp và cho các đồng tu, hoặc những hạng mục do tôi khởi xướng, hoặc những đồng tu ở khu vực nào đã được tôi giúp đỡ.

3. Khi tôi thấy rằng các đồng tu đang tinh tấn và có trạng thái tu luyện tốt hơn, tôi nghĩ rằng đó là vì họ thường học Pháp với tôi và chia sẻ cùng tôi. Khi mọi việc không diễn ra thuận lợi và xảy ra sự cố, tôi sẽ nghĩ đó là vì họ không nghe lời tôi và không biết cách hướng nội, hoặc “họ là những người không có liên quan nhiều tới tôi.”

4. Đặt bản thân tôi cao hơn người khác. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng tôi là người đang chỉ đạo họ và tôi đã giúp họ tiến bộ; tôi đã giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc học Pháp và biết cách hướng nội v.v… Tôi thường nghe những điều như là vì có tôi mà khu vực của chúng tôi và các học viên trong khu vực chúng tôi đã đạt được điều này điều khác, và nếu mà không vì có tôi….

Khi các đồng tu chỉ ra các vấn đề của tôi, tôi đã cố gắng che đậy chúng và nói: Không phải như bạn nghĩ đâu. Bạn không biết tình hình là thế này…

Trên thực tế, khi các đồng tu khen tôi với cái tâm của người thường, đó là lời cảnh báo và chúng ta phải chính lại những gì không đúng đắn trong mỗi chúng ta. Nhưng thường tôi không nhận ra điều đó và thay vào đó cảm thấy khá hài lòng…

5. Khi tôi nhìn thấy việc chứng thực bản thân của các học viên, tôi không phát hiện được ra tâm đó ở chính mình và hướng nội mà đôi khi tôi lại thuận theo đó. Khi một số học viên bắt đầu ngưỡng mộ và trở nên phụ thuộc vào một ai đó, tôi cũng nghĩ rằng anh ấy thật sự có thể khiến chúng tôi tiến bộ, và chính người đó là người đã giúp chúng tôi giải quyết vấn đề căn bản; chính người đó là người đã giúp chúng tôi thay đổi…

Trên thực tế, mọi thứ đã được Sư phụ và Pháp an bài một cách cẩn thận. Cá nhân mỗi học viên chỉ là một người tu luyện và người đó cũng có các chấp trước con người vẫn chưa buông bỏ. Cách chúng ta cư xử với họ sẽ chỉ phóng đại chấp trước của họ hoặc thậm chí đẩy họ đến chỗ nguy hiểm.

6. Chúng ta cần phải thanh tỉnh trong từng niệm. Ví dụ, khi tôi nghe một ai đó nói: “Sau khi tôi tới đó, tất cả họ đã thay đổi (theo hướng tốt hơn)”, tôi nghĩ: Làm sao mà họ thay đổi vì bạn được? Tôi biết rằng một học viên tới đó nhiều lần và một học viên khác cũng đã rất nỗ lực cố gắng. Ngoài ra, chính do nỗ lực và sự kiên định của họ, cũng như sự hỗ trợ chính niệm của chỉnh thể đã khiến họ thay đổi. Làm thế nào mà nó có thể chỉ phụ thuộc vào uy đức của mình bạn được?

Trước đây, tôi không nhận ra niệm này là sai, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng tôi cũng đã bị dính mắc bởi tâm cố gắng tìm ra ai là người “kể công về những gì do người khác làm” và “ai đúng ai sai”, và tôi đã không thể thấy được rằng sự tiến bộ của chúng ta là nhờ có Sư phụ và Pháp. Mọi thứ chúng ta có đều do Sư phụ và Pháp mang lại, và nếu không phải là nhờ Sư phụ và Pháp, chúng ta hẳn sẽ không có bất cứ thứ gì, thậm chí cả cuộc sống của chúng ta. Làm sao mà chúng ta có thể nói về “uy đức” của bản thân mình được?

Buông bỏ nhân tâm      

Chúng ta nợ ân Sư phụ và uy đức của Đại Pháp. Cho dù chúng ta làm tốt đến đâu, chúng ta cũng chỉ làm những gì chúng ta nên làm. Nói cách khác: Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm tốt, và nếu chúng ta không thể làm tốt, có nghĩa là chúng ta đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thỉnh thoảng, khi chúng ta không thể buông bỏ chấp trước con người, chúng ta có thể gây nên những can nhiễu nhất định và ảnh hưởng tới chỉnh thể các học viên và mang đến nhiều phiền toái cho Sư phụ. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ bất cứ khi nào tôi nghĩ tới điều này. Hiện nay tôi chỉ muốn tận dụng tốt thời gian để tu luyện vững vàng và không bao giờ còn dám đề cao bản thân.

Chúng ta phải khiêm tốn và kiên định làm tốt những gì chúng ta nên làm, cảnh giác và liên tục tu chính những suy nghĩ và việc làm của chúng ta, luôn luôn đặt Sư phụ và Pháp ở vị trí thứ nhất và thực sự kính Sư kính Pháp. Đây cũng là nhiệm vụ của chúng ta với tư cách là người tu luyện Đại Pháp.

Xin vui lòng chỉ ra những gì chưa phù hợp trong bài chia sẻ này.


Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/21/1730.html

Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/10/谈“贪天之功”的人心和一些具体表现-293053.html

Đăng ngày 08-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share