Bài viết của Ngũ Tân

[MINH HUỆ 29-11-2013] Việc đưa tin gần đây về vụ nổ đường ống dẫn dầu ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông của phương tiện truyền thông do Trung Cộng kiểm soát là một ví dụ về cách mà các thảm họa được báo cáo tại Trung Quốc: thông tin bị kiểm soát chặt chẽ, số lượng thương vong được chỉ định, chối đẩy trách nhiệm, và cuối cùng, hướng sự chú ý đến việc hát lên lời ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Việc vỡ một ống dẫn dầu ở Thanh Đảo vào ngày 22 tháng 11 năm 2013 gây nên một vụ tràn dầu và gây ra một vụ nổ, vụ tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử của Sinopec (Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc). Vụ nổ đã xé nát các con đường, lật xe hơi và gây ra một đám cháy dữ dội. 55 người đã chết theo báo cáo chính thức của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, theo truyền thông Hồng Kông, con số tử vong ước tính hơn 100.

Chính quyền đã can thiệp để giám sát truyền thông xã hội nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin trái phép và các cuộc gọi điều tra, và để giảm sự bùng nổ các báo cáo tin tức. Câu chuyện được lên kịch bản chặt chẽ, phương tiện truyền thông được nhắc nhở để giảm nhẹ tình tiết và để “báo cáo sự việc chặt chẽ theo đúng bản sao của Tân Hoa Xã.”

Phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo việc sơ tán nhanh chóng 18.000 dân cư và phản ứng của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, người kêu gọi quan chức địa phương “không tiếc công sức để giải cứu người bị thương” và cải thiện an toàn. “Ca ngợi Đảng vì sự lãnh đạo tuyệt vời” nhanh chóng thay thế cho chủ đề ban đầu của một tai họa bi thảm.

Những lời bình giận dữ tràn ngập trên Internet

Như các blogger Internet chỉ ra, ĐCSTQ lại “biến một bi kịch thành hài kịch” và “chuyển đám tang thành các lễ kỷ niệm.”

Ngô Nhạn đã viết trên blog của mình ở Sina.com, vốn có hơn 5 triệu người theo dõi: “Chúng tôi không muốn nghe ai đã đến hiện trường vụ nổ đầu tiên, công việc giải cứu thể hiện tình yêu phổ cập như thế nào, hay các lính cứu hỏa đã liều mình ra sao. Chúng tôi muốn nghe nguyên nhân vụ tai nạn, con số thương vong thật sự, và ai là người chịu trách nhiệm.”

Những người khác đã đưa ra lời bình luận châm biếm theo khía cạnh của lời tuyên truyền: “Thảm họa nhân tạo này đã trở thành một cơ hội để ca ngợi ĐCSTQ. Đây chẳng phải là một ‘sức mạnh ma thuật’ của ‘phong cách Trung Quốc đặc biệt’ về việc báo cáo thảm họa sao? Những báo cáo đặc biệt chẳng phải nói với chúng ta là ‘Người dân Thanh Đảo chào đón thảm họa’ và ‘Vụ nổ thật tuyệt vời’ sao?”

Zuoyeben (“Sách bài tập”), một blogger nổi tiếng, đã đăng chỉ trích của mình vào ngày 22 tháng 11 rằng: “Đây không phải là động đất hay lũ lụt. Thanh Đảo không phải là một khu vực thảm họa. Đừng làm cho chúng tôi hiểu lầm rằng vụ nổ là một thảm họa tự nhiên! Nó là một thảm họa nhân tạo. Làm sao chúng ta có thể không khóc? Đừng lừa dối chúng tôi vào bảo chúng tôi hãy ‘mạnh mẽ’ lên.”

Tuyên truyền che dấu các vấn đề thực sự

Như thường lệ, phản ứng đầu tiên của chính quyền là hạn chế tiếp cận thông tin. Ban Tuyên truyền ĐCSTQ đã chỉ đạo truyền thông quản lý chặt chẽ thông tin và nội dung trong các báo cáo của họ. Truyền thông nhận lệnh không gửi các phóng viên đến hiện trường và chỉ sử dụng “thông tin thẩm quyền do ban xử lý tai nạn ban hành. ”

Các chỉ thị nói thêm rằng truyền thông tránh việc phân tích nguyên nhân vụ nổ hay phỏng đoán người chịu trách nhiệm tai nạn. Truyền thông cũng bị cấm in các thông tin tổng quan hay cơ bản về những tai nạn trước đó.

Vụ thảm họa đã phơi bày hàng loạt vấn đề, bao gồm việc thiết kế nghèo nàn về ống dẫn và mạng lưới thoát nước, sự cẩu thả của các quan chức về vấn đề an toàn, tính bảo dưỡng kém về đường ống, cũng như thất bại của các cơ quan trong việc sơ tán người dân sau khi họ phát hiện vụ rò rỉ nhiều giờ trước khi xảy ra vụ nổ. Sự nổi giận đã bùng lên sau khi có tiết lộ rằng chính quyền đã làm rất ít để cảnh báo người dân dù họ có bảy tiếng để phản ứng.

ĐCSTQ chịu trách nhiệm cho vô số thảm họa

Đằng sau tuyên truyền là ĐCSTQ, vốn đang nỗ lực để duy trì quyền lực, là nguyên nhân thực sự của nhiều thảm họa ở Trung Quốc.

Theo Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản, tổng cộng 80 triệu người Trung Quốc đã chết trong các phong trào chính trị của Mao. Làn sóng của những phong trào chính trị nhắm vào những nhóm người khác nhau, bao gồm trí thức, địa chủ, tư bản, phản cách mạng, giáo viên và tín đồ tôn giáo. ĐCSTQ miêu tả những phong trào mà đã tiêu diệt toàn bộ các nhóm người của nó là “hết chiến thắng này đến chiến thắng khác.”

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999. Khi Pháp Luân Công không bị tiêu diệt trong vòng 3 tháng như dự tính của Giang, cuộc bức hại đã leo thang.

Hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã mất mạng do cuộc đàn áp của nhà nước. Tội ác kinh khủng nhất của ĐCSTQ đã bị phơi bày vào năm 2006, khi các nhân chứng đã rời khỏi Trung Quốc làm chứng rằng những học viên Pháp Luân Công còn sống bị giam tại Trung Quốc đã bị giết để lấy nội tạng.

Những cuộc điều tra độc lập bởi hai luật sư nhân quyền là David Kilgour và David Matas đã kết luận rằng cáo buộc là có thật. Thế giới đã bị sốc bởi “sự độc ác chưa từng có trên trái đất” này.

Những phủ nhận của ĐCSTQ ngày càng trở nên yếu hơn khi càng có nhiều bằng chứng về tội ác của nó xuất hiện. Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết vào ngày 12 tháng 12 năm 2013 lên án nạn cưỡng bức mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Nghị quyết cũng kêu gọi châu Âu thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch về cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Vào thời điểm này ĐCSTQ không còn dễ dàng trốn tránh trách nhiệm được nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/29/中共从骨子里把中国人的灾难当自己的喜事-283265.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/29/143848.html

Đăng ngày: 24-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share